Các giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Đề tài Kỹ năng giao tiếp của sinh viên dân tộc ít người trường Cao đẳng Sư Phạm Yên Bái (Trang 115 - 149)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA

3.2. Kết quả thực nghiệm tác động

3.2.3. Các giải pháp đề xuất

Trên cơ sở lý luận thông qua điều tra khảo sát một số đặc điểm giao tiếp của SV viên Trường Cao đẳng Sư phạm Yến Bái chúng tôi đề xuất một số giải pháp tác động nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho SV đồng thời qua đó nhà trường có hình thức tổ chức hoạt động phù h p với SV.

- Với nhiều SVDT có đặc điểm khí chất rụt rè, e ngại tham gia các hoạt động, điều này có thể khắc phục nếu cá nhân đó có môi trường thuận l i để

mạnh dạn tham gia, môi trường ở đây chính là nhà trường sư phạm.

- Nhằm phát triển tính tích cực hoạt động của SV, ngoài việc bản thân SVDT tự cố gắng hoàn thiện mình, tích cực tham gia các lĩnh vực hoạt động của tập thể thì nhà trường cần thiết xây dựng những chương trình hoạt động sao cho phù h p, thu hút đông đảo SV tham gia, từ đó rèn luyện kỹ năng giao tiếp của SV.

- Vai trò quan trọng của nhà trường sư phạm trong việc nâng cao nhu cầu và kỹ năng giao tiếp chính là tổ chức nhiều hoạt động thiết thực bổ ích cho SV chẳng hạn:

+ Tuyên truyền cho SVDT nhận thức về việc muốn thực hiện tốt những yêu cầu cua nghề nghiệp, cần xuất phát từ những hành động, hoạt động thực tiễn, từ đó phát triển đặc điểm giao tiếp phục vụ cho nghề nghiệp sau này.

+ Trong các chương trình đào tạo cần chú trọng hơn đến việc cung cấp cho SVDT hệ thống tri thức về tâm lý học nói chung và giao tiếp nói riêng.

+ Thường xuyên tổ chức nhiều loại hình hoạt động, cuộc thi nhằm tạo sân chơi không chỉ bổ ích cho SVDT mà còn là nơi ƣơm nầm và phát triển tài năng thanh niên. Chỉ có thông qua các hoạt động nhƣ này mới thức đẩy nhu cầu giao tiếp và kỹ năng giao tiếp của SV ngày thêm cao hơn.

+ Tăng cường đưa SVDT xuống cơ sở thực tế, thực tập, thường xuyên nâng cao trình độ, rèn luyện chuyên môn, thực hành các kiến thức đã học.

+ Trang bị cho SVDT hệ thống cách thức tự đánh giá nội dung, nhu cầu giao tiếp, kỹ năng giao tiếp của bản thân.

+ Áp dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực, có khả năng phát huy tối đa vai trò chủ động, sáng tạo của người học, đây cũng là tạo điều kiện để SVDT tích cực rèn luyên, nâng cao năng lực giao tiếp

Tiểu kết chương 3

Nhìn chung SVDT ít người đã có những nhận thức về KNGT, các biểu hiện của KNGT, ý thức đƣ c tầm quan trọng của KNGT đối với sự hình thành và phát triển KNGT.

Đa số các bạn SVDT đã có những ủng hộ các KNGT phù h p chuẩn mực và có thái độ không đồng tình với những hành vi không phù h p, tuy nhiên vẫn có một số em có sự phân vân lƣỡng lự. Khi thể hiện thái độ đối với các biểu hiện của KNGT với người lớn bạn bè SVDT đã có những thái độ đúng trong GT với bạn bè hơn là GT với người lớn. Có sự khác biệt giữa nam và nữ, giữa các khối lớp. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt chênh lêch thấp.

Có sự khác biệt về mức độ thực hiện KNGT giữa nam và nữ và giữa các khối lớp, tuy nhiên sự khác biệt này có sự chênh lệch không lớn

KNGT có sự chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất chính là yếu tố bản thân SVDT tự nhận thức về KNGT, ảnh hưởng giáo dục của nhà trường, ảnh hưởng của cha mẹ, ông bà anh chị em, thầy cô.

