Một số đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên dân tộc ít người

Một phần của tài liệu Đề tài Kỹ năng giao tiếp của sinh viên dân tộc ít người trường Cao đẳng Sư Phạm Yên Bái (Trang 51 - 56)

1.3.1.1. Khái niệm sinh viên

Thuật ngữ sinh viên có nguốn gốc từ tiếng Latinh “student” có nghĩa là người học nhiệt tình, hăng say, người tìm kiếm, khai thác tri thức, khám phá kho tàng tri thức nhân loại.

Theo tác giả Vũ Thị Nho, ở lứa tuổi SV con người đã bước vào giai đoạn trưởng thành ( người trưởng thành trẻ tuổi có tuổi từ 19, 20 đến 40). [29]

Người trưởng thành là một khái niệm tổng h p đư c xem xét trên cả bình diện sinh học, tâm lý, xã hội. Theo nghiên cứu của nhiều nhà tâm lý học, xã hội học, khái niệm tuổi trưởng thành đư c xác định dựa theo một tổ h p các tiêu chí sau:

- Sự chín muồi về mặt sinh lý, thể chất

- Có đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ của người công dân - Đã kết thúc việc học tập ở những mức độ khác nhau - Có nghề nghiệp ổn định

- Có lao động để nuôi sống bản thân và gia đình - Đã xây dựng gia đình riêng

- Có cuộc sống kinh tế độc lập, không phụ thuộc vào cha mẹ hoặc người đỡ đầu. Khái niệm tuổi trưởng thành còn tuỳ thuộc vào thời gian đào tạo và trình độ học vấn. Đó cũng chính là lý do giai đoạn “ người trưởng thành trẻ tuổi” thường lấy mốc từ 20 trở lên, chậm hơn chút ít so với tuổi công dân (18 tuổi).

Thuật ngữ sinh viên đư c dùng để chỉ những người đang theo học ở bậc đại học và cao đẳng để phân biệt với học sinh trung học phổ thông. Sinh viên hiện đại thường có độ tuổi từ 18 đến 25. Đây là giai đoạn chuyển từ sự chín muồi về chất sang trưởng thành về phương diện xã hội. Sinh viên là đại biểu của nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội. Nhóm xã hội đặc biệt là nguồn bổ sung cho đội ngũ tri thức

1.3.1.2. Khái niệm sinh viên sư phạm

Sinh viên sư phạm là những người đang học tập, rèn luyện trong các trường đại học và cao đẳng sư phạm. Họ mang đầy đủ những đặc điểm chung của sinh viên, song họ có những đặc điểm riêng về nhân cách, nghề nghiệp. Họ học tập và rèn luyện để trở thành những “kỹ sƣ tâm hồn” với nghề trồng người.

Tuổi sinh viên là thời kì tự ý thức phát triển ở mức độ cao, sinh viên tích cực tự giác thực hiện những kế hoạch hoạt động của bản thân. Học tập của sinh viên sƣ phạm là quá trình lĩnh hội tri thức theo mục tiêu xác định của ngành sƣ phạm. Hoạt động chủ đạo của sinh viên sƣ phạm là học tập theo đinh hướng nghề dạy học, gắn liền với rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, trở thành thầy cô giáo trong tương lai.

1.3.1.3. Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên a. Về nhận thức

Sinh viên có khả năng độc lập, sáng tạo. Bên cạnh việc lĩnh hội tri thức qua bài giảng của thầy, sinh viên còn tự nghiên cứu, tự học, chủ động lập kế hoạch hoạt động và tu dƣỡng bản thân.

Sinh viên luôn có nhu cầu thành đạt, có kỳ vọng cao về kết quả học tập.

Chính điều này làm cho sinh viên kiên trì, tìm mọi biện pháp để nâng cao kết quả học tập và không bao giờ thoả mãn với kết quả học tập của mình.

b. Tự ý thức của sinh viên

Tự ý thức của sinh viên đƣ c hình thành trong quá trình xã hội hoá.

Thông qua các hình thức hoạt động đa dạng, bằng con đường giáo dục, dạy học và giao tiếp xã hội, sinh viên tiếp thu các giá trị xã hội, các chuẩn mực xã hội để hình thành tự ý thức ở mình.

Sự tự ý thức thường xuất phát từ yêu cầu cuộc sống, hoạt động và địa vị mới mẻ của sinh viên trong tập thể. Nội dung tự ý thức khá phức tạp do sinh viên có sự nhận thức về vị trí của mình trong xã hội.

Trên cơ sở nhận thức người khác, đối chiếu bản thân mình với mọi người và chuẩn mực xã hội, sinh viên tự nhận thức và điều khiển hành vi của mình.

Bởi vậy, quá trình tự ý thức giúp sinh viên điều chỉnh hành vi và hoàn thiện nhân cách.

