CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI
2.5. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý nợ tại Cục Thuế Nghệ An
2.5.1. Nhân tố bên trong
Thứ nhất là, do công tác chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan thuế. Một số lãnh đạo Chi cục Thuế chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nợ thuế, không nắm rõ tình trạng nợ thuế trên địa bàn, chưa làm hết trách nhiệm nên công tác chỉ đạo điều hành quản lý còn chưa triệt để, sát sao, kịp thời.
Lãnh đạo nhiều Chi cục Thuế chưa thực sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc đối với công tác quản lý nợ thuế, chưa coi việc giải quyết nợ đọng thuế là vấn đề cấp bách, chưa chủ động tham mưu tích cực cho cơ quan thuế cấp trên, cho chính quyền địa phương các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ.
Thứ hai là, về tổ chức bộ máy quản lý nợ thuế chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác. Tại hầu hết các Chi cục Thuế không có Đội quản lý nợ riêng mà là Đội Kiểm tra và quản lý nợ. Ngoài Phòng Quản lý nợ trực thuộc Văn Phòng Cục Thuế và Đội quản lý nợ thuế trực thuộc Chi cục Thuế Thành phố Vinh thì bộ phận quản lý nợ của 20 Chi cục Thuế huyện, thành, thị còn lại đều nhập chung thành Đội kiểm tra và quản lý nợ, công chức thực hiện chức năng kiểm tra thuế kiêm nhiệm chức năng quản lý nợ nên chưa thật sự chuyên tâm thu nợ, nhiều Chi cục Thuế chỉ có 2-3 công chức được bố trí làm công tác quản lý nợ, bên cạnh đó quá trình luân phiên, luân chuyển thường xuyên theo quy định cũng ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý nợ thuế.
Thứ ba là, về quy trình, thủ tục. Công chức quản lý nợ chưa thực hiện đúng quy trình quản lý nợ. Việc giải quyết các thủ tục hành chính còn phiền hà, rườm rà, thời gian xử lý kéo dài.
Thứ tư là, nguồn nhân lực của bộ phận quản lý nợ thuế khôngđược chú trọng, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chất lượng (trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tin học, kỹ năng khai thác ứng dụng ngành). Trình độ chuyên môn công chức quản lý nợ trên toàn tỉnh không đồng đều, một số công chức mới luân phiên, luân chuyển từ bộ phận chức năng
khác đến chưa có kinh nghiệm về công tác quản lý nợ (đến thời điểm 31/12/2015 còn 22 công chức sau luân phiên, luân chuyển chưa được tập huấn chuyên môn quản lý nợ). Công tác tuyển dụng nhân sự phụ thuộc vào biên chế do Tổng cục Thuế giao nên số lượng công chức chưa đủ để thực hiện nhiệm vụ. Công tác đào tạo cán bộ chưa thường xuyên, kịp thời, khi có sự thay đổi về chính sách pháp luật, công chức thường không được đào tạo, tập huấn, nếu có thì thường chậm trễ sau khi văn bản đã ban hành thời gian dài dẫn đến công chức vận dụng văn bản lạc hậu, sai sót.