Tác động thực nghiệm có hiệu quả trong nhận thức thái độ của SVDT về KNGT đƣ c tăng lên đáng kể. Tuy nhiên việc tổ chức thực hiện đƣ c các biện pháp tác động nhằm nâng cao mức độ KNGT cho SVDT là việc làm không phải đơn giản. Để tiến hành có hiệu quả cao đòi hỏi Ban giám hiệu nhà trường, khoa phải hỗ tr mạnh mẽ về bố trí quỹ thời gian, không gian, tài chính để tổ chức cuộc thi. Đồng thời phải có sự đầu tƣ chu đáo về mặt nôi dung của những GV có chuyên môn về KNGT.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận chung

Nghiên cứu KNGT của SVDT ít người trường CĐSPYB, chúng tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau:

- Đa số SV DT có nhu cầu giao tiếp ở mức trung bình thấp 39%, trong đó mức độ cao chiếm tỷ lệ thấp. Giữa nam và nữ có sự khác biệt nhau về nhu cầu giao tiếp, ở ngành học hầu nhƣ không có sự khác biệt nhau rõ rệt, theo khoá học đào tạo thì có sự khác nhau giữa SV năm III và năm I.

- SV thường xuyên trao đổi với nhau về nội dung và phương pháp học tập với mức độ trung bình. Điều này là phù h p bởi hoạt động chủ đạo của SVDT là học tập nhằm phục vụ cho nghề nghiệp trong tương lai.

- Về kỹ năng giao tiếp của SVDT ít người chưa cao, đạt mức độ trung bình - Qua việc khảo sát 300 SVDT cho thấy, SVDT có nhận thức đúng yêu cầu nghề nghiệp cần có đó là: vừa học tập tốt chuyên môn, vừa tích cực rèn luyên nâng cao nghiệp vụ sƣ phạm. Nguyên nhân phổ biến là do SVDT chƣa tích cực rèn luyện, một số SVDT còn e dè, ngại ngùng chƣa chủ động tham gia các hoạt động. Chứng tỏ nhà trường chưa tổ chức các hoạt động phù h p thu hút đƣ c đông đảo SV tham gia. Từ đó SVDT chƣa phát huy hết khả năng của bản thân, cũng làm ảnh hưởng tới kết quả học tập.

2. Kiến nghị

Từ thực trạng KNGT của SVDT ít người trường CĐSPYB chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:

1.Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đưa vào chương trình khung của các ngành học ở Cao đẳng, Đại học học phần KNGT. KNGT là kỹ năng mà xã hội ngày nay gọi là kỹ năng mềm. Bất kỳ SV nào ra trường, ngoài kiến

thức giỏi cần có KNGT tốt. Đây là hai yếu tố quyết định sự thành bại của một SV khi ra đời.

2. Đối với Ban giám hiệu trường CĐCT

Nhà trường cần nhận thấy đư c vị trí quan trọng của mình trong quá trình hình thành và phát triển giao tiếp của SVDT.

- Ban giám hiệu cần mạnh dạn yêu cầu cao hơn nữa về việc GV đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học.

- Cần thường xuyên tổ chức các hình thức rèn luyện sao cho tạo sự hứng thú, thu hút đông đảo SV tham gia, tránh trường h p nội dung không phù h p với hình thức, không phù h p với đặc điểm của SVDT

- Bam giám hiệu nên ủng hộ và tạo điều kiện hơn nữa cho những hoạt động tổ chức để rèn luyện KNGT cho SV.

- Nhà trường cần đưa ra những quy định chung về văn hoá giao tiếp trong trường học, tạo ra môi trường giao tiếp lịch thiệp giữa con người với nhau. Chính điều này giúp SV có ý thức hơn trong việc tự rèn luyện KNGT.

- Nhà trường, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần phải h p tác phối h p tổ chức các hoạt động giao tiếp, tạo điều kiện mở rộng phạm vi giao tiếp, hướng SV vào giao tiếp với đám đông.. bằng cách tăng cường tổ chức các câu lạc bộ Văn học, câu lạc bộ Tiếng Anh, câu lạc bộ bạn yêu âm nhạc, dạ hội, các câu lạc bộ từ thiện, các hội diễn văn nghệ…

Đồng thời cần tổ chức các buổi giao lưu giữa SV cùng lớp, giữa các lớp, giữa các ngành, giữa các khoa, tạo điều kiện cho SV tham gia các liên hoan âm nhạc - thể dục - nghiệp vụ sư phạm liên trường một cách chu đáo, tích cực và có hiệu quả. Cần tạo điều kiện cho SV tăng cường thực tế, thực tập, dự giờ, tiếp xúc với học sinh để họ tập trung quan sát, trải nghiệm, làm quen dần với hoạt động giao tiếp ở nhà trường, để SV đư c tiếp xúc với những đối tư ng giao tiếp thường xuyên và chủ yếu trong hoạt động nghề nghiệp sau này.

