Chương 3. NHỮNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI VIỆC TÁI HÕA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TệY
3.1. Rào cản từ bản thân
Sau khi cai nghiện trở về người sau cai nghiện ma túy vẫn còn mặc cảm, ngại tiếp xúc với mọi người, khó khăn trong công ăn việc làm, nảy sinh tâm lý tự ti, chán nản, dễ bị các đối tượng xấu lôi kéo dùng ma tuý trở lại dẫn đến tái nghiện. Bản thân đối tượng nghiện ma túy thường liên quan đến các hoạt động tệ nạn xã hội bị kỳ thị và tái nghiện cao. Người sử dụng ma túy tổng hợp có xu hướng gia tăng và trẻ hóa,... Đánh vào điểm yếu của đối tượng sau cai nghiện ma túy là thất nghiệp và không có thu nhập đều, người vừa sau cai nghiện ma túy về chính là những đối tượng được “ưu tiên” hàng đầu cho những kẻ đang làm ăn phi pháp muốn lợi dụng và thuê làm như: quản lý - bảo vệ bar, club; đòi nợ thuê, bán thuốc lắc và ma túy tổng hợp,... Như trường hợp anh Đ.H.Q (đã phân tích trường hợp tại mục 2.4, chương 2) cho biết: “Vừa đi cai nghiện về đã có mấy ông quen biết trong xóm rủ anh bán thuốc lắc, với đi đòi nợ thuê. Lúc đầu anh cũng “máu” lắm, vì làm mấy cái đấy lắm tiền lắm.”
Về khách quan, những tổn hại về vật chất và tinh thần mà người sai cai nghiện ma túy đã từng gây ra đã tạo thành khoảng cách tách biệt giữa họ và xã hội. Thêm vào đó chính là thực trạng tái sử dụng, tái nghiện ma túy hết lần này qua lần khác làm cho mọi người dần mất lòng tin về việc cai nghiện thành công, quay trở về làm người có ích của người nghiện, nếu họ thực sự có quyết tâm, thực sự muốn từ bỏ ma túy để trở về bắt đầu lại, không xảy ra tình trạng tái nghiện đi tái nghiện lại nhiều lần như vậy, thì cái nhìn của xã hội đối với họ đã không đến nỗi quá khắt khe?
Chúng ta cũng sẽ không phải nghe câu nói truyền đời “…đừng nghe con nghiện trình bày”… đó chính là định kiến mà mọi người dành cho những người có quá khứ nghiện ngập, chính định kiến đó càng kéo dãn khoảng cách và tăng sự kỳ thị của xã hội đối với người nghiện ma túy.
Sự kỳ thị dẫn tới những hành động phân biệt đối xử, không công bằng, gây áp lực, hắt hủi, trừng phạt, gây phiền hà, đổ lỗi cho người sau cai nghiện ma túy ngay cả những việc họ không làm…Điều này ở trong nhiều trường hợp đã đẩy người
nghiện ma túy vào tình trạng tự kỳ thị chính bản thân mình. Họ trở nên không chấp nhận bản thân, áp đặt cái nhìn tiêu cực đối với chính bản thân mình như: tự căm ghét, xấu hổ, phê phán bản thân, cảm thấy vô dụng, … Từ đó họ tự cô lập, tự tách mình ra khỏi cộng đồng, tìm tới những người – những hoàn cảnh mà ở đó họ tìm thấy sự đồng điệu – những người bạn cùng nghiện. Đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tái nghiện – một trong những rào cản lớn trên con đường
“hoàn lương” của người sau cai nghiện ma túy. Các đối tượng này thường không có cộng việc ổn định hoặc thất nghiệp, sống bầy đàn cũng với những người có hoàn cảnh giống mình, tâm lý mặc cảm tự ti cũng là một trong những rào cản khiến người sau cai nghiện ma túy gặp khó khăn sau khi trở về địa phương. (Như trường hợp chị N.T.T.H đã được phân tích kĩ ở mục 2.3 chương 2).
Dựa vào thuyết nhu cầu của Maslow tác giả nhận thấy, việc người sau cai nghiện quyết định không sống cùng gia đình và cộng đồng sinh sống trước đây là họ đang bảo đảm nhu cầu an toàn của mình, theo hướng tích cực là họ muốn bắt đầu lại một cuộc sống mới, làm lại cuộc đời nhưng không muốn bị xa lánh kì thị hay sự ái ngại từ những người xung quanh. Đây là một suy nghĩ có hướng lạc quan, NVXH cần phải lưu ý điểm này để đưa vào kế hoạch trợ giúp cho cá nhân người sau cai nghiện.
