1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng giao tiếp
1.2.2. Kĩ năng giao tiếp
1.2.2.2. Phân loại kỹ năng giao tiếp
- A.A.Bôđalov, N.V.Cuđơmia, A.N.Leonchiev… cho rằng giao tiếp có ba giai đoạn: giai đoạn điều khiển, điều chỉnh và phát triển quá trình giao tiếp, giai đoạn phân tích hệ thống giao tiếp đã đƣ c thực hiện và giai đoạn
xây dựng mô hình giao tiếp cho hoạt động tiếp theo. Dựa vào căn cứ này người ta chia KNGT thành ba nhóm KN chính là:
* Nhóm KN định hướng: KN dựa vào biểu lộ bên ngoài như sắc thái biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu lời nói, nội dung cử chỉ, điệu bộ, động tác, thời gian, không gian giao tiếp mà phán đoán chính xác về nhân cách cũng nhƣ mối quan hệ giữa chủ thể với đối tƣ ng giao tiếp.
* Nhóm KN định vị: Biểu thị kỹ năng biết xác định vị trí giao tiếp, biết đặt vị trí mình vào vị trí của đối tƣ ng và biết tạo ra điều kiện để đối tƣ ng chủ động giao tiếp với mình.
* Nhóm KN điều khiển quá trình giao tiếp: Thể hiện KN thu hút đối tƣ ng, tìm ra đề tài giao tiếp, duy trì nó, xác định đƣ c nguyện vọng hứng thú của đối tư ng và biết sử dụng toàn bộ các phương tiện giao tiếp, làm chủ các trạng thái cảm xúc bản thân.
- A.Cubanora và M.Rakkmatulina thì chia KNGT thành ba nhóm lớn
* Nhóm các KN định hướng trước khi giao tiếp
* Nhóm các KN tiếp xúc xảy ra trong quá trình giao tiếp
* Nhóm các KN độc đáo hướng quá trình giao tiếp theo các định hướng giá trị
Thành phần KN trong ba nhóm KN này là KN nghe thấy, KN nhìn thấy, KN tiếp xúc, KN hiểu biết lẫn nhau, KN tổ chức điều khiển quá trình GT.
- V.P.Dakharop đã chia các kỹ năng giao tiếp thành bốn nhóm cơ bản:
* Nhóm KN đóng vai tích cực chủ động trong giao tiếp
* Nhóm KN thể hiện sự thụ động trong giao tiếp
* Nhóm KN điều chỉnh sự phù h p cân bằng trong giao tiếp
* Nhóm KN diễn đạt cụ thể, dễ hiểu
Ông cho rằng bốn nhóm KNGT trên có thể phân chia thành 10 KNGT.
Dưới đây chúng tôi xin trình bày ra 10 KNGT cụ thể của V.P.Dakharop.
Qua bảng trắc nghiệm Tâm lý của ông chúng tôi rút ra đƣ c các năng lực cần có để có một KNGT. Dưới đây xin đưa ra các năng lực cụ thể và có phân tích nhỏ.
* KN thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp
- Biết cách làm quen với người lạ; biết làm cho người lạ gần gũi mình - Biết cách mở đầu câu chuyện đối với đối tƣ ng giao tiếp
- Có khả năng tiếp xúc đám đông
- Có khả năng thích nghi với môi trường mới - Tiếp xúc với mọi người dễ dàng và tự nhiên
Cổ nhân có nói rằng ” Sự ăn cho ta cái lực, sự ở cho ta cái chí, sự bang giao cho ta cái sự nghiệp”. Để có thể bang giao với người khác con người cần qua giai đoạn đầu tiên đó là thiết lập mối quan hệ. Trong cuộc sống, trong giao tiếp rất nhiều người gặp khó khăn ở giai đoạn đầu tiên này.
