Định hướng, mục tiêu và bối cảnh phát triển hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở nước ta trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh phát triển hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 141 - 144)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ

CHƯƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH

5.1. Định hướng, mục tiêu và bối cảnh phát triển hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở nước ta trong thời gian tới

5.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của HTXDVNN

Đi cùng với xu thế phát triển hoạt động kinh doanh của HTX theo các quốc gia khác, xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh của các HTX tại Việt Nam thời kì này là nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của các HTXDVNN hiện có theo hướng mở rộng phạm vi hoạt động, mở rộng quy mô dịch vụ cho kinh tế hộ và liên kết kinh tế với các thành phần hoặc tổ chức kinh tế khác nhằm mục đích tăng doanh thu, lợi nhuận và lợi ích của thành viên. Đồng thời, các HTXDVNN cần áp dụng KHKT, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, tiến tới việc cơ giới hoá và số hóa trong nông nghiệp.

Về hình thức phát triển hoạt động kinh doanh của HTXDVNN, từ thực trạng cho thấy hoạt động của các HTXDVNN hiện nay chủ yếu đang tồn tại và phát triển theo 2 hướng khác nhau:

Thứ nhất, HTXDVNN kinh doanh đơn thuần dịch vụ nông nghiệp cho kinh tế hộ thành viên, bao gồm thủy nông, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, cung ứng vật tư nông nghiệp, làm đất, khuyến nông. Nói chung, các HTXDVNN loại này không làm chức năng quản lý, điều hành sản xuất của hộ nông dân kể cả trồng trọt và chăn nuôi.

Do phạm vi hoạt động dịch vụ hẹp, một số yếu tố đầu ra và đầu vào bị hạn chế, nhu cầu dịch vụ của thành viên không lớn và không ổn định do quy mô ruộng đất của nông hộ ít, lao động dư thừa nhiều nên doanh thu dịch vụ của các HTX vừa thấp lại không ổn định.

Thứ hai: HTXDVNN kinh doanh tổng hợp với nội dung hoạt động bao gồm các hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ nông thôn nói chung và một số hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản. Mô hình này đã khắc phục được những hạn chế của hình thức dịch vụ đơn thuần, mở rộng phạm vi dịch vụ cho cả các hộ phi nông nghiệp ở nông thôn và một số hoạt động sản

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

125

xuất. Do vậy, nội dung hoạt động phong phú, lao động HTX có nhiều việc làm, doanh thu của HTX và thu nhập của thành viên cao và ổn định hơn.

Do những hạn chế của loại hình kinh doanh đơn thuần dịch vụ nông nghiệp, nên hiện tại các HTXDVNN hướng tới phát triển hoạt động kinh doanh theo mô hình kinh doanh tổng hợp, đó cũng chính là xu hướng phát triển của HTXDVNN ở nước ta và các vùng phát triển nông nghiệp của một số quốc gia trên thế giới.

5.1.2. Mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh của HTXDVNN

Phát triển hoạt động kinh doanh của HTXDVNN vừa đảm bảo phát triển hoạt động kinh doanh thuận lợi cho HTX và vừa đem lại lợi ích cho thành viên, xã hội.

Đồng thời, mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh của các HTXDVNN là khắc phục những yếu kém tồn tại, góp phần thay đổi nền nông nghiệp nước nhà theo hướng phát triển hoạt động kinh doanh với nhiều cải tiến hơn so với bản chất nông nghiệp đơn thuần như thời kì trước.

Phát triển hoạt động kinh doanh của HTXDVNN phải bám sát các nguyên tắc cơ bản của HTX, các quy định của Luật HTX năm 2012 và các luật khác có liên quan.

Đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng tính cạnh tranh của HTX trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Phát triển hoạt động kinh doanh của các HTXDVNN nên gắn với việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

5.1.3. Bối cảnh phát triển hoạt động kinh doanh của HTXDVNN

Bối cảnh trong nước: Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể khẳng định vai trò, vị trí quan trọng nòng cốt của kinh tế HTX trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Luật Hợp tác xã năm 2012 đã tạo hành lang pháp lý khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển hoạt động SXKD của HTXDVNN. Theo đó, các quy định của Luật phù hợp với điều kiện phát triển HTX tại Việt Nam và tương đồng với quy định về HTX của Liên minh HTX quốc tế. Nhiều chính sáchđượcban hành, tạo động lực cho HTX phát triển, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế đất nước, hơn nữa các HTXDVNN được hưởng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta tiềm ẩn nhiều rủi ro; nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu của nền kinh tế còn lớn. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

126

hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu; các nguồn tài nguyên ngày càng suy giảm, thiên tai, dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, Việt Nam đang tham gia ngày càng sâu rộng vào tiến trình Toàn cầu hóa và Hội nhập kinh tế quốc tế với các cam kết mở thị trường về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư theo các hiệp định Mậu dịch tự do song phương, khu vực.

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo những hiệp định Mậu dịch tự do, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra cho nước ta nhiều cơ hội cũng như thách thức.

Bối cảnh thế giới: Hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chung của khu vực và thế giới. Sau thời gian suy thoái do ảnh hưởng của dịch bệnh và chiến tranh thương mại, tình hình kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi. Tuy nhiên, một số khu vực trên thế giới xảy ra bất ổn về chính trị, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ gia tăng, chiến tranh thương mại, biến đổi khí hậu và môi trường bị tàn phá. Ở trong nước, với sự hội nhập kinh tế toàn diện, thu hút mạnh các dòng vốn FDI, Chính phủ vẫn kiên trì với mục tiêu tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng, tiêu thụ sản phẩm an toàn, chất lượng của người dân ngày càng được nâng lên. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa và cạnh tranh gay gắt, xu hướng chung của thế giới hướng đến sử dụng hàng hóa an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao, đặc biệt là hàng nông sản hữu cơ, đòi hỏi các HTX phải thích ứng với thị trường bằng những sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Thương mại điện tử được xem như một trong những giải pháp hiệu quả, bền vững để các HTX nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường. Biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội đồng thời cũng là thách thức lớn cho các HTX, đòi hỏi các HTX phải năng động, sáng tạo, nắm bắt thông tin, tiếp cận khoa học, công nghệ tiên tiến để áp dụng vào sản xuất, phù hợp với thực tế Việt Nam.

Tóm lại, bối cảnh trong nước và thế giới đã mở ra cho nước ta nói chung và các HTXDVNN nói riêng nhiều cơ hội và thách thức, cụ thể: Được học hỏi, cọ sát và nâng cao năng lực; tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý mới;ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm tối ưu hóa nguồn lực, giảm chi phí, phát triển sản xuất, kinh doanh và tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, nâng cao năng suất của HTX; thị trường xuất khẩu rộng mở, đặc biệt là xuất khẩu nông sản và nông sản chế biến. Bên cạnh đó, các HTXDVNN sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức: Cạnh tranh hàng hóa sẽ diễn ra rất gay gắt, cả thị trường trong nước và quốc tế;

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

127

hội nhập kinh tế quốc tế sẽ gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, do vậy, nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường quốc tế như các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hay nạn khủng bố. Ngoài ra, trước sự phát triển không ngừng của đời sống và yêu cầu ngày càng cao về sản phẩm an toàn, chất lượng; các HTXDVNN phải đối mặt và giải quyết có hiệu quả vấn đề về chất lượng và cạnh tranh. Hiện nay, sản phẩm nông nghiệp của các HTXDVNN vẫn sản xuất nhỏ lẻ nên khâu kiểm soát sau thu hoạch còn yếu, thông tin về thị trường không cập nhật, chưa đáp ứng các tiêu chuẩn để xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh phát triển hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 141 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(217 trang)