CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI
2.2. Kết quả công tác quản lý nợ tại Cục Thuế Nghệ An
2.2.1. Tình hình nợ đọng thuế trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Trong những năm qua công tác quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Số thu hàng năm đều hoàn thành vượt mức dự toán thu Ngân sách. Đạt được những kết quả trên là nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế, sự nỗ lực phấn đấu của lãnh đạo và cán bộ công chức toàn ngành thuế Nghệ An cùng với sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, giá cả tăng, lạm phát luôn ở mức cao, tín dụng ngân hàng thắt chặt, ngành bất động sản đóng băng, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng ngừng trệ sản xuất kinh doanh, mất khả năng thanh toán dẫn đến nợ lẫn nhau, các doanh nghiệp không có tiền nộp thuế làm cho số thuế nợ đọng ngày càng tăng cao.
Ngoài các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng còn có nhân tố bên trong là do công tác quản lý nợ của cơ quan thuế.
Để công tác quản lý nợ thuế có hiệu quả, Cục Thuế Nghệ An đã thực hiện phân loại các nhóm nợ theo từng loại để theo dõi cũng như phân tích, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp đối với từng loại nợ.
2.2.1.1. Tình hình nợ đọng thuế theo tính chất tiền thuế nợ
Tình hình nợ thuế trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo tính chất tiền thuế nợ được mô tả trong bảng sau:
Bảng 2.2. Tình hình nợ đọng thuế theo tính chất tiền thuế nợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An
STT Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015
I Tổng số doanh nghiệp nợ thuế toàn tỉnh (DN) 2.805 3.224 5.073 6.168 6.103
1 Tổng số doanh nghiệp nợ thuế đang hoạt động 2.522 2.884 4.612 5.553 5.274
2 Số DN nợ thuế giải thể, phá sản, ngừng hoạt động
SXKD 283 340 461 615 829
II Tổng số tiền thuế nợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An
(triệu đồng) 678.911 625.416 755.712 758.907 745.098
1 Nợ có khả năng thu 631.126 561.582 658.197 628.858 545.828
2 Nợ khó thu 28.482 47.021 79.822 115.142 171.599
3 Nợ chờ xử lý 19.303 16.813 17.693 14.907 27.671
(Nguồn: Cục Thuế Nghệ An)
Nhìn vào Bảng 2.2 ta có thể thấy, từ năm 2011 đến năm 2015, số doanh nghiệp nợ thuế ngày càng nhiều, số nợ đọng thuế cũng ngày một tăng cao. Năm 2011, số doanh nghiệp nợ thuế trên toàn tỉnh mới chỉ là 2.805 doanh nghiệp thì đến năm 2015, số doanh nghiệp nợ thuế đã lên tới 6.103 doanh nghiệp. Do tình hình kinh tế tiếp tục chưa thể phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn, hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả, số doanh nghiệp giải thể, phá sản cũng như bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh ngày một gia tăng. Năm 2011, số doanh nghiệp nợ thuế giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh là 283 doanh nghiệp thì năm 2015, con số này đã là 829 doanh nghiệp. Thực trạng này nói lên tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, cũng như khả năng thu hồi nợ đọng thuế, nhất là đối với bộ phận doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động là vô cùng khó khăn.
Năm 2011, tổng số nợ thuế trên địa bàn tỉnh Nghệ An là 678,9 tỷ đồng, năm 2013 là 755,7 tỷ đồng (tăng 11,3% so với năm 2012), năm 2014 là 758,9 tỷ đồng (tăng 11,8% so với năm 2011), năm 2015 là 745,1 tỷ đồng (tăng 9,7% so với năm 2011 và giảm 2% so với năm 2014). Số liệu này cho thấy tình trạng nợ đọng thuế ngày càng diễn biến phức tạp.
