Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
Đây là một lý thuyết của trường phái tâm lý học nhân văn phát triển theo quan điểm của Carl Rogers. Thuyết này rất quan trọng trong trị liệu tâm lý, tham vấn cho thân chủ. Những nhà tâm lý học nhân văn đã nêu lên các nguyên tắc hoạt động của mình như sau:
o Hướng đến việc nghiên cứu nhân cách và những kinh nghiệm của con người là phương hướng nghiên cứu chính, còn việc nghiên cứu hành vi là phướng hướng nghiên cứu phụ.
o Dựa vào sự tự đánh giá, tự thực hiện, tự lựa chọn để đánh giá chất lượng phát triển con người.
o Quan tâm đến giá trị tiềm năng bẩm sinh cũng như những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân [31, tr89].
Tăng cường chức năng xã hội cho cá nhân bằng cách tăng lên sự tự nhận thức và tự chấp nhận của thân chủ qua quá trình trợ giúp, không nên chỉ dẫn, nhấn mạnh đến sự đồng cảm/empathetic và lắng nghe tích cực [31, tr90].
Nhiệm vụ của nhà tham vấn là giúp cá nhân nhận biết được tiềm năng của chính họ, đồng thời giúp cho họ có được một môi trường thuận lợi cho sự thực hiện hoá những tiềm năng đó thông qua việc cải thiện môi trường xã hội của họ.
Lý thuyết này nhấn mạnh giá trị nhân văn của con người đó là tình yêu, tự trọng, tính sáng tạo và quyền tự do, tự quyết cuả con người. Khi ở trong tình huống khó khăn con người thường bị mặc cảm, tự ti và trở nên lệ thuộc.
Nhiệm vụ của NVXH là giúp đối tượng nhìn nhận và chấp nhận phần thực tiễn của mình, khám phá ra những kinh nghiệm vốn có, những điểm mạnh của cá nhân cũng như nguồn lực có thể. Điều này sẽ giúp họ trở nên mạnh mẽ hơn, sáng tạo hơn trong giải quyết vấn đề. Với nhóm người sau cai nghiện ma túy họ cũng có lòng tự trọng, tình yêu thương, tính sáng tạo, quyền tự quyết của họ vì thế nên khi trợ giúp cho họ NVXH nên giúp họ tự khám phá ra những điểm mạnh, những khả năng và tính sáng tạo của họ vào việc giải quyết vấn đề bạo lực gia đình của mình. Trên thực tế nhiều trường hợp người sau cai nghiện ma túy thông qua mối quan hệ tương tác với NVXH họ đã tự nhìn nhận được vấn đề khó khăn của mình, khám phá ra tiềm năng, nguồn lực từ chính bản thân họ và tự tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề của mình.
Theo Carl Rogers mỗi các nhân đều có những tiềm năng riêng để họ có thể phát triển một cách tích cực. Nếu như một các nhân nào đó gặp phải khó khăn về tâm lý, có những hành vi không phù hợp là do họ sống trong môi trường không lành mạnh, không có điều kiện để họ phát huy tiềm năng của họ [30].
Lý thuyết này cho rằng các khó khăn của các cá nhân do họ tập nhiễm những cách ứng xử không phù hợp, họ cần được giúp đỡ để phát triển tiềm năng tâm lý một cách hiệu quả. Nhiệm vụ của nhà tham vấn trong quá trình trợ giúp cho thân chủ đặc biệt là với người sau cai nghiện ma túy là giúp họ tháo gỡ bỏ các rào cản trong môi trường xã hội, giúp họ hiểu được chính mình, chấp nhận hoàn cảnh và tự điều chỉnh bản thân để đạt được trạng thái cân bằng.
Đối với người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng, việc suy nghĩ của họ về mọi mặt vấn đề khá sâu sắc. Vì vậy NVXH sử dụng thuyết này với mục đích làm rõ hơn vai trò của gia đình và chính quyền địa phương nơi người sau cai nghiện ma túy đang sinh sống giúp họ vượt qua khó khăn. Khi tham vấn với gia đình người thân, cần nhấn mạnh đến việc làm thế nào giúp họ vượt qua rào cản, ủng
hộ hành động, suy nghĩ, nhận thức tích cực của người sau cai nghiện ma túy cũng như làm thế nào giảm đi sự kỳ thị hiện có đối với đối tượng nghiên cứu.
1.2.2. Lý thuyết nhu cầu
Abraham Maslow (1/4/1908-8/6/1970) là một nhà tâm lý học người Mỹ, được thế giới biết đến như là nhà tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (humanisic, psychology) bởi hệ thống lý thuyết và Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người. Ngay từ sau khi ra đời, lý thuyết này có tầm ảnh hưởng khá rộng rãi và được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực khoa học [31, tr 83].
Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước. Các nhu cầu cơ bản của chúng ta hình thành trong một hệ thứ bậc các nhu cầu (needs hierachy) – các nhu cầu bẩm sinh của chúng ta được xếp trong chuỗi các giai đoạn từ nguyên thủy đến tiến bộ [31, tr 83].
