PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ
3.2.1.1. Nghiên cứu định tính
Mục đích của việc thực hiện nghiên cứu này là để khám phá, điều chỉnh, bổ sung các nhân tố cho mô hình nghiên cứu đề xuất và xây dựng thang đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động kinh doanh của các HTXDVNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên cho phù hợp.
Quá trình tổng hợp lý thuyết cũng như kết quả của các nghiên cứu đi trước về phát triển hoạt động kinh doanh của HTXDVNN và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động kinh doanh của HTXDVNN trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động kinh doanh của HTXNN nói chung và HTXDVNN nói riêng khá đa dạng. Do vậy, để tránh những nhận định mang tính chủ quan, nghiên cứu này đã tiến hành thảo luận với các chuyên gia nhằm: xác định nhân tố có ảnh hưởng đến phát triển hoạt động kinh doanh của các HTXDVNN tỉnh Phú Yên; xây dựng thang đo cho các thành phần của mô hình nghiên cứu. Đây là phương pháp khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có kinh nghiệm và trình độ để họ xem xét, nhận định một vấn đề để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề đó.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
64
Theo Maxwell (2005) [80], do đặc thù của nghiên cứu sơ bộ định tính để khám phá các nhân tố theo chiều sâu của vấn đề nghiên cứu, kích thước mẫu của nghiên cứu này có thể rất nhỏ (1 chuyên gia) hoặc lớn hơn (từ 10 chuyên gia trở lên). Trong đó, Maxwell (2005) nhấn mạnh rằng việc lựa chọn này cần chú ý tới các đối tượng có khả năng phân tích chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu. Nhóm chuyên gia trong nghiên cứu này là những cán bộ quản lý trong các cơ quan Nhà nước và nhà quản lý HTXDVNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên, những người am hiểu về hoạt động của HTXDVNN do đó họ có kinh nghiệm để đưa ra các ý kiến có liên quan đến các nhân tố tác động đến phát triển hoạt động kinh doanh của HTXDVNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Trong nghiên cứu này, bảng phỏng vấn các chuyên gia được thiết kế (phụ lục 05) để thảo luận tay đôi với 10 chuyên gia. Danh sách các chuyên gia phỏng vấn được công khai ở phụ lục 03. Thời gian tiến hành thảo luận được thực hiện vào tháng 01 năm 2021 và 10 chuyên gia được mời đến thảo luận nhằm xem xét, đưa ý kiến về mô hình nghiên cứu và các thang đo được sử dụng trong mô hình nghiên cứu đề xuất.
Phương pháp Delphi cũng được tác giả sử dụng để thảo luận đưa ra các ý kiến thống nhất có liên quan đến nghiên cứu.
Đối với bước nghiên cứu sơ bộ để điều chỉnh thang đo, tác giả đã đưa ra bảng câu hỏi với các biến quan sát được đề xuất để lấy ý kiến của các chuyên gia về nội dung sao cho phù hợp với thực tiễn phát triển hoạt động kinh doanh của HTXDVNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính đã thảo luận 29 câu hỏi của 6 thang đo, gồm: Thang đo “Sự cam kết duy trì của thành viên HTX” (5 câu hỏi), thang đo “Năng lực quản lý của lãnh đạo HTX” (4 câu hỏi), thang đo “Khả năng tiếp cận tài chính của HTX” (4 câu hỏi), thang đo “Chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương” (6 câu hỏi), thang đo “Quy mô của HTX”
(4 câu hỏi), thang đo “Phát triển hoạt động kinh doanh của HTX” (6 câu hỏi). Các câu hỏi này sau khi được thảo luận thì tiếp tục thực hiện phỏng vấn chuyên sâu để thực hiện lấy nhận xét của chuyên gia về tính rõ ràng, dễ hiểu của các câu hỏi để tiếp tục điều chỉnh.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
65 3.2.1 2. Nghiên cứu sơ bộ định lượng
Mục đích chính của nghiên cứu sơ bộ định lượng là để phát hiện và khắc phục các lỗi có thể có trong thiết kế bảng câu hỏi trước khi tiến hành khảo sát chính thức và thường để điều chỉnh và sửa đổi các câu hỏi nhằm giúp đảm bảo độ tin cậy và giá trị của các thang đo. Ngoài ra, nghiên cứu sơ bộ định lượng còn được sử dụng để ước tính tỷ lệ hồi đáp cho các phiếu khảo sát và xác định cỡ mẫu của nghiên cứu chính. Do đó, nghiên cứu sơ bộ định lượng được công nhận rộng rãi như là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của công cụ khảo sát (Calder, Philips và Tybout, 1981) [41].
Green, Tull và Albaum (1988) cho rằng đối tượng trong nghiên cứu sơ bộ càng giống mẫu chính thức càng tốt [63]. Đối tượng điều tra trong nghiên cứu sơ bộ định lượng của nghiên cứu này là các cán bộ quản lý của các HTXDVNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện cũng thường được sử dụng để tạo ra một mẫu cho nghiên cứu sơ bộ với một kích thước mẫu đề nghị từ 12 đến 30 hoặc từ 25 đến 100 (Green, Tull & Albaum, 1988) [63]. Chọn mẫu thuận tiện là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà người điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí. Như vậy, phương pháp lấy mẫu thuận tiện là phù hợp với mục tiêu lấy mẫu cho phần nghiên cứu sơ bộ của luận án này. Trong nghiên cứu sơ bộ định lượng để đảm bảo đáp ứng yêu cầu xử lý của phần mềm SPSS 20.0 tác giả thực hiện 45 phiếu khảo sát được gửi trực tiếp đến các cán bộ quản lý HTXDVNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong tháng 01 năm 2021 (n=45). Bảng câu hỏi được sử dụng cho bước nghiên cứu này là bảng câu hỏi đã được chỉnh sửa theo ý kiến của các chuyên gia sau quá trình phỏng vấn chuyên sâu. Dữ liệu khảo sát thu thập được tại bước này được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 để xác định hệ số tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế