Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.3. Cơ cấu của nhóm người sau cai nghiện tại địa bàn nhiên cứu
Theo số liệu khảo sát Sở LĐ-TB&XH tỉnh, cuối năm 2009 đa số người nghiện ma túy có trình độ văn hóa thấp, khoảng 10% không biết chữ, 59% có trình độ văn hóa từ tiểu học tới trung học cơ sở. Có khoảng 2/3 số người nghiện chưa từng được đào tạo nghề; gần 20% đã được học nghề nhưng không được cấp bằng, chứng chỉ;
khoảng 12% được đào tạo nghề một cách chính quy, được cấp bằng, chứng chỉ tốt nghiệp. Đa số người nghiện ma túy không có nghề nghiệp ổn định, chi tiêu chủ yếu từ nguồn hỗ trợ của gia đình, thu nhập hợp pháp chỉ bằng 1/3 số tiền chi cho ma túy [39].
Trong 3 năm, từ 2011- 2013, toàn tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện quản lý sau cai tại nơi cư trú và tại Trung tâm đối với 1.029 lượt người. Theo kết quả khảo sát của Sở LĐ-TB&XH tỉnh cuối năm 2013, số người hoàn thành chương trình cai nghiện ma túy bắt buộc từ Trung tâm về địa phương hàng năm cho thấy, số người sau cai về địa phương có việc làm ngày càng tăng, số tái nghiện giảm đáng kể. Cụ thể: năm 2011, có 225 người quản lý sau cai, trong đó, số có việc làm là 54/255 (chiếm 21,1%), số tái nghiện là 129/255 (chiếm 50,5%). Năm 2012, có 356 người, trong đó, số có việc làm là 72 (20,2%), số tái nghiện là 171 (48%). Năm 2013, quản lý 372 người, số có việc làm là 131 (35,2%); số tái nghiện là 84 (22,6%) [39].
Tỉnh xác định trong Nghị quyết số 206/2015/NQ-HĐND ngày 15/7/2015, mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên công tác hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đó là tình hình tệ nạn ma túy ngày càng phức tạp, đa số người nghiện ma túy có trình độ học vấn thấp, không có nghề nghiệp; việc tiếp cận với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước còn gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ cán bộ hỗ trợ và quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng còn thiếu và chưa được tập huấn một cách bài bản về kỹ năng, nghiệp vụ hỗ trợ, tư vấn, giúp người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng, đặc biệt là tư vấn về dự phòng tái nghiện [54].
Qua phương pháp thu thập và nghiên cứu hồ sơ, tài liệu thì trong tổng số 33 hồ sơ trên được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác thì trong đó có:
- 100% là dân tộc kinh, đang trong độ tuổi lao động.
Đây là độ tuổi con người hoàn toàn có thể đóng góp công sức xây dựng và phát triển xã hội. NVXH ở đây có vai trò là người kết nối và tăng năng lực cho đối tượng nghiên cứu. Người sau cai nghiện ma túy sau khi tái hòa nhập cộng đồng sẽ phần nào đó có mặc cảm tự ti về bản thân, thông qua CTXH cá nhân, gia đình nhân viên xã hội cần sử dụng các phương pháp trị liệu tâm lý, tham vấn, vãng gia, và các kỹ năng công tác xã hội,... để làm giảm thiểu cảm xúc tiêu cực, khơi gợi những những điểm mạnh để tăng năng lực của thân chủ được áp dụng từ lý thuyết thân chủ trọng tâm Carl Roger cho rằng mỗi người đều sở hữu những tiềm năng cho sự lớn lên, tiềm năng cho những hành vi có hiệu quả.
- 33 hồ sơ thì trong đó có 90% là nam giới, 10% là nữ giới.
Chủ yếu tập trung vào những đối tượng có trình độ học vấn thấp hoặc chỉ hết THPT (80%), còn lại thuộc tầng lớp trí thức (20%).
NVXH đưa ra những biện pháp phù hợp như: cung cấp kiến thức về kĩ năng qua sách báo, internet,... hoặc kết nối với những trung tâm tổ chức chuyên biệt để đối tượng có thể nâng cao được nhận thức và có được sự giúp đỡ tốt nhất.
- Số lượng người sau cai nghiện ma túy có hộ khẩu ở phường hiện đang sinh sống ở phường rất ít, họ chủ yếu sống tập trung ở phường Hà Khẩu hoặc phường Hòn Gai, trong đó số đông thuê nhà trọ còn một số người sống cùng người thân gia đình.
- 20/33 người trên hồ sơ sinh sống ở các phường khác và sống lặng lẽ nhằm che giấu đi quá khứ của mình.
