Giải pháp về tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực quản lý nợ thuế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cải thiện công tác quản lý nợ tại cục thuế nghệ an (Trang 84 - 91)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ NGHỆ AN

3.2. Đề xuất các giải pháp cải thiện công tác quản lý nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Nghệ An đến năm 2020

3.2.1. Giải pháp về tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực quản lý nợ thuế

Lý do: Công tác chỉ đạo của lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các hoạt động của cơ quan thuế đúng định hướng và đạt được các mục tiêu đề ra, thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của lãnh đạo trong việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của cơ quan thuế.

Mục tiêu: Khắc phục tình trạng công tác chỉ đạo tại Cục Thuế và Chi cục Thuế chưa sát sao, triệt để, kịp thời. Cải thiện hiệu quả chỉ đạo của lãnh đạo Cục Thuế và Chi cục Thuế đối với công tác quản lý nợ thuế. Đảm bảo việc chỉ đạo của Cục Trưởng Cục Thuế và Chi cục trưởng Chi cục Thuế kịp thời, quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, đảm bảo công chức thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được giao.

Nội dung: Lãnh đạo các cấp: Cục Trưởng Cục Thuế Nghệ An, Chi cục trưởng các Chi cục Thuế huyện, thành phố, thị xã phải tập trung chỉ đạo công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn ngay từ những tháng đầu năm, đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý nợ thuế, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu nợ, góp phần thực hiện dự toán thu Ngân sách Nhà nước.

Lãnh đạo Cục Thuế Nghệ An phải chỉ đạo quán triệt đến từng công chức quản lý nợ thuế, cũng như công chức các bộ phận chức năng liên quan công tác quản lý nợ trong toàn ngành thực hiện nghiêm túc, quyết liệt công tác quản lý nợ thuế nhằm đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu thu nợ được giao.

Lãnh đạo Cục Thuế Nghệ An bao gồm Cục Trưởng Cục Thuế, Chi cục trưởng 21 Chi cục Thuế huyện, thành phố, thị xã phải có cơ chế giám sát việc tuân thủ, thực thi công vụ của cấp dưới, thường xuyên theo dõi sát tiến độ thực hiện thu nợ của địa phương mình quản lý, tăng cường kiểm tra nội bộ về việc thực hiện quy trình quản lý nợ thuế, có phương pháp để đánh giá xem kết quả thực hiện nhiệm vụ là do nguyên nhân khách quan hay chủ quan để có các chỉ đạo kịp thời. Yêu cầu cấp dưới giải trình nguyên nhân tăng nợ thuế và các biện pháp quản lý nợ đã thực hiện, giải trình hiệu quả công tác quản lý nợ thuế.

Khi đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, lãnh đạo cơ quan thuế cấp trên không chỉ dựa trên chỉ tiêu hoàn thành dự toán, mà còn phải hoàn thành các chỉ tiêu về quản lý, trong đó có chỉ tiêu về quản lý nợ thuế. Cục Trưởng Cục Thuế nên thực hiện chấm điểm chỉ số hoạt động quản lý thuế của các Chi cục Trưởng dựa trên tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của ngành thuế tại các huyện, thành, thị, tỷ lệ thu

nợ cũ và công tác cải cách hành chính. Điều này sẽ buộc lãnh đạo cơ quan thuế cấp dưới phải quan tâm toàn diện đến tất cả các mặt của công tác quản lý thuế, từ đó nâng cao hiệu quả lãnh đạo, hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế.

Kết quả: Lãnh đạo Cục Thuế, Chi cục Thuế giám sát được việc thực thi công vụ, đánh giá được hiệu quả công việc của công chức. Lãnh đạo Cục Thuế, Chi cục Thuế sẽ nắm chắc được tình hình nợ đọng tại địa bàn quản lý, nắm bắt được nguyên nhân gây ra các hạn chế còn tồn tại để khắc phục và có các biện pháp quản lý thu hồi nợ đọng thuế phù hợp và hiệu quả.

