Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh phát triển hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 73 - 76)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Phú Yên là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc, phía Đông giáp Điển Đông.

Diện tích toàn tỉnh là 5.045 km2 giới hạn bởi tọa độ 12039’10’’ đến 13045’20’’

độ vĩ Bắc, 108039’45’’ đến 109029’20’’ độ kinh Đông. Bờ biển Phú Yên dài 189km, từ Cù Mông đến Vũng Rô, với nhiều bãi tắm đẹp, xen kẽ nhiều đầm, vịnh, vũng, điển hình như đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan và Vũng Rô. Trung tâm Phú Yên nằm cách Hà Nội 1.160 km về phía Bắc, cách thành phồ Hồ Chí Minh 561 km về phía Nam theo tuyến Quốc lộ 1A. Vị trí địa lý thuận lợi ấy đã tạo cho Phú Yên một vị thế địa lý kinh tế khá riêng biệt [33].

Hình 3.1. Bản đồ địa lý tự nhiên của tỉnh Phú Yên

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

57 3.1.1.2. Thổ nhưỡng

Tỉnh Phú Yên có tổng diện tích tự nhiên 504.500 ha, trong đó đất có địa hình tương đối bằng phẳng chiếm 14%. Đất đai Phú Yên được hình thành trên mẫu đất phù sa và ba loại đá chính là: Granit, Ba Zan, trầm tích, bao gồm các nhóm phổ biến:

Nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích khá lớn khoảng 327.925 ha, chiếm 65%

diện tích tự nhiên, đây là nhóm đất có độ dốc lớn, độ phì thấp, tầng canh tác mỏng.

Nhóm đất phù sa bao gồm đất trong thung lũng dốc tụ 56.998 ha, chiếm khoảng 11,3% diện tích tự nhiên. Nhóm đất xám 34.810 ha, chiếm 6,9% diện tích tự nhiên, đất có độ phì thấp, nghèo mùn. Nhóm đất đen 17.658 ha, chiếm 3,5% diện tích đất tự nhiên. Nhóm đất mùn vàng đỏ 11.099 ha, chiếm 2,2% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu trên núi cao, độ dốc lớn. Các nhóm đất cần được cải tạo bao gồm: đất cát ven biển 15.009 ha, chiếm 2,97% diện tích tự nhiên, thành phần cơ giới chủ yếu là cát, khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém, độ phì nhiêu thấp; đất mặn, phèn 7.899 ha, chiếm 1,5% diện tích tự nhiên. Nhóm đất còn lại là đất phong hóa dở dang và đất khác [33].

3.1.1.3. Khí hậu

Phú Yên là tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, nằm sâu trong khu vực nội chí tuyến nên độ dài ban ngày thường dao động khoảng 11-13 giờ, thuộc miền khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chế độ gió ở Phú Yên liên quan mật thiết với điều kiện hoàn lưu khí quyển vùng nhiệt đới, chịu tác động thường xuyên của áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dương ở tầng thấp luồng không khí có hướng chủ yếu Đông Bắc di chuyển khá ổn định, tầng cao không khí di chuyển chủ yếu hướng Tây Nam.

Phú Yên có hai mùa trong năm và chế độ gió ảnh hưởng nhiều bởi địa hình của các dãy núi nên chế độ gió trong cùng một mùa hoặc từng thời điểm ở các vùng có thể khác nhau. Nhiệt độ trung bình hàng năm của tỉnh từ 19 - 35,60C, trung bình hàng năm có từ 60-90 ngày có nhiệt độ trên 350C. Lượng mưa trung bình toàn tỉnh năm 2011 là 1.980 mm và lượng mưa có xu hướng tăng dần vào những năm sau này [33].

3.1.1.4. Hệ thống thủy văn

Sông ngòi Phú Yên phân bố tương đối đều trong toàn tỉnh và có một số điểm chung là các sông đều bắt nguồn ở phía Đông dãy Trường Sơn chảy qua miền núi,

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

58

trung du, đồng bằng và đổ ra biển. Ngoại trừ sông Ba và sông Kỳ Lộ, các sông còn lại có lưu vực chủ yếu nằm trong địa bàn tỉnh, có đặc điểm ngắn và dốc, cửa sông có xu hướng lệch về hướng Bắc, thường bị bồi lấp và ảnh hưởng của chế độ thủy triều.