5 bậc thang nhu cầu của Maslow là phát hiện xã hội quan trọng mang tính học thuật cơ bản có khả năng ứng dụng thực tiễn rất cao, giúp các nhà quản lý có nhân sinh quan soi sáng vào quan điểm lãnh đạo của mình và hình thành phương pháp hoàn thiện trình độ quản lý [31, tr 83].
Hình 1.1. Sơ đồ Thuyết nhu cầu của Maslow.
5 thang bậc đó được Maslow sắp xếp như sau: Nhu cầu cơ bản (basic needs):
ăn uống, hít thở không khí,... Nhu cầu về an toàn, an ninh (Safety, security needs):
an ninh, nhà ở, việc làm,... Nhu cầu về mặt xã hội (Social needs): nhu cầu được hòa nhập. Nhu cầu được quý trọng (Esteem needs): được chấp nhận có vị trí trong một nhóm người, cộng đồng, xã hôi,... Nhu cầu được thể hiện mình (Self – actualizing needs): được hoàn thiện, phát triển trí tuệ, được thể hiện khả năng và tiềm lực của mình... [31, tr83].
Hệ thống nhu cầu của Maslow được thể hiện dưới hìn kim tự tháp, nhu cầu bậc thấp thì được xếp ở phía dưới. Các nhu cầu trên thì đương tồn tại và đan xen lẫn nhau. Thang bậc nhu cầu này của Maslow ứng dụng khi can thiệp để xác định, đánh giá nhu cầu thực tế của thân chủ. Khi xác định được những nhu cầu nào là quan trọng và cần được đáp ứng đầu tiên, NVCTXH sẽ có cơ sở để thiết lập kế hoạch can thiệp và huy động các nguồn lực liên quan. Nói cách khác, quá trình thực hành CTXH là quá trình trợ giúp thân chủ trong viejc đáp ứng và tự đáp ứng một cách bền vững những nhu cầu còn thiếu hụt.
Trong vấn đề nghiên cứu của đề tài, thuyết nhu cầu của Maslow giúp tìm hiểu và đánh giá rõ hơn về những khó khăn và rào cản trong việc hòa nhập với môi trường sống của người sau cai nghiện ma túy hiện nay. Xác định được nguyên nhân
dẫn đến những rào cản đó, bởi nhu cầu chính thường được xuất phát từ chính những vấn đề thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên, vấn đề nhu cầu của người sau cai nghiện ma túy ở đây không chỉ còn dừng lại ở những nhu cầu cơ bản như nhu cầu vật chất: ăn, mặc, ở, ... mà nó đã phát triển ở mức nhu cầu cần được coi trọng, nhu cầu xã hội và nhu cầu được khẳng định bản thân.
Thuyết nhu cầu Maslow được sử dụng ở đây nhằm giúp đối tượng nghiên cứu có thể xác định được những mong muốn cơ bản hay nâng cao của bản thân, từ đó có thể đưa ra những quyết định đối với những vấn đề của mình. Thân chủ có thể khẳng định bản thân qua những suy nghĩ và hành động tích cực, hòa mình vào với cộng đồng mình đang sinh sống. Đối với người sau cai nghiện ma túy trở về tái hòa nhập cộng đồng, NVXH cần có vận dụng khéo léo lý thuyết nhu cầu kết hợp với các kĩ năng công tác xã hội nhằm giúp thân chủ khai thác tối đa những tiềm năng, thế mạnh vốn có trong con người họ để vượt qua những khó khăn và rào cản khi họ trở lại hòa nhập với xã hội.
1.2.3. Lý thuyết hệ thống - hệ thống sinh thái
Các tư tưởng về thuyết hệ thống sinh thái trong CTXH có những nguồn gốc từ cách thuyết hệ thống sinh thái khái quát của Von Bertalanffy (1971). Đây là một thuyết sinh học trong đó đề xuất rằng mọi tổ chức đều là các hệ thống. Vì vậy, một người là một phần của một xã hội và được làm nên bởi các hệ thống chu kì, các tế bào và những hệ thống này đến lượt mình được làm nên bởi các nguyên tử vốn được tạo ta bởi các phần tử nhỏ hơn, Thuyết này được áp dụng cho các hệ thống xã hội như các nhóm, các gia đình, các xã hội, cũng như các hệ thống sinh học [31, tr 84].
Thuyết hệ thống có tác động lớn đến CTXH kể từ nhập nên 1970 và đã là một chủ đề gay nhiều tranh cái từ đó đến nay. Thông thường, có hai dạng lý thuyết hệ thống trong CTXH: Lý thuyết hệ thống tổng quát và lý thuyết hệ thống sinh thái.
Lý thuyết hệ thống tổng quát có nội dung như sau: Lý thuyết hệ thống trong CTXH có hai nhóm là lý thuyết hệ thống chung và lý thuyết hệ thống sinh thái.