Thiết lập mối quan hệ hay nói đơn giản hơn đó là làm quen. Để làm quen với một người nào đó, trước tiên ta phải tìm hiểu về họ như: giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, sở thích, hoàn cảnh gia đình…Tất cả những cứ liệu này sẽ giúp ta tìm ra chủ đề chung để mở đầu câu chuyện, g i chuyện, dẫn dắt câu chuyện giao tiếp .Mỗi đối tƣ ng khác nhau, với những mục đích thiết lập mối quan hệ khác nhau sẽ có nghệ thuật thiết lập mối quan hệ riêng. Thực tế có những người muốn làm quen với người lạ, người mới gặp nhƣng không biết nói về chuyện gì, hoặc trò chuyện đƣ c ít phút thì không biết sẽ nói gì nữa. Thường thì những chủ đề dùng để làm quen là những chủ đề tránh những vấn đề nhạy cảm, riêng tƣ.
* KN biết cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tƣ ng GT.
- Biết kết h p hài hòa nhu cầu, sở thích của mình với mọi người khi giao tiếp - Biết quan tâm tới nhu cầu, sở thích của họ
- Thường cố gắng tìm hiểu nhu cầu của người khác * KN nghe đối tƣ ng GT.
- Trong lúc nghe đối tƣ ng giao tiếp thì không suy nghĩ việc riêng. - Nhắc lại đƣ c bằng lời những gì đối tƣ ng giao tiếp đã nói
- Diễn đạt chính xác ý đồ trong lời nói của đối tƣ ng giao tiếp - Nhận biết đƣ c ý nghĩa giọng điệu của lời nói
- Nhận ra ngụ ý trong lời nói của đối tƣ ng giao tiếp - Tập trung lắng nghe - Nhận biết đối tƣ ng giao tiếp lạc đề
Tâm lý học phân biệt giữa nghe và lắng nghe. Nghe thấy là sóng âm tác động vào màng nhĩ và tín hiệu truyền lên não. Lắng nghe là từ tín hiệu não nhận đư c con người hiểu nghĩa của lời nói. Lắng nghe để hiểu bao gồm: sự tập trung chú ý - hiểu - hồi đáp – ghi nhớ. Thực tế, có mắt không đồng nghĩa với nhìn thấy, có trí não không đồng nghĩa với biết nghĩ, có tai không đồng nghĩa với biết lắng nghe. Ngạn ngữ Nga có câu: “Ba tuổi đủ để học nói, nhƣng cả cuộc đời không đủ để biết lắng nghe”. Lắng nghe không phải bản năng mà là nghệ thuật, kỹ năng cần phải rèn luyện lâu dài. Lắng nghe chính là hùng biện nhất nhƣng ít ai biết đƣ c điều này. Trong giao tiếp với nhau chúng ta thường tranh nhau thể hiện mà ít có ai tranh nhau để lắng nghe.
Để có kỹ năng lắng nghe tốt cần tuân thủ các bước sau đây của quy trình lắng nghe:
- Tập trung: yếu tố đầu tiên để lắng nghe hiệu quả là tập trung. Tập trung có nghĩa là trong một thời điểm chỉ làm một việc. Nhiều người giao tiếp không thành công vì trong khi lắng nghe người khác truyền tải thông điệp thì để các công việc khác xen vào. Kết quả là thông điệp đƣ c truyền tải từ ngươì nói đến người nghe không có một cách hiểu như nhau. Tập trung lắng nghe cũng là biểu hiện tôn trọng người nói, giúp người nói có thêm sự tin tưởng để giao tiếp cởi mở hơn.
- Tham dự: Có người nói phải có người nghe, người gửi phải có người nhận. Tham dự trong lắng nghe đƣ c biểu hiện bằng sự chú ý của đôi mắt,
những cái gật đầu của người nghe; về ngôn từ là những từ đệm: dạ, vâng, ạ, thế à, thật không?