Bảng 2.7. Đội ngũ công chức quản lý nợ tại Cục Thuế Nghệ An
Chỉ tiêu
Tổng số công chức QLN
Chuyên trách Trình độ học vấn
QLN Kiểm tra
và QLN Cao học Đại học Trung cấp
178 81 97 8 78 92
Văn phòng Cục 12 12 0 1 7 4
Thành phố Vinh 32 9 23 4 13 15
Hưng Nguyên 9 2 7 3 6
Nam Đàn 8 3 5 3 5
Nghi Lộc 5 2 3 2 3
Diễn Châu 8 3 5 4 4
Quỳnh Lưu 12 4 8 5 7
Yên Thành 7 3 4 3 4
Đô Lương 6 3 3 4 2
Thanh Chương 5 2 3 3 2
Anh Sơn 4 2 2 2 2
Tân Kỳ 6 3 3 2 4
Nghĩa Đàn 6 4 2 4 2
TX Thái Hoà 9 6 3 1 4 4
Quỳ Hợp 11 6 5 9 2
Quỳ Châu 4 2 2 1 3
Quế Phong 5 2 3 1 4
Con Cuông 3 1 2 1 2
Tương Dương 3 1 2 0 3
Kỳ Sơn 3 1 2 0 3
TX Cửa Lò 7 5 2 2 3 2
Hoàng Mai 13 5 8 4 9
Thứ năm là, trách nhiệm của công chức quản lý nợ chưa cao, do chưa thực hiện gắn hiệu quả công việc với trách nhiệm cá nhân công chức trong công tác quản lý nợ thuế. Mặc dù Cục Thuế Nghệ An đã căn cứ vào kết quả thực hiện chỉ tiêu thu nợ để đánh giá kết quả công tác quản lý nợ thuế chung của tập thể, nhưng chưa gắn được trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý nợ thuế, chưa lấy hiệu quả công việc làm tiêu chí xem xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân trong thi đua khen thưởng hay kỷ luật đối với công chức quản lý nợ và công chức các bộ phận chức năng liên quan. Do việc đánh giá kết quả công tác quản lý nợ còn chung chung, cào bằng, một số công chức quản lý nợ và công chức bộ phận liên quan chưa chủ động làm hết trách nhiệm trong công tác quản lý nợ, chưa thực sự quyết liệt thực hiện nhiệm vụ được giao, chưa chủ động phối hợp với công chức các bộ phận liên quan để xử lý nợ thuế.
Thứ sáu là, công tác phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong Cục Thuế Nghệ An chưa hiệu quả (xem lại Hình 2.1 - Tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Nghệ An): Bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế chưa phối hợp chặt chẽ với bộ phận quản lý nợ trong việc đôn đốc người nộp thuế nộp số tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật thuế bị truy thu qua thanh tra, kiểm tra theo các quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế. Tiền thuế xây dựng cơ bản vãng lai ngoại tỉnh đang nợ đọng khá lớn do nhiều nguyên nhân như các đơn vị không có trụ sở tại Nghệ An, công trình ở xa sau khi hoàn thành chuyển đi nơi khác, trên hệ thống thiếu các thông tin để quản lý như tên công trình, số điện thoại... tuy nhiên sự phối hợp của các phòng kiểm tra để cung cấp thông tin, đôn đốc thu nợ và xử lý nợ đối tượng này còn chậm và chưa hiệu quả.
Một số bộ phận khác như bộ phận quản lý các khoản thu từ đất chưa xử lý kịp thời các hồ sơ đề nghị xử lý miễn giảm tiền thuê đất, bộ phận kê khai kế toán thuế còn nhập sai số liệu... nên ảnh hưởng đến việc bộ phận quản lý nợ xác định không đúng số liệu nợ đọng thuế.
Thứ bảy là, ứng dụng công nghệ thông tin chưa đủ đáp ứng: Từ năm 2011 đến giữa năm 2015, tại Cục Thuế Nghệ An, phần mềm quản lý nợ chưa được triển
khai trên toàn bộ các Chi cục Thuế, việc theo dõi quản lý nợ tại nhiều chi cục thuế thực hiện thủ công, dẫn đến không chính xác và không kịp thời, thường xuyên. Đến cuối năm 2015, phần mềm Quản lý thuế tập trung TMS được triển khai trên toàn bộ Cục Thuế Nghệ An, đã có nhiều chức năng hỗ trợ cho công chức quản lý nợ, tuy nhiên phần mềm mới đi vào hoạt động trên toàn quốc, chưa hoàn thiện dẫn đến còn nhiều sai sót về nợ thuế, dữ liệu không đảm bảo và phức tạp trong cách khai thác sử dụng, còn thiếu một số chức năng hỗ trợ cần thiết dẫn đến công tác quản lý nợ cũng bị ảnh hưởng.
Thứ bảy là, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý nợ thuế còn chưa được chú trọng. Ở nhiều địa phương, chủ yếu là các huyện miền núi, cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý còn thiếu và kém chất lượng.