Lý thuyết hệ thống sinh thái trong CTXH ứng dụng các khái niệm về hệ thống nói chung coi mối hệ thống có một ranh giới nhất định; một hệ thống có thể bao gồm các hệ thống phụ và nằm trong một hệ thống lớn hơn; các hệ thống có thể trao đổi với nhau (hệ thống mở) hay khéo kín (hệ thống đóng);... Lý thuyết hệ thống trong CTXH nhấn mạnh yếu tố xã hội (đối lập lại với tư vấn và CTXH trường hợp), song lại được sử dụng để làm việc với các cá thể, quan tâm chính của nó là làm thế nào các cá thể sống có hành vi phù hợp với xã hội (khác với lý thuyết cấp tiến).
Quan niệm của lý thuyết hệ thống trong CTXH có lý luận riêng cho thực hành CTXH hệ thống. Lý thuyết hệ thống trong CTXH đặc biệt quan trọng cho lý thuyết trị liệu gia đình [31, tr 85].
Còn lý thuyết hệ thống tổng quát thì bao gồm những nội dung sau: Đại diện cho những người theo thuyết hệ thống là Hasson Macoslee, Sinporin,... Trong đó 2 tác phẩm nổi tiếng về ứng dụng những quan điểm hệ thóng trong thực hành CTXH là Goldstein, Pincus, Minahan. Những hệ thống mà nhân viên CXTH làm việc là những hệ thống đa dạng hệ thống gia đình, cộng đồng, hệ thống xã hội... Hay còn được phân thành các loại hệ thống như sau: Hệ thống tự nhiên: gia đình, bạn bè, người đưa thư,... Hệ thống chính thức: nhóm cộng đồng, tổ chức công đoàn,... Hệ thống xã hội: bệnh viện, trường học, các thiết chế xã hội, hay hệ thống chính sách,...
[31, tr 85].
CTXH cố gắng tìm ra những chố mà các yếu tố trong sự tương tác giữa thân chủ và môi trường đều không nhất thiết được coi là có vấn đề; có thể là sự tương tác giữa hai bên có khó khăn. Mục tiêu là để giúp con người thực hiện các công việc trong cuộc sống, loại trừ sự khó chịu và đạt được các mục tiêu và các vị thế có giá trị quan trọng với khách hàng. “Nhiệm vụ sống” ở đây có nghĩa là các hoạt động trong cuộc sống có ý nghĩa và tầm quan trọng với chúng ta, điều này giống với tư tưởng của thuyết khủng hoảng. Nhân viên CTXH quan tâm đến mối quan hệ của các “rắc rối cá nhân” với “các vấn đề của công chúng”. Họ tìm đến và xử lý các hậu quả chung của các vấn đề cá nhân và giải quyết hậu quả đối với các cá nhân của những vấn đề phổ biến hơn [31, tr 87].
Từ hai quan điểm lý thuyết trên có thể thấy ứng dụng của thuyết hệ thống và thuyết hệ thống sinh thái nói chung rất lớn. Vấn đề xã hội xảy ra khi thân chủ không tiếp cận được với những hệ thống đó hoặc có vấn đề với việc tiếp cận các hệ thống trên. Bởi vậy thuyết hệ thống cung cấp cho nhân viên CTXH có cái nhìn toàn diện về vấn đề thân chủ đang gặp phải và có kế hoạch giúp đỡ họ một cách hiệu quả.
Thuyết này quan trọng trong việc xác định những yếu tố trong hệ thống sinh thái mà thân chủ đang sống, nhân viên CTXH sẽ nhìn nhận xem thân chủ liên hệ chặt chẽ với yếu tố nào. Từ đó, song song với quá trình can thiệp với từng vấn đề cụ thể, NVXH có thể kết hợp, huy động được các nguồn lực có sẵn, những hệ thống chính sách cần thiết còn ẩn hoặc thân chủ chưa có điều kiện tiếp nhận để giúp cho qua trình can thiệp được hiệu quả.
Vận dụng lý thuyết hệ thống trong việc nghiên cứu đề tài nhằm nhìn nhận sự tác động qua lại của công tác trợ giúp người sau cai nghiện ma túy như thế nào ở các hệ thống di ̣ch vu ̣ xã h ội. Cụ thể, có những tiếp cận như thế nào về hệ thống các chính sách xã hội. Sống trong một cộng đồng nhưng không phải cá nhân nào cũng có cơ hội tiếp cận các chính sách và dịch vụ như nhau. Qua đó, tìm hiểu nguyên để có những giải pháp nhằm giúp họ có cơ hội tiếp cận các chính sách và dịch vụ một cách nhanh nhất.
Trong nghiên cứu này, việc giúp người sau cai nghiện ma túy đang tái hòa nhập cộng đồng giảm hoặc xóa đi những rào cản trong việc hòa nhập môi trường học tập như hiện nay phải dựa vào hệ thống tồn tại bao quanh họ, từ vi mô đến vĩ mô. Xét người sau cai nghiện ma túy trong mọi hệ thống giúp xác định các nguồn lực có thể hỗ trợ tối đa cho họ, đảm bảo quyền được sống và làm việc cũng như đảm bảo quyền cơ bản trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.