3.2.1.2. Phát triển chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức bộ máy quản lý nợ thuế

Lý do: Nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng mang tính quyết định tạo nên thành công của bất kỳ hoạt động quản lý nào. Mọi chính sách, chế độ, biện pháp quản lý thuế đều chủ yếu do công chức thuế thực hiện. Do đó, cần phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức bộ máy để đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ.

Mục tiêu: Đảm bảo đủ số lượng công chức quản lý nợ, nâng cao chất lượng công chức (trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, phẩm chất) đáp ứng được yêu cầu công việc.

Nội dung: Công tác phát triển nguồn nhân lực trong ngành thuế Nghệ An nói chung và tại Phòng Quản lý nợ thuế của Cục Thuế Nghệ An; các đội quản lý nợ tại các Chi cục thuế huyện, thành, thị nói riêng trong những năm gần đây đã được chú trọng hơn, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế. Trong thời gian tới, công tác này cần được đẩy mạnh hơn nữa thông qua một số giải pháp cụ thể sau:

- Thứ nhất, bố trí sắp xếp lại tổ chức bộ máy quản lý nợ có đủ số lượng công chức chuyên trách công tác quản lý nợ phù hợp yêu cầu thực tiễn, giảm tình trạng công chức kiêm nhiệm công tác kiểm tra và quản lý nợ chung.

Đề xuất bộ máy công chức quản lý nợ như sau:

Hình 3.1. Đề xuất bộ máy quản lý nợ tại Cục Thuế Nghệ An

Do công tác tuyển dụng nguồn nhân lực cơ quan thuế phụ thuộc biên chế Tổng cục Thuế giao nên ngoài việc đề xuất cấp trên tuyển dụng đủ số lượng công chức quản lý nợ cần thiết thì cần thông qua công tác luân phiên, luân chuyển từ các bộ phận khác để bổ sung đủ số lượng công chức quản lý nợ phù hợp.

Cục Thuế Nghệ An cần rà soát lại đội ngũ công chức quản lý nợ thuế hiện tại để tổ chức sắp xếp lại, trẻ hóa đội ngũ, phân công công chức phù hợp làm công tác quản lý nợ thuế có khả năng đáp ứng được các yêu cầu đặt ra khi thực hiện hiện đại hoá hệ thống thuế cũng như đổi mới công tác quản lý nợ thuế.

Đảm bảo bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, khoa học. Đối với những cán bộ có trình độ chuyên môn, năng lực, có thâm niên nghề nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trong công tác thì có thể phân công quản lý các đối tượng nợ thuế có mức tuân thủ pháp luật thấp, chây ỳ, dây dưa nợ thuế. Đối với các cán bộ trẻ, chưa có thâm niên, ít kinh nghiệm có thể phân công quản lý các đối tượng nợ thuế có tính tuân thủ pháp luật thuế cao hơn.

Cục Trưởng Cục Thuế Phó Cục trưởng (Phụ trách công tác QLN)

Phòng Quản lý nợ (Văn phòng Cục Thuế)

Đội Quản lý nợ (Chi cục Thuế)

Đội Kiểm tra - Quản lý nợ (Chi cục Thuế)

Bộ phận quản lý nợ thuế

Bộ phận kiểm tra

Công chức chuyên trách quản lý nợ thuế

Bố trí công chức quản lý nợ theo hướng tập trung nguồn nhân lực có chất lượng cho những địa bàn trọng điểm có số thu lớn, tình hình nợ đọng cao và phức tạp như Văn phòng Cục Thuế, Chi cục Thuế Thành phố Vinh, Chi cục Thuế huyện Hoàng Mai, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu... Có đủ số lượng và đảm bảo chất lượng của đội ngũ công chức làm nhiệm vụ quản lý nợ thuế thì công tác này sẽ mang lại hiệu quả cao trong thực hiện xử lý nợ đọng thuế, chống thất thu Ngân sách Nhà nước.