Lòng sông không ổn định, hai bên bờ có nhiều đoạn sông thường xảy ra xói lở. Hướng chính của các sông là Tây Bắc - Đông Nam hoặc Tây - Đông. Phú Yên có khoảng 50 con sông có chiều dài trên 10 km, trong đó phần lớn là các sông ngắn từ 10-50 km.

Mật độ sông ngoài tương đối dày 0,3-1,3 km/km2, trung bình là 0,5 km/km2 xấp xỉ mật độ lưới sông của nước ta (0,5-1 km/km2) [33].

3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên khoáng sản: Phú Yên là tỉnh có nguồn khoáng sản phong phú như: đá hoa cương, diatômit, bentônit, galơnit, sắt, nước khoáng, than bùn… Nhiều loại có trữ lượng khá lớn như diatômit, đá hoa cương, sa khoáng vàng, fluôrit. Hiện nay, do điều kiện thiếu vốn và kỹ thuật nên tại tỉnh Phú Yên chỉ có một số cơ sở nhỏ khai thác bán thủ công để bán nguyên liệu sơ chế cho các nơi ngoài tỉnh và ngoài nước.

- Tài nguyên rừng - lâm sản: Với địa hình gồm ba mặt núi vây quanh nên Phú Yên sở hữu nhiều rừng với lâm sản phong phú. Rừng ở Phú Yên được phân bố theo các dạng như: Rừng nhiệt đới núi thấp, rừng mưa ẩm nhiệt đới, rừng thưa nhiệt đới núi thấp, rừng truông gai cây bụi. Hiện nay, diện tích rừng và đất rừng Phú Yên có khoảng 395.185 ha, chiếm 75,6% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Các dãy núi phía Tây, Tây Nam và góc Tây Bắc rừng rậm hơn, lâm sản cũng nhiều hơn. Trong diện tích rừng 184.703 ha chứa một trữ lượng 16,7 triệu m3 gỗ, có nhiều gỗ quý [33].

- Tài nguyên đất đai: Cuối thế kỷ XX, tỉnh Phú Yên có diện tích đất nông nghiệp 124.815 ha (trong tổng diện tích đất tự nhiên là 505.400 ha), hiện nay đang được sử dụng canh tác 63.681 ha (trong đó có 32.710 ha đất ruộng trồng lúa và hoa màu; 30.971 ha nương rẫy, nói chung là đất trồng ngũ cốc chiếm trên 50% đất nông nghiệp. Phần còn lại: đất trồng cây lâu năm 6.457 ha, đất cỏ dùng trong chăn nuôi 2.084 ha, đất có mặt nước dùng vào nuông trồng thủy sản 2.044 ha. Khả năng khai khẩn để phát triển nông nghiệp còn lớn, nhất là vùng trung du phía tây của tỉnh. Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong cơ cấu kinh tế Phú Yên [33].

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

59 - Tài nguyên động thực vật

Do đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và các yếu tố nhân tạo khác nên tài nguyên động thực vật Phú Yên rất đa dạng và phong phú, bao gồm:

+ Tài nguyên động vật: hệ động vật rừng Phú Yên khá phong phú có 51 loài thú, 114 loài chim. Phú Yên có hệ sinh thái rừng đặc sắc như Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển đa dạng dịch vụ du lịch sinh thái rừng [32].

+ Tài nguyên thực vật:

Tài nguyên thực vật Phú Yên gồm hai loại chính: thực vật tự nhiên và thực vật trồng.

Thực vật tự nhiên: được phân bố trên các kiểu rừng với mật độ và số lượng loài khác nhau: kiểu rừng nhiệt đới núi thấp có diện tích lớn, phân bố ở độ cao khoảng 1000m, nằm trong phạm vi các huyện miền núi của tỉnh. Đặc điểm kiểu rừng này là xanh quanh năm, ít thay lá; kiểu rừng truông gai, cây bụi: đây là kiểu rừng tương đối đặc biệt, hình thành do các yếu tố tổng hợp của khí hậu, đất đai, địa hình, hệ thực vật có tác động mạnh của nhân tố con người; kiểu thực vật trên cát, chủ yếu là cỏ, phân bố chủ yếu dọc theo bờ biển [32].

Thực vật trồng: rất phong phú, phân bố chủ yếu ở vùng có độ cao dưới 100m, gồm các nhóm cây chính: lương thực, thực phẩm, công nghiệp và dược liệu [32].

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh phát triển hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(217 trang)