3. Đối với GV của trường CĐSPYB - Đối với GV toàn trường nói chung

GV nên xoá bỏ hoàn toàn phương pháp dạy học truyền thụ một chiều.

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học. Học theo phương pháp này SV có nhiều cơ hội đư c rèn luyện KNGT. Sự tưong tác giữa thầy và trò, giữa bạn bè với nhau…là điều kiện tốt để SV thực hành KNGT. Kết h p với học tri thức SV học đƣ c kỹ năng sống.

- Đối với GV dạy môn Giao tiếp sƣ phạm

+ GV cần khai thác sâu và mở rộng hơn nữa kiến thức về KNGT cho SVDT.

+ Cần xây dựng lại đề cương chi tiết môn học sao cho đi sát với yêu cầu của cuộc sống hơn.

+ GV nên bỏ đi phương pháp thầy đọc, trò ghi; hướng các em vào hoạt động tự học, tự nghiên cứu trên cơ sở hướng dẫn của thầy. Chính lối học này các em mới có thể tích luỹ đƣ c nhiều kiến thức về KNGT. Để tích luỹ kiến thức về KNGT GV cần giới thiệu nhiều sách để SV tự đọc, tự nghiên cứu.

+ Trong quá trình giảng dạy, GV nên cố gắng đƣa ra những tình huống có thực để minh hoạ cho việc vận dụng KNGT mang lại thành công trong cuộc sống, đồng thời SV lấy hứng thú học tập về giao tiếp từ thành công và kinh nghiệm sống dày dặn của người thầy.

4. Đối với SVDT

- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, không đư c nghĩ rằng việc giao tiếp có kỹ năng khi ra trường đi làm mới cần thiết và lúc ấy sẽ rèn luyện.

- Các em phải chủ động trong giao tiếp. Có nghĩa là chủ động thiết lập mối quan hệ, g i chuyện,bắt chuyện, làm quen.

- Trong quá trình giao tiếp luôn ý thức rút ra những bài học thực tiễn về giao tiếp để hoàn thiện KNGT của bản thân.

- Đặt ra mục tiêu cần đạt trong giao tiếp, xem mục tiêu đã đạt đƣ c là thành công của mình.

- Nhiều bạn SVDT, nhất là SVDT năm thứ nhất còn ngƣ ng ngùng, chƣa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mặc dù rất muốn tham gia nhƣng không biết và tham gia nhƣ thế nào? Điều này SV cần tìm hiểu các hoạt động đang diễn ra nào phù h p với mình, nắm bắt cơ hội để thể hiện tài năng, ban đầu sẽ rất khó khăn những qua nhiều lần tập luyện sẽ hình thành thói quen và nâng cao đƣ c nhu cầu, kỹ năng giao tiếp.

- Những bạn SV năm cuối thường xuyên trao đổi chia sẽ kinh nghiệm với các em khoá dưới, vừa tạo sự gần giũ thân mật, vừa tạo sự tự tin giúp các em nhanh chóng hoà nhập môi trường mới, tiếp thu phương pháp học tập và cách thức rèn luyện tốt hơn.

- Hơn ai hết chính SVDT phải tự rèn luyện, tu dƣỡng bản thân không chỉ chuyên môn mà nghiệp vụ nhằm hình thành cho mình những năng lực và phẩm chất cần thiết đáp ứng với nghề nghiệp trong tương lai

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hoàng Anh (chủ biên) (2004), Giáo trình tâm lý học giao tiếp, Nhà xuất bản Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội.

[2] Hoàng Anh (2001), “Vấn đề giao tiếp sƣ phạm trung cấu trúc năng lực sƣ phạm”, Tạp chí tâm lý học.

[3] Hoàng Anh (chủ biên), Đỗ Thị Châu, Nguyễn Thạc (2008), Hoạt động – Giao tiếp – Nhân cách, Nhà xuất bản Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội.

[4] Allan Pease (1994), Ngôn ngữ của cử chỉ - Ý nghĩa của cử chỉ trong giao tiếp, NXB Đà Nẳng.

[5] AM.Leon chiev (1987), Hoạt động ý thức, nhân cách, NXB Giáo dục.