Qua số liệu nợ đọng thuế hàng năm ta có thể thấy đối với nhóm nợ có khả năng thu (nhóm nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày không bao gồm nợ khó thu, nợ chờ xử lý, nợ chờ điều chỉnh), đây là nhóm nợ thuế chiếm tỷ lệ lớn nhất trên tổng nợ toàn địa bàn. Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 nợ thuế có khả năng thu hồi đang có xu hướng giảm dần, năm 2011, số nợ thuế nhóm này là 631,1 tỷ đồng (chiếm 93% tổng số tiền thuế nợ toàn tỉnh), đến năm 2015, số nợ thuế nhóm này chỉ còn 545,8 tỷ đồng (chiếm 72% tổng nợ toàn tỉnh năm 2015, và đã giảm 13,6% so với năm 2011). Chỉ riêng năm 2013, nhóm nợ thuế này là 658,2 tỷ đồng, tăng so với năm 2012 là 4,3%, nguyên nhân do năm 2012, nhiều doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế đến năm 2013 cũng như nhiều doanh nghiệp phát sinh nợ thuế đầu năm 2013 được gia hạn đến cuối năm 2013 theo chính sách của chính phủ về gia hạn nợ thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (Gia hạn theo Quyết định số
21/2011/QĐ-TTg ngày 6/4/2011 và Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/5/2012), đến hết năm 2013 số nợ thuế đó mới hết thời gian gia hạn dẫn đến phát sinh tăng nợ thuế chưa thu hồi kịp. Còn lại các năm sau đó số nợ thuế thuộc nhóm nợ có khả năng thu ngày càng giảm dần, cho thấy công tác quản lý nợ của Cục Thuế Nghệ An dần có hiệu quả.
Đối với nhóm tiền thuế nợ chờ xử lý giai đoạn 2011 đến năm 2015 lại có xu hướng tăng lên, năm 2011 số nợ thuế thuộc nhóm nợ này là 19,3 tỷ đồng thì đến năm 2015 là 27,7 tỷ đồng (tăng 43% so với năm 2011). Nguyên nhân là, nhóm nợ này chủ yếu bao gồm tiền thuê đất thuộc trường hợp chờ xử lý miễn, giảm theo chính sách thuế (Quyết định 2093/QĐ-Ttg ngày 23/11/2011 về việc giảm tiền thuê đất và Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp). Tuy nhiên việc xử lý miễn giảm cho các doanh nghiệp này lại gặp nhiều vướng mắc dẫn đến việc chậm trễ xử lý, do doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị xử lý miễn giảm không đầy đủ, kịp thời, việc xác định số nợ thuế được miễn, giảm của cơ quan thuế lại cũng gặp khó khăn do liên quan nhiều năm, nhiều thửa đất, nhiều loại miễn, giảm, việc xác định chính xác tiền thuê đất được miễn giảm của doanh nghiệp phụ thuộc vào các văn bản, quyết định phê duyệt đơn giá đất của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở tài nguyên môi trường....và liên quan đến nhiều cơ quan chức năng khác. Trong khi chưa xác định được số tiền thuê đất được miễn giảm thì mỗi năm tiền thuê đất lập bộ lại tăng lên rất cao, số nợ này được phân loại vào nhóm nợ chờ xử lý miễn giảm và thực tế không phải toàn bộ số thuế nợ này đều sẽ được miễn, giảm nhưng người nợ thuế luôn muốn dây dưa nộp vì cho rằng tiền thuê đất của doanh nghiệp sẽ được miễn giảm nên không phải nộp. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý nợ, do đó một khi chưa có cơ chế quản lý phù hợp, cũng như chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng thì nhóm nợ chờ xử lý ngày một tăng cao, trong đó có nhiều khoản kéo dài nhiều năm không xử lý được.
Đối với nhóm nợ khó thu, như đã phân tích ở trên, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn, số doanh nghiệp nợ thuế giải thể, phá sản, lâm vào tình trạng
phá sản, hoặc tự chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh không làm thủ tục giải thể phá sản, bỏ trốn mất tích ngày một tăng cao, một số doanh nghiệp có dấu hiệu tội phạm đã chuyển hồ sơ sang cơ quan công an xử lý. Tương ứng với số doanh nghiệp thuộc nhóm nợ này năm 2011 là 283 doanh nghiệp với số tiền thuế nợ là 28,5 tỷ đồng, đến năm 2015 số doanh nghiệp nợ thuộc nhóm này tăng lên là 829 doanh nghiệp với số tiền nợ lên đến 171,6 tỷ đồng, tăng 602% so với năm 2011. Đối với nhóm nợ này thì khả năng thu hồi nợ là không thể bởi doanh nghiệp thuộc nhóm nợ này đã mất khả năng thanh toán nợ thuế, trong khi tiền thuế nợ gốc không thu được thì tiền chậm nộp thuế của nhóm nợ này tiếp tục tăng lên cao hàng năm mà không xóa được.
