1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng giao tiếp
1.2.1.2. Phân biệt giao tiếp với các khái niệm khác có liên quan
* Giao tiếp và Quan hệ xã hội:
Quan hệ xã hội là quan hệ khách quan, con người quan hệ với nhau trên cơ sở vị trí của mỗi người trong hệ thống xã hội. Quan hệ xã hội gồm có: quan hệ sản xuất, quan hệ chính trị, quan hệ đạo đức, quan hệ pháp quyền… Còn giao tiếp là sự tiếp xúc, quan hệ giữa các nhân cách cụ thể, là sự hiện thực hoá các quan hệ xã hội.
* Giao tiếp và Thông tin:
Khái niệm giao tiếp rộng hơn khái niệm thông tin. Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý có biểu hiện ở thông tin, thông báo hay nói cách khác thông tin, thông báo là một mặt cơ bản không thể thiếu đƣ c của giao tiếp. Nếu căn cứ vào tính chất của mối quan hệ cơ bản tham gia vào hệ thống tác động qua lại thì thông tin là mối quan hệ thông báo của chủ thể với đối tƣ ng khác.
Còn giao tiếp chỉ quan hệ chủ thể - chủ thể, trong đó có sự tác động lẫn nhau, điều khiển lẫn nhau.
* Giao tiếp và Ứng xử:
Ứng xử thuộc về lĩnh vực giao tiếp nên nó cũng mang những dấu hiệu chung của giao tiếp, tuy nhiên trong giao tiếp chú ý đến nội dung công việc, thước đo của giao tiếp là hiệu quả công việc. Còn ứng xử chú ý đến nội dung tâm lý và thước đo ứng xử là thái độ của cá nhân và cách biểu
hiện hành vi, cử chỉ… cứ có sự tiếp xúc giữa con người với con người là có giao tiếp nhƣng trong sự tiếp xúc ấy phải có tình huống tác động mới có ứng xử. Trong ứng xử có sự diễn ra trạng thái tâm lý căng thẳng ở con người, buộc con người phải tư duy để giải quyết.
1.2.1.3. Chức năng của giao tiếp
Có nhiều cách phân loại chức năng giao tiếp.
* Xét dưới gốc độ cá nhân, theo B.Ph.Lômôv giao tiếp có 3 chức năng sau:
+ Chức năng thông tin: Con người trao đổi thông tin cho nhau qua giao tiếp. Nội dung thông tin có thể là hiện tƣ ng, vấn đề trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, những suy nghĩ, tâm tƣ, tri thức…
+ Chức năng điều chỉnh: Qua giao tiếp con người có thể điều chỉnh thái độ, hành vi, nhận thức của bản thân, của đối tƣ ng giao tiếp. sự điều chỉnh hành vi lẫn nhau là nhân tố quan trọng trong các chủ thể tham gia giao tiếp thành chủ thể hoạt động chung.
+ Chức năng cảm xúc: Con người biểu lộ tình cảm, thái độ, tác động đến trạng thái cảm xúc của nhau, nhờ đó mà con người ta có thể thay đổi trạng thái tình cảm của mình, hiểu thái độ của người khác làm cho hiệu quả giao tiếp tốt hơn.
* Xét dưới góc độ nhóm, giao tiếp có những chức năng:
+ Chức năng nhận thức: Thông qua giao tiếp con người nhận thức lẫn nhau, so sánh, đối chiếu mình với người khác, do đó biết đư c mình là người thế nào.
+ Chức năng tổ chức hoạt động chung: giao tiếp có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mục đích, hình thành kế hoạch chung, phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng người. Trong quá trình hoạt động chung có sự trao đổi thông tin, khích lệ, kiểm tra, uốn nắn hành động của nhau.
+ Chức năng thiết lập quan hệ: Trong giao tiếp có thể hình thành các quan hệ đồng chí, bạn bè, hay quan hệ thù địch… các mối quan hệ này có ảnh hưởng tới sự phát triển cá nhân.
* Xét dưới góc độ tâm lí học xã hội, giao tiếp có hai chức năng:
+ Chức năng liên kết: Nhờ chức năng này con người hiểu đư c nhau, liên hệ, xây dựng mối quan hệ với nhau.
+ Chức năng đồng nhất: Thực hiện sự hoà h p của cá nhân vào trong nhóm xã hội.
* Xét dưới góc độ giao tiếp là một phạm trù của tâm lý học hiện đại, giao tiếp có các chức năng sau:
+ Chức năng định hướng hoạt động con người, bao gồm cả việc xác định mục đích, nhu cầu, động cơ giao tiếp.
+ Chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi: Chủ thể giao tiếp điều chỉnh nhu cầu, tình cảm… cho phù h p với mục đích, nhiệm vụ giao tiếp.
+ Chức năng truyền đạt tri thức, kỹ năng trong hoạt động,…
Qua các cách phân loại các chức năng giao tiếp nhƣ trên chứng tỏ giao tiếp rất đa chức năng, nhƣng tất cả đều thực hiện chức năng chung đó là giao tiếp làm diễn ra các hoạt động qua lại một cách h p lý của con người. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khác nhau trong cách phân loại chức năng giao tiếp, chúng tôi rút ra một số chức năng cơ bản của giao tiếp nhƣ sau:
+ Chức năng phối h p các hoạt động: trong giao tiếp con người cùng đối tƣ ng giao tiếp của mình có thể trao đổi, phối h p hoạt động với nhau để giải quyết một nhiệm vụ nào đó, đạt tới mục đích đã định.
+ Chức năng thông tin: Trong quá trình giao tiếp mỗi cá nhân có thể vừa là nguồn phát thong tin tới đối tƣ ng giao tiếp nhƣng đồng thời cũng là nơi tiếp nhận thông tin từ đối tƣ ng giao tiếp.
+ Chức năng cảm xúc: Trong giao tiếp chủ thể bộc lộ quan điểm của
mình đối với một vấn đề, hiện tƣ ng nào đó, đồng thời biểu lộ rung cảm, thái độ, tâm trạng cuả mình đối với chủ thể khác
+ Chức năng nhận thức, đánh giá lẫn nhau: Trong giao tiếp mỗi cá nhân tự bộc lộ nhận thức, tình cảm, tư tưởng, quan điểm của mình, đó là cơ sở để đối tư ng giao tiếp đánh giá, nhận xét và ngư c lại đối phương cũng đánh giá, nhận xét lại chính bản thân.
+ Chức năng điều chỉnh hành vi: Trong giao tiếp con người có thể điều chỉnh hành vi của mình và tác động đến động cơ, quá trình ra quyết định, hành động của đối tƣ ng giao tiếp nên đối tƣ ng giao tiếp cũng phải điều chỉnh hành vi của họ cho phù h p với mục đích giao tiếp.
Tóm lại, GT là một nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi cá nhân và xã hội loài người bởi vì con người tồn tại trong xã hội loài người không chỉ đơn lẻ mà hơn hết cần sự trao đổi thông tin, tình cảm hiểu biết lẫn nhau. Đây là nhu câu tinh thần hết sức quan trọng của con người. Nhờ GT mà con người có sự học hỏi tiến bộ tác động và ảnh hưởng lẫn nhau, không những thế còn có thể đối chiếu so sánh bản thân mình với mọi người xung quanh.