Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh phát triển hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 86 - 89)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.3. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này thực hiện nghiên cứu phát triển hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động kinh doanh của HTXDVNN tỉnh Phú Yên thông qua các bước sau:

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

70

(Nguồn: Tác giả thiết kế) Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu của luận án

Quy trình nghiên cứu chia làm 2 giai đoạn, gồm 07 bước như sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn nghiên cứu định tính

Giai đoạn này bao gồm các bước được thể hiện ở hình 3.2. Đầu tiên là xác định vấn đề và lý do nghiên cứu, sau đó đi xác định mục tiêu, đối tượng và câu hỏi nghiên cứu. Tiếp đến, tác giả tiến hành lược khảo lý thuyết và các nghiên cứu liên quan để đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Bước cuối cùng của giai đoạn này là thiết kế bảng câu hỏi.

Xác định vấn đề, lý do nghiên cứu

Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu Xác định mục tiêu, đối tượng và câu hỏi

nghiên cứu

Lược khảo lý thuyết và các nghiên cứu liên quan

Thiết kế bảng câu hỏi

Thu thập và kiểm tra dữ liệu

Phân tích dữ liệu

Khẳng định mô hình và các giả thuyết

Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tínhGiai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng

Thảo luận kết quả và đề xuất giải pháp

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

71

Phương pháp nghiên cứu định tính được tác giả sử dụng để tổng lược và hệ thống hóa các khái niệm, các biến số cũng như so sánh đánh giá các mô hình nghiên cứu đi trước làm cơ sở cho việc thiết kế xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu phát triển hoạt động kinh doanh của HTXDVNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên vận dụng trong nghiên cứu này. Trong giai đoạn này, phương pháp thảo luận trực tiếp cùng các chuyên gia được chú trọng. Tuy nhiên, sau khi tổng lược các nghiên cứu liên quan về phát triển hoạt động kinh doanh của HTX, tác giả nhận thấy rằng khái niệm về phát triển hoạt động kinh doanh của HTX được hiểu khá thống nhất thì vấn đề xác định khung nghiên cứu và hệ thống các nhân tố đánh giá trong các tài liệu rất đa dạng.

Trong bước tiếp theo của tiến trình nghiên cứu, phương pháp Delphi được sử dụng nhằm xây dựng khung đánh giá phát triển hoạt động kinh doanh của HTXDVNN một cách khách quan và tránh được các lỗi thường gặp trong phương pháp chuyên gia. Kết quả của quá trình thực hiện phương pháp Delphi là các thang đo với hệ thống các thành phần, chỉ tiêu đánh giá cụ thể mà trên cơ sở đó bảng câu hỏi (nháp và sơ bộ) được thiết kế để tiến hành các bước nghiên cứu tiếp theo. Bước thiết kế bảng câu hỏi cần có sự kết hợp của cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để xây dựng bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức. Kết quả của giai đoạn này là bảng câu hỏi sử dụng cho nghiên cứu chính thức được hoàn thiện.

Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng

Ở giai đoạn này, tác giả thực hiện gửi bảng câu hỏi chính thức để tiến hành thu thập dữ liệu, sau đó kiểm tra và thanh lọc dữ liệu thu thập được. Sau đó, nghiên cứu tiến hành phân tích dữ liệu hoàn chỉnh bằng phương pháp phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích EFA để xác định các nhân tố, thành phần ảnh hưởng đến phát triển hoạt động kinh doanh của HTXDVNN trên địa bàn nghiên cứu. Kiểm định mô hình và các giả thuyết đặt ra ở giai đoạn 1 cũng được kết luận thông qua kết quả phân tích dữ liệu. Cuối cùng là thảo luận kết quả đạt được, từ đó làm cơ sở đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cho việc nâng cao phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTXDVNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Giai đoạn này tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu từ thực tế trên quy mô mẫu đủ lớn để có thể đưa ra kết luận có ý nghĩa về mặt thống kê, mức độ phù hợp của thang đo các biến nghiên cứu được đề xuất (Steenkamp và Van Trijp, 1991; Green, Tull và Albaum, 1988;) [107; 63].

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

72

Dữ liệu sau khi thu thập được làm sạch và lọc nhiễu rồi đưa đi phân tích độ tin cậỵ bằng kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo đề xuất. Kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để tái phân nhóm và sàng lọc các biến quan sát. Phân tích hồi quy để ước lựợng mức độ tương quan giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Các kỹ thuật phân tích kết hợp được tác giả sử dụng nhằm mang lại kết quả nghiên cứu chính xác nhất cho dữ liệu nghiên cứu đã thu thập được.

Dựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu tiến hành thảo luận ý nghĩa và sử dụng kết quả phân tích cho việc đánh phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng như đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh cho các HTXDVNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu tác giả có thể kết luận mức độ tác động mạnh/yếu của các nhân tố đến phát triển hoạt động kinh doanh của HTXDVNN nhằm làm rõ căn cứ để đề xuất giải pháp đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh của HTXDVNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh phát triển hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(217 trang)