- Thứ hai, là tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức làm công tác quản lý nợ thuế.

Cục Thuế Nghệ An cần khuyến khích hỗ trợ công chức học tập, nâng cao trình độ học vấn. Tổ chức đào tạo kiến thức cơ bản về quản lý nợ thuế cho công chức mới vào ngành, công chức mới luân phiên, luân chuyển chưa được tập huấn chuyên môn. Đào tạo kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tin học, kỹ năng khai thác ứng dụng, kỹ năng phân tích rủi ro, kỹ năng giao tiếp với người nộp thuế, kỹ năng xử lý vấn đề trong thực tiễn; đào tạo bồi dưỡng mỗi khi có thay đổi về chính sách, quy trình quản lý...

Cục Thuế cần nghiên cứu và thực hiện ban hành sổ tay nghiệp vụ hướng dẫn công tác quản lý nợ thuế cho các công chức quản lý nợ thuế. Bên cạnh bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, cũng cần phải chú ý đến bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp. Do các công chức quản lý nợ thường xuyên làm việc trực tiếp với người nộp thuế nên luôn phải có thái độ giao tiếp đúng mực với người nộp thuế, chân thành, nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ người nộp thuế thực hiện đúng pháp luật, chính sách của Nhà nước.

Đề xuất các chương trình, kế hoạch đào tạo đội ngũ công chức quản lý nợ như sau:

Bảng 3.1. Kế hoạch đào tạo dự kiến

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

1 Đội ngũ lãnh đạo

(VPC; CCT) 25 22 22 30 26

2 Công chức quản lý

nợ (Nhân viên) 110 106 96 107 105

Bảng 3.2. Chương trình đào tạo dự kiến

STT Chỉ tiêu Chương trình đào tạo, tập

huấn Đơn vị

1 Đội ngũ lãnh đạo Kỹ năng lãnh đạo quản lý VPC, CCT

Kỹ năng khai thác ứng dụng VPC, CCT

2 Công chức QLN Đào tạo chuyên môn Đội QLN CCT

Kỹ năng tin học Đội QLN CCT

Kỹ năng khai thác ứng dụng Phòng, Đội QLN

Kỹ năng phân tích rủi ro; Kỹ

năng kiểm tra, xử lý hồ sơ NNT Phòng, Đội QLN

Cục Thuế cần thường xuyên tổ chức kiểm tra trình độ, năng lực nghiệp vụ công chức quản lý nợ thuế hàng năm để đánh giá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác quản lý nợ thuế.

Cục Thuế Nghệ An cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ thuế chuyên sâu, chuyên nghiệp theo yêu cầu cải cách hiện đại hóa ngành thuế, có trình độ năng lực chuyên môn cao, thành thạo ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý thuế, có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm pháp luật cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách ứng xử văn minh.

- Thứ ba, là tăng cường trách nhiệm công chức trong công tác quản lý nợ thuế.

Công chức quản lý nợ là người thực hiện nhiệm vụ quản lý nợ được giao, chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả thực hiện nhiệm vụ. Do vậy để cải thiện hiệu quả công tác quản lý nợ thì phải nâng cao trách nhiệm ngay từ công chức quản lý nợ; yêu cầu mọi công chức quản lý nợ trong toàn ngành phải phát huy hết tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc chức năng, nhiệm vụ theo quy định và quy trình quản lý nợ. Cục Thuế cần thường xuyên giám sát tình hình công tác quản lý thu nợ, kiểm tra chặt chẽ về công tác quản lý nợ, kết quả thu nợ và biện pháp thu hồi nợ mà công chức thực hiện.

Cục Thuế Nghệ An cần xây dựng và ban hành tiêu chuẩn công chức gắn với bản mô tả công việc ở từng vị trí nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm cho từng công chức thuế, trong đó có công chức quản lý nợ.

Căn cứ chỉ tiêu thu nợ được giao, Cục Thuế cần xây dựng các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc của công chức thuộc Phòng Quản lý nợ tại Văn phòng Cục, Đội quản lý nợ tại các Chi cục Thuế, và các Phòng/Đội liên quan đến công tác quản lý nợ. Thông qua tiêu chí này để đánh giá hiệu quả làm việc của từng công chức, xếp loại công chức dựa trên hiệu quả làm việc: hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt, hoàn thành, không hoàn thành nhiệm vụ. Qua việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, gắn trách nhiệm đối với bộ phận quản lý nợ và các bộ phận liên quan công tác quản lý nợ để xem xét thi đua khen thưởng hay kỷ luật đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân cũng như Phòng/đội tham gia quản lý. Qua đó thúc đẩy cho các công chức phấn đấu, phát huy tinh thần trách nhiệm trong công việc.

Để phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức bộ máy quản lý nợ thuế, kinh phí Cục thuế Nghệ An phải sử dụng không cao:

- Để bố trí sắp xếp đội ngũ công chức quản lý nợ phù hợp hiệu quả, Cục Trưởng Cục Thuế, Chi cục Trưởng các Chi cục Thuế cần yêu cầu Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Văn phòng Cục Thuế và Đội Hành chính - Nhân Sự - Tài vụ - Ấn chỉ và bộ phận quản lý nợ cấp Cục và cấp Chi cục Thuế rà soát lại về tuổi tác, vị trí, công việc, chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm, sở trường kèm theo nhận xét, đánh giá của lãnh đạo đơn vị đang sử dụng công chức (lãnh đạo Phòng/đội) về năng lực, phẩm chất đối với từng công chức. Qua đó làm cơ sở để bố trí sắp xếp lại đội ngũ công chức quản lý nợ phù hợp.

- Để đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công chức quản lý nợ, Cục Thuế Nghệ An cử các công chức quản lý nợ tham gia các lớp tập huấn chuyên môn do Tổng Cục Thuế tổ chức, kinh phí phải chi chỉ bao gồm kinh phí đi lại của công chức còn kinh phí đào tạo do Tổng cục Thuế cấp. Ngoài ra tự tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngay tại địa bàn tỉnh Nghệ An. Kinh phí

tổ chức các lớp tự đào tạo chỉ bao gồm kinh phí dành cho giảng viên chính (300.000 đồng/người/ngày), kinh phí cho trợ giảng (150.000 đồng/người/ngày), mỗi lớp tự tập huấn, đào tạo chỉ khoảng 2-3 giảng viên chính, trợ giảng, ngoài ra thêm kinh phí về biên soạn tài liệu đào tạo (còn kinh phí chuyển tài liệu đến công chức thì nên chuyển qua internet thay vì in quyển), còn về địa điểm đào tạo, và máy móc thiết bị như máy vi tính và thiết bị trình chiếu để phục vụ tập huấn thì tại Cục Thuế Nghệ An đã có sẵn nên không cần thêm kinh phí.

Do đó với đội ngũ công chức có chuyên môn cao, đã được đào tạo tập huấn tại các lớp của Tổng cục Thuế và địa điểm có sẵn thì kinh phí đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phát triển nguồn nhân lực cho bộ máy quản lý nợ là không lớn, Cục Thuế Nghệ An cần tăng cường tổ chức thường xuyên, kịp thời các lớp tự đào tạo trên địa bàn tỉnh ngay khi có các thay đổi về chính sách, pháp luật thuế và thay đổi, nâng cấp các ứng dụng hỗ trợ quản lý nợ thuế.

Kết quả: Đảm bảo đủ số lượng công chức chuyên trách quản lý nợ thuế, sắp xếp nhân sự phù hợp với yêu cầu công việc, đúng tiêu chuẩn vị trí việc làm, phát triển chất lượng nguồn nhân lực bộ máy quản lý nợ thuế. Từ đó nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý nợ toàn ngành tại Cục Thuế Nghệ An.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cải thiện công tác quản lý nợ tại cục thuế nghệ an (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)