[6] Nguyễn Ngọc Bích (chủ biên) (1998), Tâm lý học nhân cách – Một số vấn đề lý luận, NXB Giáo dục Hà Nội.

[7] Hồ Thanh Bình – Phạm Minh Hạc (1978), Tâm lý học Liên Xô, NXB Tiến bộ Matxcova.

[8] Lê Thị Bừng (chủ biên) (2003), Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách,

[9] Lê Thị Bừng (2001), Tâm lý học ứng xử, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[10] Lê Thị Bừng (2004), Giao tiếp tuổi trăng tròn, NXB Phụ nữ, Hà Nội [11] B.Ph.Lomov (1978), Phạm trù giao tiếp hoạt động trong tâm học,

Bản dịch của Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

[12] B.Ph.LoMov (2000), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học.

[13] Nguyễn Liên Châu (1999), Đặc điểm giao tiếp của hiệu trưởng trường tiểu học, Luận án Tiến sĩ khoa học Sƣ phạm Tâm lý.

[14] Nguyễn Thị Chính (2008), Nhập mốn khoa học giao tiếp, Tài liệu lưu hành nội bộ.

[15] Phạm Khắc Chương (1998), Giáo dục gia đình, NXB Giáo dục Hà Nội.

[16] Phạm Vũ Dũng (1996), Văn hóa giao tiếp, NXB Văn hóa thông tin, HN.

[17] Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lý học , NXB Khoa học xã hội, Hà Nội [18] Nguyễn Văn Đính (1997), Giáo trình Tâm lý học nghệ thuật giao tiếp

trong kinh doanh du lịch, NXB Đại học KTQD, Hà Nội

[19] Nguyễn Thị Diễm (2008), Đặc điểm giao tiếp của sinh viên trường Cao Đẳng Sƣ phạm Quảng Trị, Tạp chí khoa học và công nghệ, ĐH Đà Nẵng. Số 2

[20] Nguyễn Văn Đồng (2005), “ Văn hoá giao tiếp của sinh viên ”, Tạp chí Tâm học, (5), ( 34-35-36).

[21] Nguyễn Văn Đồng (2005), “Mức độ phát triển kĩ năng giao tiếp của sinh viên ”, Tạp chí Tâm học,

[22] Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập tâm lý học, NXB Giáo dục Hà nội [23] Phạm Minh Hạc (1998), Văn hóa giáo dục – Giáo dục và văn hóa,

NXB Giáo dục Hà nội

[24] Dương Thị Diệu Hoa (chủ biên), Nguyễn Ánh Tuyết, Phan Kế Hào, Phan Trọng Ngọ, Đỗ Thị Hạnh Phúc (2008) Giáo trình tâm lý học phát triển, NXB Đại học Sƣ phạm Hà nội.

[25] Ngô Công Hoàn - Hoàng Anh (1998), Giao tiếp sư phạm, NXB Giáo dục.

[26] Ngô Công Hoàn (1992), Một số vấn đề giao tiếp sư phạm, Vụ giáo viên, HN.

[27] Ngô Công Hoàn (1997), Giao tiếp và ứng xử, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[28] Ngô Công Hoàn (chủ biên) (1997), Những trắc nghiệm tâm lý, Tập II, Trắc nghiệm về nhân cách, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[29] Trương Quang Học (2006), “Một số kỹ năng giao tiếp của học viên tham gia các lớp đào tạo giáo viên khoa học Xã hội nhân văn quân sự

cấp phân đội”, Tạp chí Tâm học, (12), (41-42-43-44)

[30] Lê Văn Hồng (2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB ĐHQG Hà Nội

[31] Trần Hiệp (1991), Tâm học xã hội – Mấy vấn đề lý luận, NXB Khoa học xã hội, HN.

[32] Bùi Văn Huệ, Đỗ Mộng Tuấn, Nguyễn Ngọc Bích (1995), Tâm học hội, Bộ giáo dục - Đào tạo Hà Nội.

[33] Nguyễn Sinh Huy, Trần Trọng Thủy (1996), Nhập môn khoa học giao tiếp, NXB Giáo dục Hà Nội.

[34] Nguyễn Công Khanh, (2007), Các công cụ đo chuẩn trong khoa học tâm lý giáo dục, NXB Giáo dục Hà Nội.

[35] Nguyễn Văn Lê (1995), Giao tiếp phạm , NXB Giáo dục.

[36] Nguyễn Văn Lê (1996), Giao tiếp nhân sự - Giao tiếp phi ngôn ngữ, NXB Trẻ.