Những đối tượng thường đã cai nghiện xong được một thời gian dài, gặp khó khăn trong cuộc sống nhưng lại không có sự cố gắng vươn lên. Họ tụ tập sống cùng nhau để tạo cảm giác an toàn cho chính mình và thỏa mãn các sở thích cá nhân không muốn bị ai quản thúc. Tuy việc chọn nơi ở mới phù hợp với tâm lý của họ nhưng cũng mang đến rất nhiều các hệ quả không tốt, khi người sau cai nghiện sống trong môi trường phức tạp với nhiều thành phần như: từng có tiền án tiền sự; buôn bán thuốc lắc, ma túy tổng hợp, cần sa,... hay người đang tái nghiện... thì khả năng họ bị tái nghiện hoặc sa vào các tệ nạn xã hội khác là rất lớn. (Như trường hợp anh N.Đ.X.A đã được phân tích ở mục 2.3 chương 2).
Thực hiện vai trò là người xử lý dữ liệu, NVXH nhiều khi phải nghiên cứu, thu thập thông tin và phân tích thông tin trên cơ sở đó tư vấn cho đối tượng nghiên cứu để trợ giúp họ đưa ra những quyết định đúng đắn. Thêm vào đó với vai trò là người
tham vấn NVXH trợ giúp cá nhân người sau cai nghiện ma túy tự xem xét vấn đề của bản thân, và tự thay đổi. Ví dụ như NVXH tham gia tham vấn giúp người sau cai nghiện ma túy vượt qua khủng hoảng tâm lý, chấp nhận đối mặt với những khó khăn của mình để thay đổi suy nghĩ tiêu cực, thay vì trốn tránh cộng đồng, hoặc chuyển đến sống những nơi có môi trường lành mạnh hơn. Tiếp tục mở rộng sự tương tác xã hội với nhiều người hơn thay vì bó buộc co cụm lại chỉ quan hệ với những người có quá khứ giống mình.
Ngoài ra, một rào cản khác đối với người sau cai nghiện ma túy chính là bị gia đình ruồng bỏ, xã hội không có cái nhìn không bao dung, cùng với đó là sự mặc cảm tự ti về quá khứ của mình đẫn đến việc xuất hiện các cảm xúc tiêu cực, bất cần.
Họ rất dễ bị tái nghiện ma túy và sa vào con đường nghiện ngập. Kèm theo đó là những tệ nạn xã hội kéo họ trở về con đường cũ. Như đã nêu ở trang 73, mục 2.3, chương 2, anh N.H.T:”Anh thì không bị gia đình thanh trừng như mấy ông bạn.
Nhưng mà hàng xóm thì tránh như tránh tà”.
Với những thay đổi trong tâm sinh lý, trong lao động - thu nhập và cả trong những mối quan hệ tương tác xã hội, người sau cai nghiện bị hạn chế và mất thăng bằng trong việc thực hiện một số chức năng xã hội của mình. Người sau cai nghiện ma túy trở về tái hòa nhập cộng đồng trở thành một đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương và cần sự hỗ trợ của CTXH.
Thêm một vấn đề nữa đối với người sau cai nghiện ma túy đó chính là sức khỏe yếu khiến cho việc tham gia vào các hoạt động sản xuất phục vụ đời sống và các nhu cầu cơ bản của cá nhân không được đảm bảo của người sau cai nghiện cũng là một khó khăn khi đi xin việc ở các tổ chức doanh nghiệp tại địa phương. Bản thân họ không thể làm ra của cải vật chất và tăng thêm gánh nặng cho gia đình, đây cũng là một điều gây đến ảnh hưởng về tâm lý và cả về vấn đề tài chính của họ.
NVXH đóng vai trò can thiệp vào cuộc sống của cá nhân, gia đình, nhóm người có cùng vấn đề, cộng đồng và các hệ thống xã hội nhằm hỗ trợ đối tượng nghiên cứu và trợ giúp đạt được sự thay đổi về mặt xã hội, giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ với con người và để nâng cao an sinh xã hội. (Trường hợp cụ thể là anh T.X.L đã được phân tích ở mục 2.3 chương 2).
Để làm được điều này, NVXH phải thực hiện các nhiệm vụ tham vấn, trị liệu, giáo dục, thương lượng, hòa giải, hỗ trợ, hoạch định và nghiên cứu. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, ví dụ như tùy thuộc vào nhu cầu của người nhận dịch vụ và nguồn lực có được, cũng như tùy vào vai trò cụ thể của mình trong cơ quan, tổ chức mà NVXH sẽ phối hợp thực hiện các nhiệm vụ trên cũng như chọn phương pháp thực hiện phù hợp, như ở đây là tìm hiểu, đảm bảo quyền lợi về sức khỏe và bảo hiểm dành cho đối tượng nghiên cứu và trợ giúp.