2.2.1.2. Tình hình nợ đọng thuế theo loại hình doanh nghiệp
Để làm rõ hơn nguyên nhân nợ thuế của từng loại hình doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, cần nghiên cứu số nợ đọng thuế của mỗi loại hình doanh nghiệp. Số liệu nợ đọng thuế chia theo loại hình doanh nghiệp được mô tả trong bảng sau:
Bảng 2.3. Tình hình nợ đọng thuế các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015
Tổng số tiền thuế nợ của
Doanh nghiệp 678.911 100% 625.416 100% 755.712 100% 758.907 100% 745.097 100%
1 Doanh nghiệp nhà nước 121.036 17,8% 110.208 17,6% 150.527 19,9% 83.761 11,0% 73.669 9,9%
2 Doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài 8.124 1,2% 3.659 0,6% 17.282 2,3% 20.226 2,7% 12.786 1,7%
3 Doanh nghiệp ngoài quốc
doanh 518.291 76,3% 477.410 76,3% 551.432 73,0% 611.788 80,6% 633.492 85,0%
4 Hộ kinh doanh 31.460 4,6% 34.140 5,5% 36.471 4,8% 43.132 5,7% 25.151 3,4%
(Nguồn: Cục Thuế Nghệ An)
Qua bảng 2.3, có thể thấy đối với khu vực Doanh nghiệp nhà nước, số thuế nợ đọng có xu hướng giảm dần từ năm 2011 là 121 tỷ đồng thì đến năm 2015 số nợ thuế của khu vực này là 73,6 tỷ đồng. Một phần nguyên nhân là do quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước bắt buộc các doanh nghiệp phải giải quyết, xử lý nợ tồn đọng.
Đối với khu vực Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đây là khu vực có số nợ đọng thuế chiếm tỷ lệ nhỏ trong các khu vực kinh tế, tuy nhiên đang có xu hướng tăng lên, năm 2011 là 8,1 tỷ đồng, đến năm 2015 là 12,8 tỷ đồng. Lý do tại khu vực này năm 2013 có một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phát sinh nợ lớn nhưng đến năm 2015 vẫn chưa thu hồi được. Có thể kể đến một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nợ đọng thuế lớn là Công ty CP Đầu tư Khu công nghiệp Hoàng Mai, hoạt động trong ngành nghề xây dựng cơ bản, năm 2013 bị truy thu thuế GTGT lên tới hơn 7 tỷ đồng, tuy là doanh nghiệp được Nhật Bản đầu tư vốn nhưng do hoạt động xây dựng cơ bản thời gian qua gặp nhiều khó khăn bởi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế cũng như vướng mắc trong quá trình giải phóng mặt bằng kéo dài không thể thi công công trình nên Công ty cũng chưa có khả năng nộp tiền thuế đúng hạn.
Đối với khu vực Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh, đây là khu vực có số lượng doanh nghiệp lớn nhất, với đặc điểm là nguồn thu Ngân sách nhà nước chủ yếu tại khu vực này nhưng cũng là khu vực có tỷ lệ nợ đọng thuế cao nhất trong các khu vực kinh tế, năm 2011 chiếm 76,3%, đến năm 2015 chiếm 85% tổng số nợ trên toàn địa bàn tỉnh. Cũng với nguyên nhân chủ yếu là do suy giảm kinh tế kéo dài, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, lâm vào tình trạng giải thể, phá sản, mất khả năng thanh toán đối với nhiều khoản nợ (Bảo hiểm xã hội, Ngân hàng, thuế...), khiến cho nợ đọng thuế của khu vực này ngày càng tăng cao. Doanh nghiệp tại khu vực Ngoài quốc doanh phần lớn hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng cơ bản có công nợ phải thu không thu hồi được, lượng hàng tồn kho bất động sản lớn nên dẫn đến không có khả năng thanh toán nợ thuế, hầu hết không thuộc trường hợp được gia hạn, dẫn đến tiền chậm nộp phát sinh nhiều trong năm.
