Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của HTXDVNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh phát triển hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 137 - 141)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của HTXDVNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Qua điều tra và tìm hiểu tình hình thực tế tại các HTXDVNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên, tác giả nhận thấy kết quả nghiên cứu thu được hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của các HTXDVNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Kết quả nghiên cứu đã trả lời được tất cả các câu hỏi nghiên cứu và chấp nhận các giả thuyết nghiên cứu mà tác giả đã đưa ra. Từ đó giúp cho các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý Nhà nước và các HTXDVNN có định hướng để xây dựng các chính sách và giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của các HTXDVNN trong thời gian tới.

4.5. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của HTXDVNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên

4.5.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 4.5.1.1. Những kết quả đạt được

Trong thời gian qua hoạt động kinh doanh của HTXDVNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên góp phần cho sự phát triển kinh tế, sự ổn định về chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng được đảm bảo, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động trong tỉnh.

Công tác tuyên truyền, quảng bá về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển HTXDVNN được thực hiện thường xuyên và mang lại hiệu quả tốt; tổ chức tập huấn về Luật HTX năm 2012, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật HTX và quy trình rà soát thay đổi, đăng ký hoạt động theo Luật HTX năm 2012.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

121

Công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho HTXDVNN được chú trọng, hàng năm Nhà nước cũng đã phân bổ kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX như giám đốc, kế toán trưởng, kiểm soát; đào tạo nghề mây tre đan, mành trúc, rèm gỗ…; hướng dẫn cho thành viên các HTX về KHKT, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, mô hình sản xuất nông nghiệp mới từ ngành nông nghiệp.

Sự chuyển biến của HTXDVNN trong hoạt động sản xuất, kinh doanh: Sau chuyển đổi thực hiện đăng ký lại theo Luật HTX năm 2012, các HTX đã đổi mới phương thức hoạt động, quản lý, các HTXDVNN mở rộng dịch vụ đầu vào cho thành viên, thực hiện có hiệu quả các dịch vụ đầu ra như: thu hoạch, thu mua, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm,…; thông qua hoạt động liên doanh, liên kết giữa HTX với doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ thành viên cũng như của HTX; nhiều HTXDVNN trong tỉnh thực hiện theo mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa chất lượng cao, lúa giống, sản phẩm mộc mỹ nghệ, rau quả an toàn,… Xuất hiện ngày càng nhiều dịch vụ kinh doanh mới như: HTX mở rộng dịch vụ trồng sen, kết hợp với nuôi cá và thu hút khách tham quan du lịch; dịch vụ nông nghiệp gắn với phát triển làng nghề trồng dâu nuôi tằm sản xuất rượu tằm; mô hình liên kết cánh đồng lớn sản phẩm lúa chất lượng cao,… Sản xuất gắn với chuỗi giá trị: các HTX tập trung mở rộng ngành dịch vụ kinh doanh sản xuất sản phẩm gắn với chuỗi giá trị hàng hóa. Việc sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị sản phẩm trong nông nghiệp được quan tâm và là hướng đi của HTX trong thời gian tới.

4.5.1.2. Nguyên nhân

Sự ổn định về chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng trong tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và hoạt động của HTXDVNN nói riêng.

Công tác quản lý nhà nước về HTXDVNN ngày càng được nâng cao và đạt hiệu quả góp phần phát triển hoạt động kinh doanh của HTXDVNN ở Phú Yên.

Sự nỗ lực vươn lên của một số HTXDVNN, của ban giám đốc, toàn thể lao động và thành viên HTXDVNN.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

122

4.5.2. Những hạn chế, yếu kém của các HTXDVNN và nguyên nhân 4.5.2.1. Những hạn chế, yếu kém

- Về chính sách: Nhà nước đã ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển HTX nói chung và HTXDVNN nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách tại địa phương đã gặp không ít khó khăn, hạn chế, hướng dẫn triển khai chưa kịp thời; chính sách hỗ trợ trực tiếp kinh tế tập thể trong nông nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thông qua các chương trình, dự án giao cho các HTX còn hạn chế; chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chỉ mới hỗ trợ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX, hỗ trợ đào tạo cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể chưa được quan tâm đúng mức; chính sách Bảo hiểm xã hội quy định mức tiền công để đóng BHXH chưa hợp lý.

