PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động kinh doanh của HTX
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Bên cạnh các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngoài, HTX nói chung và HTX trong lĩnh vực nông nghiệp cũng thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chức, nhà hoạch định chính sách trong nước, bởi chúng không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc.
Hoàng Vũ Quang (2016) trong “Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp phát triển hợp tác xã trong nông, lâm, ngư nghiệp” tiến hành phỏng vấn 174 đơn vị, gồm: 16 cơ quan quản lý nhà nước về HTX ở cấp tỉnh, 8 liên minh HTX, 26 cơ quan quản lý nhà nước về HTX ở 26 huyện, 60 Ủy ban nhân dân các xã và 64 HTXNN để đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển hoạt động kinh doanh, cũng như sự phát triển của HTX trong nông nghiệp. Có rất nhiều biến độc lập được đưa vào mô hình hồi qui tuyến tính để định lượng ảnh hưởng lên 4 chỉ tiêu hiệu quả gồm: Doanh thu của HTX/thành viên; doanh thu/vốn chủ sở hữu của HTX; lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu của HTX; và lợi nhuận trước thuế/thành viên. Kết quả cho thấy
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
18
5 biến độc lập là: Tỷ lệ cán bộ HTX có trình độ cao đẳng, đại học; HTX chuyên ngành; số tiền HTX đang nợ; tổng vốn chủ sở hữu của HTX; và tỷ lệ thành viên HTX góp vốn có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là Doanh thu của HTX/thành viên [19].
Mai Anh Bảo (2016) với nghiên cứu “Đánh giá tác động của các yếu tố nội sinh đến kết quả hoạt động của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Hồng” đã đi sâu phân tích các yếu tố nội lực tác động đến phát triển hoạt động của HTX dựa trên mô hình hồi qui đa biến. Số lượng HTX được khảo sát là 180 HTX về nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Hồng gồm: 60 HTX sản xuất nông nghiệp, 60 HTXDVNN và 60 HTX chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Mẫu nghiên cứu gồm 360 bảng hỏi được thu thập với 2 nhóm đối tượng. Nhóm đối tượng 1: Ban giám đốc HTX (mỗi HTX một phiếu hỏi thuộc nhóm 1) và nhóm đối tượng 2: Thành viên HTX (mỗi HTX phát một phiếu hỏi cho thành viên HTX), thành viên tham gia điều tra không phải là ban quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát hay kế toán tại HTX. Việc lựa chọn thành viên được tiến hành theo nguyên tắc ngẫu nhiên do liên minh HTX tỉnh lựa chọn. Mô hình hồi quy với 2 biến phụ thuộc là kết quả kinh tế của HTX và kết quả kinh tế của thành viên do HTX đem lại; 7 biến độc lập gồm: Kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng kiểm soát, sự cam kết cảm xúc của thành viên đối với HTX, sự cam kết duy trì của thành viên đối với HTX, sự tham gia của thành viên vào hoạt động quản trị HTX có tác động đến kết quả hoạt động của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến nêu trên đều tác động đến kết quả hoạt động của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Hồng [3].
Dương Ngọc Thành và cộng sự (2018) với nghiên cứu “Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động HTX nông nghiệp tại tỉnh An Giang”. Trong nghiên cứu này, tác giả chia đối tượng nghiên cứu tại tỉnh An Giang thành 2 nhóm: Một là, nhóm HTXNN hoạt động kinh doanh hiệu quả trung bình và yếu; Hai là, nhóm HTXNN hoạt động kinh doanh hiệu quả tốt. Mẫu khảo sát bao gồm 20 HTXNN: 11 HTXNN được phân loại đánh giá là mạnh và 9 HTXNN trung bình, yếu. Đối tượng được thực hiện điều tra trực tiếp là ban giám đốc, ngoài ra 30 thành viên của các
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
19
HTX khảo sát cũng được phỏng vấn nhằm đánh giá, nhận định về hiệu quả hoạt động của các HTXNN. Phương pháp hồi qui tuyến tính đa biến được áp dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTXNN. Mô hình định lượng được thiết lập trong phạm vi nghiên cứu gồm các biến độc lập: (1) Năm thành lập HTXNN; (2) Nguồn vốn; (3) Hình thức hoạt động;
(4) Trình độ học vấn của ban giám đốc và (5) Số lượng ban giám đốc HTX; biến phụ thuộc là lợi nhuận của HTXNN. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 biến độc lập có ảnh hưởng đến lợi nhuận - phát triển hoạt động kinh doanh của HTXNN trên địa bàn nghiên cứu và biến số lượng ban giám đốc HTX không có ý nghĩa [22].
Nguyễn Văn Tuấn (2018) trong nghiên cứu “Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu” đã phân tích thực trạng phát triển HTXNN ở tỉnh Bạc liệu thông qua các yếu tố nguồn lực con người, nguồn lực đất đai, nguồn lực về vốn, nguồn lực về cơ sở vật chất. Ngoài ra, tác giả đã đi sâu phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của HTXNN ở Bạc Liêu dựa trên mô hình hồi qui đa biến.