Năm 2011, nợ đọng thuế của khu vực Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh là 518,3 tỷ đồng, đến năm 2015 là 633,5 tỷ đồng (tăng 115,2 tỷ đồng tương đương 22,2% so với năm 2011).
Đối với khu vực Hộ kinh doanh, đây cũng là khu vực có tỷ lệ nợ đọng thuế nhỏ trong các khu vực kinh tế, chỉ chiếm khoảng 3-5% trên tổng số nợ thuế toàn tỉnh hàng năm. Tuy nhiên đây là khu vực có khối lượng công việc lớn nhất do số lượng hộ cá thể kinh doanh lớn, hầu hết các hộ kinh doanh đều do Chi cục Thuế các huyện quản lý. Do số lượng hộ kinh doanh phải quản lý quá lớn, nên việc theo dõi quản lý nợ đối với các khu vực này có nhiều khó khăn trong khi ở các huyện việc theo dõi quản lý nợ chưa được hỗ trợ trên phần mềm ứng dụng nhiều mà chủ yếu còn theo dõi thủ công.
2.2.1.3. Tình hình nợ đọng thuế theo sắc thuế
Để thấy rõ tỷ lệ nợ của từng sắc thuế trên toàn địa bàn giai đoạn 2011-2015 và nguyên nhân của nó ta có thể xem xét qua bảng sau:
Bảng 2.4. Tỷ lệ nợ đọng theo từng sắc thuế trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015
Tổng số tiền thuế nợ của DN 678.911 100% 625.416 100% 755.712 100% 758.907 100% 745.098 100%
1 Thuế Giá trị gia tăng 289.692 42,7% 311.302 49,8% 341.942 45,2% 346.185 45,6% 298.784 40,1%
2 Thuế Thu nhập doanh nghiệp 76.002 11,2% 82.521 13,2% 82.178 10,9% 61.613 8,1% 63.270 8,5%
3 Các khoản thu từ đất 94.124 13,9% 68.387 10,9% 113.773 15,1% 75.758 10,0% 73.414 9,9%
4 Phí, lệ phí 10.629 1,6% 11.059 1,8% 14.619 1,9% 12.069 1,6% 30.344 4,1%
5 Thuế Tài nguyên 27.376 4,0% 21.598 3,5% 16.041 2,1% 15.123 2,0% 15.845 2,1%
6 Thuế Thu nhập cá nhân 4.025 0,6% 12.643 2,0% 19.317 2,6% 17.148 2,3% 8.822 1,2%
7 Thuế Môn bài 4.008 0,6% 5.161 0,8% 6.307 0,8% 8.130 1,1% 4.829 0,6%
8 Thuế Tiêu thụ đặc biệt 94.932 14,0% 2.926 0,5% 3.304 0,4% 3.634 0,5% 952 0,1%
9 Tiền phạt, tiền chậm nộp tiền
thuế 78.125 11,5% 109.818 17,6% 158.231 20,9% 219.247 28,9% 248.838 33,4%
(Nguồn: Cục Thuế Nghệ An)
Qua nghiên cứu về tỷ lệ nợ đọng theo từng sắc thuế trên địa bàn tỉnh tại bảng 2.4, có thể thấy sắc thuế chiếm tỷ lệ nợ cao nhất hàng năm luôn là thuế Giá trị gia tăng. Từ năm 2011 đến năm 2015, sắc thuế này luôn chiếm trên 40% tổng số nợ thuế và có xu hướng tăng dần hàng năm. Số liệu nợ thuế này phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng cũng như tình hình cả nước nói chung.
Như chúng ta biết thuế GTGT là một loại thuế gián thu, nghĩa là tiền thuế đã được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ mà người mua phải trả khi mua hàng. Về lý thuyết thì loại thuế này sẽ có số nợ đọng không lớn vì khi người mua hàng thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ xong người bán hàng phải có nghĩa vụ nộp ngay tiền thuế GTGT đó vào NSNN chậm nhất là ngày 20 của tháng sau. Song trên thực tế lại khác, người bán hàng hoá dịch vụ đã chiếm dụng số tiền thuế GTGT đó để phục vụ đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách chưa nộp ngay số tiền thuế GTGT đó vào Ngân sách nhà nước làm số nợ đọng thuế GTGT tăng lên.