- Về phương pháp tổ chức thực hiện: Tổ chức hoạt động gặp một số khó khăn, như xác định tỷ lệ giao dịch nội bộ, lúng túng trong việc tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm của thành viên; việc xác định vốn góp cho thành viên là rất khó khăn, vì một số thành viên HTX đã chết, mất tích hoặc bỏ đi khỏi địa phương không có người thừa kế; thành viên chưa gắn bó, thiếu tích cực tham gia đóng góp xây dựng phát triển hoạt động kinh doanh của HTX; nợ tồn đọng trong HTX chiếm tỷ lệ cao; HTX thiếu tính chủ động, còn ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Khó khăn nhất hiện nay của HTXDVNN xuất phát từ nguồn vốn hoạt động kinh doanh thấp; quy mô nhỏ, thiết bị công nghệ chậm đổi mới, sản phẩm làm ra thiếu sức cạnh tranh. Ngoài ra, HTX chưa đề ra được định hướng, chiến lược kinh doanh dài hạn để phát triển bền vững; các khó tiếp cận được nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng; đội ngũ cán bộ chủ chốt lớn tuổi, chưa qua đào tạo chuyên môn, thường xuyên biến động, chưa được quy hoạch ổn định lâu dài.

4.5.2.2. Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan: chính sách liên quan đến phát triển HTX nói chung và HTXDVNN nói riêng chậm được cụ thể hóa, triển khai thực hiện không kịp thời, thiếu nhất quán. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc về phát triển HTX chưa được các cấp chính quyền quan tâm thường xuyên; công tác quản lý nhà nước đối với HTX có nơi, có lúc còn buông lỏng, mặt khác chính quyền các cấp còn can thiệp quá sâu vào hoạt động nội bộ của HTX, làm ảnh hưởng đến tính tự chủ của HTX. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về HTX, Luật HTX, về vị trí, vai trò của HTXDVNN

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

123

chưa quan tâm đúng mức, chưa sâu rộng đến với thành viên HTX, người dân. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của Nhà nước về khuyến khích, hỗ trợ HTX chưa cụ thể, kịp thời. Ngoài ra, do nét tương đồng giữa các HTXDVNN là cung cấp các dịch vụ phục vụ thành viên, nên chưa có nhiều sản phẩm mang nét riêng, khác biệt mang tính đột phá; số lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của hộ thành viên. Công tác quản lý, liên kết, hợp tác cùng phát triển của các HTXDVNN ở Phú Yên còn yếu.

Công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm, thương hiệu của HTX vẫn chưa được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp.

- Nguyên nhân chủ quan: Công tác tuyên truyền triển khai thực hiện và đưa các văn bản dưới luật vào cuộc sống còn nhiều bất cập và chưa được triển khai đồng bộ.

Nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, một số cán bộ và nhân dân về tầm quan trọng, vai trò và vị trí của HTX chưa cao; thiếu cán bộ quản lý nhà nước chuyên trách về kinh tế HTX; thiếu nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính hỗ trợ phát triển các HTX. Ngoải ra, các HTXDVNN còn nặng tư duy HTX kiểu cũ, tư tưởng còn trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước, thành viên ỷ lại HTX; năng lực nội tại của các HTXDVNN còn yếu, tính cạnh tranh chưa cao, thiếu năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 trình bày các nội dung tổng quát HTX trên địa bàn tỉnh Phú Yên, về cơ sở hạ tầng, nguồn lực về vốn, nguồn nhân lực của HTX, và thực trạng hoạt động kinh doanh của các HTX. Bên cạnh đó, chương 4 còn trình bày kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo và mô hình nghiên cứu chính thức về các nhân tố ảnh hưởng phát triển hoạt động kinh doanh của HTX trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy cả 5 giả thuyết theo mô hình và giả thuyết nghiên cứu chính thức được chấp nhận. Như vậy, cả 5 nhân tố mà tác giả đề xuất gồm: Sự cam kết duy trì của thành viên; năng lực quản lý của lãnh đạo HTX; khả năng tiếp cận tài chính của HTX; chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương; quy mô HTX đều ảnh hưởng đến phát triển hoạt động kinh doanh của HTX trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Đây là cơ sở để đề xuất giải pháp trình bày tại chương 5.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

124

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh phát triển hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(217 trang)