Số lượng phiếu được khảo sát là 364 phiếu, trong đó có 64 phiếu khảo sát lãnh đạo HTX, 150 phiếu khảo sát thành viên HTX và 150 khảo sát không phải là thành viên HTX. Mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là lợi nhuận của HTXNN; 8 biến độc lập gồm: Điểm xuất phát thành lập, hoạt động đúng với ngành nghề đăng ký, hình thức hoạt động, phạm vi hoạt động, giám đốc HTX có trình độ chuyên môn, tuổi của giám đốc HTX, tỷ lệ hộ khá tham gia HTX, nguồn vốn góp của thành viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến nêu trên đều tác động đến lợi nhuận của HTXNN ở tỉnh Bạc Liêu [28].
Như vậy, các nghiên cứu về HTXNN tại Việt Nam khá đa dạng và trải dài trong suốt quá trình phát triển mô hình HTX từ trước tới nay. Các nghiên cứu với các nhóm đối tượng khác nhau, đã khẳng định nhiều nhân tố tác động vào phát triển hoạt động của HTXNN và đưa ra được nhiều đề xuất để tác động vào các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của HTX nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của các HTXNN tại Việt Nam dưới các góc độ từ phía nhà quản lý HTX và Nhà nước.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
20
Bảng 1.1. Tổng hợp các tài liệu được lược khảo TT Nội dung
lược khảo Kết quả nghiên cứu Đánh giá tài liệu
1
Kinh nghiệm phát triển hoạt động kinh doanh
của HTX
- Rouse và Von, 2004: HTXNN gặp nhiều thách thức khi sự hỗ trợ về tài chính từ chính phủ và các nhà tài trợ giảm dần.
- Hồ Văn Vĩnh và Nguyễn Quốc Thái, 2005:
HTXDVNN kinh doanh tổng hợp, gắn với sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.
- Svetlana và Jerker, 2009: Chủ nghĩa bảo thủ và tuân thủ các truyền thống của Liên Xô đã cản trở sự phát triển của các HTX.
- Esham và cộng sự, 2012: HTX xây dựng các chiến lược để cải thiện khả năng cạnh tranh của nông nghiệp và thu hút những người trẻ tuổi đến với nông nghiệp.
- Nguyễn Thị Thu Hoài, 2019: áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, tham gia vào chuỗi hoạt động, mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Đào Thế Anh và Lê Như Ý, 2020: Hoạt động của HTX cần phải tính đến cả hiệu quả chung của HTX và hiệu quả mang lại cho kinh tế hộ thành viên.
- Phạm Thị Hồng Yến và các cộng sự, 2022: HTX tăng cường năng lực cạnh tranh, tận dụng tốt các cơ hội ưu đãi.
Luận án tiếp tục kế thừa những kinh nghiệm phát triển
hoạt động kinh doanh của HTXNN
trong và ngoài nước để có cách nhìn sâu sắc và rút
ra bài học kinh nghiệm cho phát
triển hoạt động kinh doanh của HTXDVNN ở tỉnh
Phú Yên
2
Các nhân tố ảnh hưởng
đến phát triển hoạt động kinh doanh của
HTX
- Adrian and Thomas (2001): Ban giám đốc HTX phải có kiến thức và nhận thức đúng đắn về các nguyên tắc hoạt động của HTX.
- Yamashita và Kazuhito, 2009: nhân tố chính sách ảnh hưởng đến phát triển hoạt động của HTXNN.
- Garnevska và cộng sự, 2011; Mai Anh Bảo, 2016:
khả năng chuyên môn, sự năng động và kĩ năng giao tiếp của lãnh đạo HTX.
- Binh Cong Nguyen và cộng sự, 2014: quy mô hoạt động của HTX, quy mô diện tích canh tác.
- Mai Anh Bảo, 2016; Jasper Grashuis và Ye Su, 2018: thái độ thành viên như tham gia và sự cam kết của thành viên về HTX, lòng trung thành của thành viên.
- Yobe và cộng sự, 2020: độ tuổi và quy mô của HTX.
- Hoàng Vũ Quang, 2016; Dương Ngọc Thành và cộng sự, 2018: Tổng vốn chủ sở hữu của HTX.
- Dương Ngọc Thành và cộng sự, 2018: Hình thức hoạt động.
- Nguyễn Văn Tuấn, 2018: giám đốc HTX có trình độ chuyên môn.
Luận án kế thừa các nghiên cứu và tiếp tục nghiên cứu
các tác nhân ảnh hưởng đến phát
triển hoạt động kinh doanh của HTX thông qua yếu tố nội tại bên
trong HTX, đặc biệt nhân tố về năng lực quản lý của lãnh đạo HTX
(Nguồn: tổng hợp của tác giả)
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
21