- Hiểu: Nhiều cuộc giao tiếp diễn ra theo kiểu “Ông nói gà, bà nói vịt”
vì không hiểu đƣ c thông điệp của giao tiếp. Để hiểu đƣ c thông điệp của người gửi, yêu cầu người nghe phải xác định lại thông điệp bằng cách trình bày lại nội dung của người nói theo ý hiểu của mình hoặc bằng cách đặt câu hỏi để xác định nhƣ: tôi hiểu nhƣ thế này có đúng không?, hoặc ý anh là…?
- Ghi nhớ: Ghi nhớ thông điệp chính.
- Hồi đáp: Giao tiếp là quá trình tương tác 2 chiều giữa người gửi và người nhận. Sau khi nhận thông điệp, bước tiếp theo cần có sự hồi đáp với người gửi. Có đi có lại mới toại lòng nhau, mới có thể hoàn chỉnh quá trình giao tiếp cũng nhƣ lắng nghe.
- Phát triển: Giao tiếp không phải là một thời điểm mà là một quá trình. Quá trình hồi đáp là sự chấm dứt cho một chu trình mới. Chu trình lắng nghe vừa miêu tả là một mô hình khép kín và diễn ra theo chiều xoáy trôn ốc đi lên.
Lắng nghe một cách hiệu quả là lắng nghe như thể bạn là người Bác sỹ đang chẩn đoán triệu chứng của bệnh nhân, hoặc là một phi công đang tiếp xúc với đài kiểm soát trong một cơn bão. Người biết lắng nghe là người biết tiếp nhận những thông tin mới, những ý kiến mới và l i điểm là nắm đƣ c thông tin, cập nhật hoá thông tin, và giải quyết đƣ c vấn đề.
* KN tự chủ cảm xúc hành vi.
- Kiềm chế đƣ c trêu chọc, khích bác, nói xấu.
- Giữ đư c bình tĩnh khi người tiếp xúc có định kiến, chụp mũ mình. - Tự chủ cảm xúc, hành vi của mình khi tranh luận.
- Không bị mất cân bằng cảm giác.
* KN tự kiềm chế kiểm tra đối tƣ ng GT. - Áy náy khi xen vào chuyện người khác.
- Biết hay khuyên bảo, chỉ dẫn người khác trong giao tiếp là không tốt. - Biết cách an ủi những người đang có điều gì lo lắng, buồn phiền.
- Biết ngăn cản người hay nói.
- Biết cách tác động vào người đang lung túng, bối rối.
- Biết làm cho người nói chuyện bị xúc động chi phối ngừng lời. * KN diễn đạt cụ thể, dễ hiểu.
- Nói chuyện hấp dẫn, có duyên.
- Diễn đạt ngắn gọn ý kiến của mình.
- Biết nhiều lời trong giao tiếp là không tốt. - Nhận ra người khác nói chuyện rời rạc.
Khi trao đổi thông tin với ai đó, để đạt đƣ c mục đích giao tiếp ta phải trải qua quá trình truyền thông. Tuy nhiên, làm thế nào để thông điệp bạn muốn gửi cho người nhận đến “đích” và đạt hiệu quả cao, bạn phải hiểu đƣ c quá trình truyền thông và kỹ năng diễn đạt.
Theo thầy Huỳnh Văn Sơn: Khi yêu cầu một số SV giới thiệu về bản thân mình một cách đầy đủ và ấn tƣ ng trong thời gian có hạn, nhiều bạn trẻ đã tỏ ra lúng túng, họ không biết phải diễn đạt thế nào. (Theo Dai-ich- life.com.vn)
Thầy cũng cho rằng : “Một lời truyền thông tốt phải thật sự to, rõ, cụ thể, chi tiết và chính xác. Khi diễn đạt thông tin, người phát hãy trình bày suy nghĩ và ý tưởng của mình một cách thân thiện, cởi mở, tâm huyết. Chính ngôn ngữ bằng lời sẽ gây những hiệu ứng đặc biệt khi truyền thông”.