Mức độ tính tích cực của tự ý thức ở sinh viên phụ thuộc vào thời hạn đạt tới mục đích đƣ c vạch ra. Những sinh viên có kế hoạch lâu dài trong cuộc sống thường biểu hiện tích cực tự nhận thức trong hoạt động cao.

c. Đặc điểm của đời sống tình cảm

Đời sống tình cảm của sinh viên phát triển ở mức độ cao: “Lứa tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất về tình cảm, đạo đức và thẫm mỹ là giai đoạn hình thành và ổn định tính cách…” (16). Sinh viên đã nhận thức tương đối đầy đủ ý nghĩa của các chuẩn mực xã hội, thể hiện đúng phong cách của người tri thức.

d. Về nhân cách

Sự phát triển nhân cách của sinh viên có những đặc điểm riêng. Nhân cách của sinh viên là nhân cách của con người trẻ tuổi đang chuẩn bị để thực hiện chức năng người chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao trong một lĩnh vực hoạt động nào đó của xã hội. Nhƣ chúng ta đã biết nhân cách đƣ c hình thành và phát triển và hoàn thiện trong suốt cả đời người, song thời sinh viên

là thời kỳ hình thành và phát triển mạnh mẽ nhất về nhân cách người chuyên gia tương lai, là giai đoạn hình thành và ổn định tính cách, sinh viên đã có kế hoạch hoạt động riêng của mình và độc lập trong phán đoán, hành vi. Toàn bộ nhân cách của sinh viên phát triển sát với mục tiêu đào tạo và gần với mẫu người thuộc một ngành nghề nhất định.

1.3.2. Khái niệm dân tộc và sinh viên dân tộc ít người 1.3.2.1. Khái niệm dân tộc

Hiện nay ở Việt Nam, thuật ngữ dân tộc đƣ c thể hiện ở hai cấp độ:

Cấp độ thứ nhất:

Từ điểm Bách khoa Việt Nam: Dân tộc hay quốc gia dân tộc là một cộng đồng chính trị - xã hội đư c chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập lên một lãnh thổ nhất định, đƣ c thành lập do nhiều bộ lạc và lien minh bộ lạc, sau này của nhiều cộng đồng mang tính tộc người của bộ phận tộc người

Nhƣ vậy ở cấp độ 1 dân tộc đƣ c hiểu nhƣ với khái niệm quốc gia, đất nước, tổ quốc…

Cấp độ hai:

Từ điển bách khoa xác định: Dân tộc còn đồng nghĩa với cộng đồng mang tính tộc người, Ví dụ: dân tộc Tày, Nùng, Dao, Thái…

Như vậy ở cấp độ này dân tộc đư c hiểu là một cộng đồng người tương đối ổn định, đƣ c hình thành phát triển trong lịch sử đựa trên mối quan hệ chung về ngôn ngữ, bản sắc văn hóa, ý thức tự giác tộc người

Cấp độ này cho thấy cấu trúc tâm lý biểu hiện trong cộng đồng văn hóa là mỗi dân tộc có những đặc điểm tâm lý riêng mang tính chất xã hội – lịch sử.

Khái niệm dân tộc đƣ c chúng tôi sử dụng trong đề tài này thuộc cấp độ thứ hai.

1.3.2.2. Khái niệm sinh viên dân tộc ít người.

Nhƣ vậy căn cứ vào khái niệm sinh viên và khái niệm dân tộc nêu trên chúng tôi đã đưa ra khái niệm sinh viên DT ít người là:

SVDTIN là chỉ những con em đồng bào thiểu số đang theo học ở bậc đại học và cao đẳng để phân biệt với học sinh trung học phổ thông. Sinh viên DT ít người hiện đại thường có độ tuổi từ 18 đến 25

1.3.3. Kỹ Năng giao tiếp của sinh viên

Ở giai đoạn lứa tuổi này, sinh viên giữ vai trò, vị trí xã hội rõ rệt, là nhóm người có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ tri thức có trình độ và nghề nghiệp tương đối cao của xã hội.

Sinh viên sư phạm đư c sống trong môi trường mang tính chất mô phạm cao, đư c hướng vào việc hình thành và hoàn thiện một nhân cách mẫu mực nên nhìn chung sinh viên sƣ phạm đều có nhu cầu giao tiếp cao, thoã mãn nhu cầu giao tiếp bằng phương thức phù h p.

Cũng nhƣ ngành khác, sinh viên sƣ phạm luôn phải biết tự rèn luyện bản thân và kỹ năng giao tiếp sƣ phạm, bởi sự đòi hỏi của nghề thầy giáo đối với khả năng này là rất cao.

Vì vậy trong giao tiếp, họ luôn có xu hướng mang dấu ấn đặc trưng của nghề nghiệp, phong cách giao tiếp này luôn nhận đƣ c sự tôn trọng của xã hội.

Tiểu kết chương 1

Giao tiếp giữ vai trò là điều kiện tiên quyết trong quá trình hình thành và phát triển của con người.

Đối với SVDT, kỹ năng giao tiếp càng quan trọng nó bộc lộ nhằm tạo lập, xây dựng mối quan hệ giữa bạn bè và những người khác trong xã hội, đồng thời thực hành những kỹ năng đã học đƣ c vào cuộc sống nhằm phục vụ cho nghề nghiệp tương lai.

Cũng nhƣ ngành khác, SVDT luôn phải biết tự rèn luyện bản thân và kỹ năng giao tiếp sƣ phạm, bởi sự đòi hỏi của nghề thầy giáo đối với khả năng này là rất cao.

Vì vậy trong giao tiếp, họ luôn có xu hướng mang dấu ấn đặc trưng của nghề nghiệp, phong cách giao tiếp này luôn nhận đƣ c sự tôn trọng của xã hội.

Một phần của tài liệu Đề tài Kỹ năng giao tiếp của sinh viên dân tộc ít người trường Cao đẳng Sư Phạm Yên Bái (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)