Nguyên nhân dẫn đến thuế giá trị gia tăng chiếm tỷ lệ cao trong tổng nợ là do đặc điểm trên địa bàn tỉnh Nghệ An, số lượng doanh nghiệp nợ thuế lớn chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và lĩnh vực bất động sản. Do ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như xây dựng cơ bản chưa có khả năng phục hồi, các doanh nghiệp xây dựng cơ bản chủ yếu là nhà thầu phụ bị chiếm dụng vốn, doanh nghiệp nợ lẫn nhau, công nợ chậm được thanh toán, việc thanh toán khối lượng hoàn thành giải ngân chậm; các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tồn kho lớn không thu hồi được công nợ… dẫn đến không có nguồn nộp thuế. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thì khi nghiệm thu là phải hạch toán doanh thu, kê khai thuế trong khi việc giải ngân thanh toán vốn chậm, có công trình việc thanh toán kéo dài nhiều năm do đó không có nguồn nộp thuế dẫn đến nợ thuế tăng, đặc biệt là các công trình xây dựng cơ bản, cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng vốn Ngân sách Nhà nước. Đến năm 2015, số nợ thuế giá trị gia tăng có giảm xuống, ngoài lý do hiệu quả trong công tác quản lý nợ thuế của Cục Thuế Nghệ An còn do chính sách pháp luật thuế năm 2015 có nhiều thay đổi hỗ trợ cho doanh nghiệp, đối với các
doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước nhưng chưa được đơn vị sử dụng vốn NSNN thanh toán nên không nộp thuế đúng thời hạn dẫn đến nợ thuế thì không thực hiện cưỡng chế thuế và không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế còn nợ nhưng không vượt quá số tiền NSNN chưa thanh toán. Số nợ thuế này sẽ được cơ quan thuế phân loại vào nhóm tiền thuế chờ điều chỉnh. Khi NSNN giải ngân thanh toán cho các doanh nghiệp này thì doanh nghiệp phải thực hiện nộp ngay số tiền thuế còn nợ. Tuy nhiên số nợ thuế giá trị gia tăng lớn đặt ra yêu cầu đối với bộ phận quản lý nợ phải luôn theo dõi, nắm bắt chặt chẽ đến từng khoản nợ để công tác quản lý nợ có hiệu quả cũng như áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế phù hợp.
Đối với thuế Thu nhập doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 8-11% trên tổng số nợ địa bàn. Thuế Thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực tiếp, trực tiếp đánh vào thu nhập chịu thuế của tổ chức, cá nhân kinh doanh nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp. Do đó nó phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của tổ chức cá nhân đó. Nguyên nhân dẫn đến nợ đọng thuế Thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan: Là do một số tổ chức, cá nhân người nộp thuế cố tình không nộp tiền thuế vào NSNN. Nguyên nhân khách quan là do tổ chức cá nhân kinh doanh gặp nhiều khó khăn như: Khủng hoảng kinh tế, giá cả leo thang, lạm phát tăng mạnh, lãi suất tín dụng tăng cao khiến các tổ chức và cá nhân kinh doanh gặp khó khăn về tiền vốn nên họ tạm thời chiếm dụng tiền thuế. Do đó cơ quan thuế cần theo dõi cụ thể để có phương hướng đôn đốc người nợ thuế thực hiện nghĩa vụ thuế của mình.
Đối với tiền thuế nợ các khoản thu từ đất, trong đó chủ yếu là nợ tiền thuê đất, ngoài ra còn có tiền sử dụng đất, thuế phi nghiệp... các khoản thuế này thường chiếm tỷ lệ từ 10-15% tổng nợ thuế trên địa bàn, tương đối cao. Nguyên nhân là các khoản nợ này chủ yếu đang còn nhiều vướng mắc trong điều kiện, thủ tục miễn, giảm tiền thuê đất liên quan đến nhiều cơ quan ban ngành như Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở tài nguyên môi trường, Sở tài chính, cơ quan thuế... Do đó để có thể giảm