Trong KN này sử dụng ngôn ngữ lời nói là chủ đạo. Tuy nhiên ông bà ta có dạy: “ Rư u nhạt uống lắm cũng say, người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”. Trong giao tiếp, chúng ta không nên lạm dụng lời nói quá nhiều dẫn đến nhiều lời, dong dài; chỉ nên nói những gì cần nói, nói nhiều quá sẽ làm giảm giá trị lời nói của bản thân.
* KN linh hoạt mềm dẻo trong GT.
- Tiếp thu ý kiến, quan điểm của người khác. - Chú ý tới lý lẽ mới của đối tƣ ng giao tiếp.
- Không bảo thủ giữ khƣ khƣ ý kiến trong tranh luậ nếu biết nó sai lầm. - Biết đƣ c “gió chiều nào che chiều đó” là không tốt.
- Biết đƣ c thái độ, phản ứng của đối tƣ ng giao tiếp là những thông tin rất quan trọng cần để ý tới.
- Thay đổi quan điểm trong tình thế câu chuyện đã theo hướng khác. * KN thuyết phục đối tƣ ng trong GT.
Thuyết phục là khả năng dùng các công cụ gây ảnh hưởng làm cho người khác làm một điều gì đó.
Tác giả Dale Carnegie cho rằng, thuyết phục đƣ c hiểu là: cách duy nhất buộc người khác làm bất cứ điều gì là khiến cho họ thích làm điều đó”.
Chính vì vậy ta thấy thuyết phục khác với quyền lực.
Để thuyết phục hiệu quả có rất nhiều cách. Trong đó có cách sử dụng chiến lƣ c sau: - Sử dụng uy tín: trình độ, chú tâm, danh tiếng, nhân cách.
- Lập luận lôgic. Để lập luận lôgic thì luận cứ, chứng cứ giữ vai trò rất quan trọng. - Thể hiện tình cảm. Ông bà ta có câu: “Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình”.
V.P.Dakharop cho rằng một người có KN thuyết phục trong lúc giao tiếp là người có những năng lực sau:
- Biết dùng tình cảm để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của người khác. -
“Nói có sách, mách có chứng” khi tranh luận.
- Biết đầu tư thời gian thuyết phục người trái ý với mình. * KN điều khiển quá trình GT.
V.P.Dakharop, một người có KN điều khiển quá trình giao tiếp là người có những năng lực sau:
- Duy trì nề nếp trong lớp, tổ chức của mình.
- Tự tin khẳng định điều gì đó nhƣ “đinh đóng cột” khi biết rõ về điều đó 100% - Biết cách tạo bầu không khí tin tưởng, giúp đỡ nhau trong lớp.
- Tổ chức, đề xướng các hoạt động tập thể và các cuộc vui của bạn bè. - Giữ vai trò tích cực, sôi nổi trong hoạt động chung.
- Hướng mọi người tập trung dứt điểm việc nào đó khi chuyển sang việc khác - Tự tin trong khi trò chuyện.
* Sự nhạy cảm trong GT.
- Áy náy khi làm phiền người khác.
- Biết đƣ c thái độ của đối tƣ ng giao tiếp đối với mình.
- Động lòng trước đứa trẻ khóc.
- Nhạy cảm với nỗi đau của bạn bè và người thân.
- Áy náy, băn khoăn với sự khó chịu của bạn bè, người thân.
- Nắm bắt trạng thái của người khác.
- Động lòng khi thấy người bên cạnh đau khổ.
Nhƣ vậy, có nhiều hình thức cách thức phân loaijKNGT khác nhau, mỗi cách xét dưới góc độ nào đó đều có tính h p lí của nó. Tuy nhiên KNGT là một vấn đề khá phức tạp, bao gồm một hệ thống các KN đan xen thống nhất, tác động qua lại cho nên dù phân chia thế nào cũng chỉ mang tính chất tương đối. Chủ thể muốn đạt hiệu quả cao trong quá trình GT nhất thiết phải biết phối h p sử dụng các KNGT một cách h p lý.