Giai đoạn hình thành và phát triển kỹ năng

Một phần của tài liệu Đề tài Kỹ năng giao tiếp của sinh viên dân tộc ít người trường Cao đẳng Sư Phạm Yên Bái (Trang 47 - 51)

1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng giao tiếp

1.2.2. Kĩ năng giao tiếp

1.2.2.3. Giai đoạn hình thành và phát triển kỹ năng

Các giai đoạn hình thành và phát triển KN tạo thành một quy trình rèn luyện KN. Các giai đoạn đƣ c sắp xếp theo trình tự h p lý, chặt chẽ nhằm hình thành KN nhất định. Nếu ta rèn luyện KN nào đó theo trình tự

h p lý và chặt chẽ thì tất yếu sẽ đạt đƣ c hiệu quả, tránh đƣ c nhiều sai sót.

Có hai loại quy trình: Quy trình vĩ mô là quá trình rèn luyện KN đƣ c sắp xếp thành những giai đoạn khái quát, các bước lớn; quy trình vi mô là những bước nhỏ, những thao tác, những công việc chi tiết đư c sắp xếp theo trình tự để ta tiến hành trong từng giai đoạn khái quát, trong từng bước lớn của quy trình vĩ mô. Khái niệm quy trình vĩ mô và quy trình quy mô đƣ c phân tích với ý nghĩa tương đối tuỳ thuộc vào điều kiện các KN nhất định.

Các tác giả K.K.Platônov và G.G.Gôlubev nêu rõ: Khi huấn luyện bất cứ một hoạt động nào, hành động mới nào, trước hết ta cần xác định mục đích, sau đó phải thông hiểu việc thực hiện hoạt động đó nhƣ thế nào, theo một trình tự h p lý ra sao, cần trang bị cho người ta cả kỹ thuật tiến hành hành động nữa. [32]

Nhƣ vậy, hai tác giả đã coi việc hình thành KN bao hàm cả việc nắm vững mối quan hệ qua lại giữa mục đích hành động, các điều kiện và cách thức thực hiện hành động đó. Vì cấu trúc KN bao gồm cả tri thức, kỹ xảo và tƣ duy độc lập, sáng tạo nên khi rèn luyện KN cho SV ta cần chú ý xác định mục đích, trang bị tri thức, và cách thức rèn luyện, vận dụng các KN đã có một cách h p lý và hiệu quả, phát huy tƣ duy độc lập, sáng tạo, vận dụng các thao tác trí tuệ một cách nhanh chóng, chặt chẽ, lôgic.

Hai tác giả trên đã nêu ra sơ đồ các giai đoạn hình thành KN sau đây:

- Giai đoạn thứ nhất (Có KN sơ đẳng): Ý thức đƣ c mục đích hành động và tìm kiếm cách thức thực hiện hành động dựa trên vốn hiểu biết và các kỹ xảo đã có, hành động đƣ c thực hiện theo cách “thử và sai” có kế hoạch.

- Giai đoạn thứ hai (Biết cách làm nhƣng không đầy đủ): Có hiểu biết về các phương thức thực hiện hành động, sử dụng đư c những kỹ xảo đã có nhƣng không phải đã sử dụng đƣ c những kỹ xảo chuyên biệt dành cho hoạt động này.

- Giai đoạn thứ ba (Có những KN chung chung còn mang tính chất riêng lẻ): Có hàng loạt KN phát triển cao nhƣng còn mang tính chất riêng lẻ. Các KN này cần thiết cho các dạng hoạt động khác nhau.

- Giai đoạn tứ tƣ (có nhữg KN phát triển cao): Sử dụng sáng tạo vốn hiểu biết và các kỹ xảo đã có, ý thức đƣ c không chỉ mục đích hành động mà cả động cơ lựa chọn cách thức đạt mục đích.

- Giai đoạn thứ năm ( có tay nghề ): Sử dụng một cách thành thạo, sáng tạo đầy triển vọng các cách khác nhau. [32]

Tuy năm giai đoạn hình thành KN trên chƣa hẳn là một quy trình rèn luyện KN, nhưng đó là cột mốc định hướng và giúp người SV dựa trên các giai đoạn, các mức độ hình thành KN đó mà thực hiện theo quy trình h p lý từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.