Từ thực trạng trên tác giả nhận thấy, sau khi tái hòa nhập cộng đồng người sau cai nghiện ma túy thường có xu hướng tìm đến những địa điểm mới không ai biết về lai lịch của mình để bắt đầu cuộc sống mới. Theo thuyết nhu cầu ta có thể nhận thấy, về mặt tâm lý – xã hội người sau cai nghiện có nhu cầu an toàn cao không chỉ về chăm sóc sức khỏe, nơi ở mà đó còn là an toàn về tâm tư tình cảm,
nhu cầu về sự đồng tình thương giữa những người có cùng hoàn cảnh cũng rất lớn. Họ nhút nhát khi tiếp xúc với những người bên ngoài, khả năng hòa nhập xã hội có phần hạn chế. Vì vậy họ chọn tìm đến nơi ở mới là điều hoàn toàn hợp logic và dễ hiểu.
Điều này cũng chứng tỏ người sau cai nghiện ma túy vẫn có khát vọng làm lại cuộc đời tuy nhiên họ vẫn có tâm lý mặc cảm tự ti khi quay trở lại cộng đồng. Từ đó gây ra khó khăn trong việc quản lý số lượng người sau cai nghiện cũng như nắm bắt được tình trạng sau cai của họ khi trở về cộng đồng, đặc biệt đối với NVXH làm công tác tham vấn, sẽ rất khó khăn trong công tác theo dõi, giám sát và lượng giá kết quả. Nhận thức được điều này, NVXH chủ động tìm hiểu địa bàn cư trú của người sau cai nghiện ma túy để nắm bắt tình hình.
Như đã nêu ở mục 2.1 chương 2, vì cỡ mẫu nhỏ nên tác giả không tính tỷ lệ mà tính theo số tuyệt đối và chỉ tập trung nghiên cứu vào đối tượng đang sinh sống trên địa bàn. Sau khi sử dụng phương pháp thu thập thông tin bằng bảng phỏng vấn sâu đã có kết quả như sau:
- 10/13 người là nam giới, 3/13 người là nữ giới.
- 13/13 người đang trong độ tuổi lao động (nhiều nhất 42 tuổi, ít nhất 36 tuổi).
- Trình độ học vấn: 3/13 người thuộc tầng lớp trí thức (2 nam, 1 nữ); 8/13 người tốt nghiệp THPT (7 nam, 1 nữ), 2/13 người có trình độ 9/12 (1 nam, 1 nữ).
- 6/13 người thất nghiệp (6 nam), 2/13 người công việc không ổn định (2 nữ), và 4/13 người có công việc ổn định (3 nam, 1 nữ).
- 5/13 người ở trọ bên ngoài (3 nam, 2 nữ), 8/13 người sống cùng gia đình (7 nam, 1 nữ).
- 7/13 người chưa lập gia đình (7/7 nam giới), 1/13 người đang sống đơn thân (nữ), 1/13 người đã ly dị (nữ), 4/13 người đã lập gia đình (3 nam, 1 nữ).
Từ những số liệu thu thập được ở trên, tác giả nhận thấy số lượng nam giới sau cai nghiện ma túy nhiều hơn nữ giới và tất cả đều trong độ tuổi lao động. Đây cũng là một điểm đáng lưu ý, vì họ có sức khỏe và hoàn toàn có thể đóng góp cho xã hội. Vai trò của NVXH là người chăm sóc, người trợ giúp được xem như người cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho những cá nhân không có khả năng tự đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của mình và giải quyết vấn đề.
Trong đó, gần 1/2 là người trí thức, những người này đã từng đi học đại học hoặc đã có bằng cử nhân, 2 người có trình độ 9/12, còn lại là những người có học vấn 12/12. Trước hết, NVXH cần phân chia các đối tượng nghiên cứu thành từng nhóm riêng để dễ dàng trong cung cấp kiến thức, kỹ năng liên quan tới vấn đề cho đối tượng nghiên cứu cần giải quyết, nâng cao năng lực cho cá nhân, nhóm thông qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để họ có hiểu biết, tự tin và tự mình nhìn nhận năng lực của bản thân, đánh giá vấn đề phân tích và tìm kiếm nguồn lực cho vấn đề cần giải quyết, đây chính là vai trò người giáo dục của NVXH.
Với những người không có công việc ổn định họ chủ yếu làm những việc như:
chạy xe ôm, kinh doan buôn bán nhỏ lẻ không bền vững, bốc gạnh thuê,... NVXH có vai trò là người vận động nguồn lực là người trợ giúp đối tượng (cá nhân, gia đình, cộng đồng...) tìm kiếm nguồn lực (nội lực, ngoại lực) cho giải quyết vấn đề.
Nguồn lực có thể bao gồm về con người, về cơ sở vật chất, về tài chính, kỹ thụật, thông tin, sự ủng hộ về chính sách, chính trị và quan điểm...
Những người có công việc ổn định họ làm những công việc như: bảo vệ, có kiot bán hàng trong chợ, nhân viên nhà nước... Đây là những đối tượng đã có cơ sở về kinh tế để đáp ứng được những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. NVXH có nhiệm vụ giám sát đánh giá những những vấn đề của họ từ đó đưa thông tin về các dịch vụ, chính sách và giới thiệu cho thân chủ các chính sách, dịch vụ, nguồn tài nguyên đang sẵn có từ các cá nhân, cũng như cổ vũ tuyên truyền giúp họ có thêm động lực và niềm tin vào bản thân và cuộc sống..