[37] Nguyễn Văn Lê (1992), Vấn đề giao tiếp, NXB Giáo dục.

[38] Trần Tuấn Lộ (1994), Tâm học giao tiếp, NXB Giao tiếp, NXB Giáo dục, Tp.HCM.

[39] Vũ Thị Nho (2005), Tâm học phát triển, NXB Hà Nội.

[40] Kim Oanh (1998), Nhìn thấu lòng người, NXB Thanh Niên.

[41] Nguyễn Thị Oanh (1995), Tâm học truyền thông giao tiếp, NXB Khoa học Phụ nữ, Tp.HCM.

[42] Đào Thị Oanh (2002), Nhu cầu giao tiếp cuối bậc tiểu học, Tạp chí tâm lý học, Số10

[43] Phan Thị Lan Phương (2009), Rèn luyện Kỹ năng giao tiếp tiếp nhận thông tin học tập cho sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ trong điều kiện hiện nay, Đề tài cấp trường.

[44] Lò Thị Mai Thoan (2005) “Thực trạng khả năng giao tiếp của sinh

viên Sƣ phạm tỉnh Sơn La ”, Tạp chí Tâm học, (2), (59-60-61).

[45] Hoàng Văn Tuấn (1996), Các quy tắc hay trong giao tiếp, NXB Thanh niên, Hà Nội.

[46] Nguyễn Văn Tuấn, Phạm Phương Trang (2005), Tâm nghệ thuật giao tiếp trong thương mại, NXB Thống kê.

[47] Nguyễn Thạc, Hoàng Anh (1991), Luyện giao tiếp sư phạm, Trường Đại học sƣ phạm Hà Nội.

[48] Nguyễn Xuân Thức - Phạm Thành Nghị (1993), Một số vấn đề giao tiếp sƣ phạm, Tạp chí tâm lý học, Số 10

[49] Nguyễn Văn Thủ (chủ biên) (1998), Văn hoá lối sống với môi trường, NXB Văn hoá Thông tin.

[50] Trần Trọng Thủy, Nguyễn Sinh Huy (1996), Nhập môn khoa học giao tiếp, NXB Giáo dục.

[51] Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (1998), Tâm học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[52] Trần Trọng Thủy, (1993), Bài giảng tâm lý học giao tiếp, NXB Đại học sƣ phạm Hà Nội.

[53] Nguyễn Quang Uẩn (2004), Tâm lý học đại cương, NXB Giáo dục.

Phụ lục 1

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

Các bạn sinh viên dân tộc trường CĐSP Yên Bái thân mến! Để giúp chúng tôi có cơ sở khoa học đề xuất với nhà trường về những giải pháp trong giáo dục- đào tạo, nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho các bạn trước khi bước vào nghề, chúng tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn về vấn đề này bằng cách trả lời những câu hỏi trong các phiếu sau đây. ( Bạn hãy đánh dấu X vào mỗi tương ứng với đáp án mà bạn cho là phù hợp với ý kiến của mình

Cảm ơn sự nhiệt tình của các bạn!

Câu 1. Theo bạn kĩ năng giao tiếp là gì?

 Là khả năng nhận biết những điều cụ thể(bên trong và bên ngoài) của đối tƣ ng và chủ thể giao tiếp

 Là cách nói chuyện với người khác một cách lôi cuấn, hấp dẫn đạt đư c hiệu quả trong giao tiếp

 Là khả năng sử dụng một cách có hiệu quả các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ(ánh mắt, cử chỉ, tay chân...) biết cách tổ chức, điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt đƣ c mục đích giao tiếp.

Câu 02. Theo bạn kĩ năng giao tiếp có vai trò nhƣ thế nào trong đời sống hàng ngày (lựa chọn một ô phù h p)

 Không quan trọng

 Bình thường

 Quan trọng

 Rất quan trọng

 Không bao giờ

Câu 03. Biểu hiện của kỹ năng giao tiếp ( lựa chọn bằng cách đánh dấu + vào ô phù h p) Giải thích:

1. Hoàn toàn không thực hiện 2. Hầu nhƣ không thực hiện 3. Đôi khi thực hiện

4. Thực hiện thường xuyên 5. Thực hiện rất thường xuyên

Một phần của tài liệu Đề tài Kỹ năng giao tiếp của sinh viên dân tộc ít người trường Cao đẳng Sư Phạm Yên Bái (Trang 115 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)