Tình huống giao tiếp trong cuộc sống vô cùng phong phú và đa dạng.

Vì vậy, trong quá trình rèn luyện KNGT SV phải linh hoạt, mềm dẻo khi thực hiện nội dung các bước trên.

1.2.2.4. Yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển KNGT cho SVDT

* Yếu tố khách quan

- Cách thức tổ chức, quản lý của nhà trường

Hiện nay nhà nước ta đang khuyến khích xã hội hoá rất nhiều lĩnh vực, trong đó có Giáo dục. Số lư ng trường Đại học, Cao đẳng tăng lên nhanh, nhƣng có nhiều thực trạng đang tồn tại, trong đó có vấn đề văn hoá học đường ngày càng xuống cấp trầm trọng. Do hiện nay nề nếp nhiều trường chưa quy cũ, chưa quan tâm đúng mức đến việc tạo ra môi trường giao tiếp thật sự văn minh cho SV. Để có môi trường giúp SV rèn luyện KNGT tốt nhà trường cần đưa ra những quy định, nội quy, cách thức giao tiếp cho SV của trường. Tất cả những quy định, quy tắc… của nhà trường có những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc rèn luyện KNGT cho người

học. Nhà trường nên tạo ra một môi trường mà ở đó các em thấy mình đư c tôn trọng, thấy bản thân có giá trị và có một niềm tự hào khi là SV của trường. Đây là những điều sẽ ảnh hưởng trực tiếp vào vô thức của SV giúp SV giao tiếp tốt. Bởi lẽ, các em thấy bản thân đƣ c tôn trọng, có giá trị thì tự khắc sẽ cố gắng sống sao cho xứng đáng với điều đó, trong đó có việc giao tiếp đúng và giao tiếp tốt.

- Phương pháp dạy học

Những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của nguời học có tác dụng rất lớn giúp SV rèn luyện KNGT. Trong quá trình học, SV chủ động tìm kiếm tri thức, trao đổi với bạn bè, thầy cô, trình bày sản phẩm của cá nhân hoặc nhóm. Từ đó các em có nhiều cơ hội tương tác với người khác, cơ hội rèn luyện KNGT cho bản thân.

- Năng lực giao tiếp của GV toàn trường

Năng lực giao tiếp của GV là bài học sinh động, quý báu để cho SV học tập. Người GV có KN giao tiếp tốt sẽ làm cho mình đẹp hơn và đư c tôn trọng trong mắt SV. Đư c học một người thầy vừa có chuyên môn giỏi, vừa có năng lực giao tiếp tốt sẽ là tác nhân kích thích lớn lao để SV rèn luyện và phấn đấu.

- Năng lực chuyên môn của GV giảng dạy các môn về giao tiếp

GV giảng dạy các môn về giao tiếp vừa là người cung cấp tri thức, hướng dẫn hình thành KN; vừa là người làm nên ngọn lửa hứng thú, say mê rèn luyện KNGT cho SV. Một người GV dạy về giao tiếp có năng lực thật sự là người GV biết đào sâu, mở rộng tri thức về giao tiếp cho SV, bài học phải gắn liền với thực tế cuộc sống. Nếu bài giảng của GV sáo rỗng, lý thuyết sẽ làm cho SV nhàm chán, mất hứng thú trong học tập và khô

* Yếu tố chủ quan

Yếu tố chủ quan là yếu tố từ bản thân SV. Theo tình hình chung hiện nay thì SV khi ra trường, bước vào môi trường hoạt động nghề nghiệp yếu về KN

tương tác với người khác, đó là KNGT. Có những chuyên ngành các em đư c học rất nhiều về KNGT, tuy nhiên do ý thức trong quá trình học làm cho KNGT của các em không đủ sử dụng khi ra trường. Khi đư c trang bị tri thức về giao tiếp trong nhà trường, các em chưa chú trọng vấn đề rèn luyện nó vì nghĩ chưa cần thiết, sau này ra trường đi làm việc sẽ rèn luyện.

Một phần của tài liệu Đề tài Kỹ năng giao tiếp của sinh viên dân tộc ít người trường Cao đẳng Sư Phạm Yên Bái (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)