Tài sản và nguồn vốn của HTXDNN

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh phát triển hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 103 - 106)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Các yếu tố nguồn lực của HTXDVNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên

4.2.1. Tài sản và nguồn vốn của HTXDNN

Thông tin chung về tình hình tài sản bình quân và nguồn vốn chủ sở hữu bình quân của HTXDVNN tỉnh Phú Yên phân theo vùng và theo phân loại kết quả hoạt động của HTX. Theo đó, bình quân chung về tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu của HTXDVNN Phú Yên lần lượt là 2.573 triệu đồng và 3.471 triệu đồng.

Trong đó, 17% HTX có tổng tài sản nhỏ hơn 1.000 triệu đồng, gần 77% HTX có tổng tài sản từ 1.000 triệu đồng đến 9.000 triệu đồng, còn lại số ít HTXDVNN có tổng tài sản lớn hơn 10.000 triệu đồng, phần lớn tài sản của HTX là các trạm bươm, công trình giao thông và thủy lợi nội đồng, nhà kho cũ kỹ đã xuống cấp và máy móc thiết bị hư hỏng, lạc hậu. Nguồn vốn của các HTXDVNN không nhiều do bị thành viên chiếm dụng vốn thời gian dài, do vốn ít nên HTXDVNN gặp khó khăn trong đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, đổi mới máy móc trang thiết bị công nghệ. Thêm vào đó, vì không có tài sản chung nên khó tiếp cận các nguồn tín dụng từ các ngân hàng. Việc hạn chế về vốn đang là rào cản ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của các HTXDVNN.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

87

Số liệu tổng hợp của tác giả cho thấy HTXDVNN vùng núi có tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu cao hơn nhiều so với vùng đồng bằng và khu vực đô thị. Đặc biệt, tài sản bình quân vùng núi cao gấp 11,5 lần so với khu vực đô thị (5.640/491) và nguồn vốn chủ sở hữu vùng núi cao gấp 5 lần so với khu vực đô thị (5.880/1.138) cho thấy sự vượt trội về tài sản và nguồn vốn của HTXDVNN vùng núi trên địa bàn tỉnh Phú Yên (Bảng 8, phụ lục 13).

Ngoài ra, các HTXDVNN có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xếp loại mạnh, có tài sản bình quân 2.308,30 triệu đồng cao hơn các HTX xếp loại trung bình và cao gấp 3,21 lần so với các HTXDVNN xếp loại yếu; tương tự nguồn vốn chủ sở hữu bình quân là 3.691,02 triệu đồng, cao hơn các HTXDVNN xếp loại trung bình và cao hơn 3,35 lần so với các HTXDVNN xếp loại yếu (Bảng 9, phụ lục 13).

Qua đó cho thấy các HTX mạnh có tài sản và nguồn vốn cao hơn các HTX trung bình và yếu là vì hoạt động kinh doanh của các HTX mạnh tạo ra được doanh thu và lợi nhuận cao hơn, do vậy HTX có cơ hội tích lũy về vốn để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh khi cần thiết.

Vốn điều lệ, vốn quỹ:

Tổng vốn điều lệ của các HTXDVNN là 46.560,90 triệu đồng, bình quân mỗi HTX là 596,93 triệu đồng. Trong đó bình quân đóng góp của các HTX ở vùng đồng bằng có vốn điều lệ cao nhất với 728,47 triệu đồng, cao hơn các HTX ở miền núi và hơn gần gấp 3 lần so với các HTX ở khu vực đô thị, vốn góp của các thành viên cao một phần là do HTX có đông thành viên, bình quân một HTX ở vùng đồng bằng có 1.658 thành viên đông hơn so với các HTX ở khu vực khác (Bảng 4, phụ lục 13).

Tương tự, bình quân vốn điều lệ ở các HTX mạnh là cao nhất với 662,92 triệu đồng và gấp 2,4 lần so với các HTX hoạt động yếu (Bảng 5, phụ lục 13). Vốn điều lệ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các HTXDVNN phát triển hoạt động SXKD.

Vốn quỹ của HTXDVNN chủ yếu hình thành từ HTX cũ chuyển sang và tích lũy qua các hoạt động của HTX; khi chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, thành viên không góp vốn điều lệ mà quy từ vốn tích lũy thành vốn điều lệ. Việc tuân thủ các quy định của Luật HTX về việc trích lập các loại quỹ như quỹ phát triển sản xuất,

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

88

quỹ dự phòng, quỹ phúc lợi, khen thưởng… chỉ được thực hiện đầy đủ ở các HTX hoạt động mạnh và chưa được quan tâm nhiều ở những HTX hoạt động yếu kém.

Điều này cho thấy, HTXDVNN cần phải có sự điều chỉnh, củng cố các nội dung hoạt động phù hợp với luật pháp quy định.

Các khoản nợ của HTXDVNN hàng năm là không nhiều và được quyết toán trong năm tài chính. Các HTX có nợ phải trả chủ yếu là do mua vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhưng với giá trị không lớn. Bởi vì các đại lý phân bón cấp 1 chỉ cho các HTX mạnh nợ trong vòng từ 1 đến 2 tháng một số lượng nhỏ trong đơn hàng, đối với những HTX hoạt động kém hiệu quả họ không bán nợ.

Ngoài ra, HTX còn có các khoản vay ngân hàng, vay từ các chương trình, dự án mua máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh, nợ lương cán bộ quản lý HTX, nợ cổ tức của thành viên.

Hơn 50% HTX có nợ phải thu với số tiền gần 7.000 triệu đồng, chiếm 2% tổng nguồn vốn của các HTXDVNN trên địa bàn tỉnh. Các khoản nợ phải thu của HTX bao gồm phải thu của thành viên do sử dụng dịch vụ của HTX nhưng chưa thanh toán đó là thu nợ mua vật tư nông nghiệp, thu thủy lợi phí, thu nợ phương án, tiền vay, với số tiền phải thu hơn 5.000 triệu đồng; dịch vụ tín dụng nội bộ tại một số HTX đang gặp khó khăn trong thu hồi vốn, thậm chí có một số HTX phải tạm ngưng dịch vụ này để thu hồi nợ vì thành viên vay đến hạn nhưng chưa thanh toán (phụ lục 10).

Bảng 4.4. Tổng hợp danh sách các cơ quan, đơn vị và cá nhân nợ HTX Đơn vị tính: triệu đồng

Đơn vị/cá nhân Số tiền Lý do Thời gian

Uỷ ban Nhân dân

các xã, thị trấn 1.207 Vay, mượn, các chương trình, phương án…

Từ năm 1992 đến nay.

Công ty 226 Xây dựng trạm biến áp, xây dựng trạm bơm

Từ năm 2007 đến nay.

Cá nhân và thành

viên hợp tác xã 5.542 Vay, mượn, nợ phương án, mua vật tư…

Từ năm 1987 đến nay.

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

89

Ngoài ra, HTXDVNN còn cho các tổ chức vay, mượn như Ủy ban Nhân dân các xã, thị trấn, Công ty Điện lực Phú Yên, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thủy nông Đồng Cam, với số tiền 1.207 triệu đồng, trong đó có những khoản nợ kéo dài đến 20 năm nhưng vẫn chưa thu nợ được (Bảng 4.4).

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh phát triển hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(217 trang)