Rào cản từ gia đình

Một phần của tài liệu Thực trạng tái hoà nhập cộng đồng và những rào cản đối với việc tái hoà nhập cộng đồng của người sau cai nghiện ma tuý từ góc nhìn công tác xã hội (nghiên cứu trường hợp phường bãi cháy thành phố hạ long tỉnh quảng ninh) (Trang 80 - 84)

Chương 3. NHỮNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI VIỆC TÁI HÕA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TệY

3.2. Rào cản từ gia đình

Phần đông những người sau cai nghiện ma túy là những người thuộc những thành phần khác biệt: Con cái của những gia đình thiếu quan tâm, chia sẻ, những người gặp thất bại, bi quan trong cuộc sống, những người bị bạn bè rủ rê lôi kéo, những bà con là dân tộc vùng cao thiểu số còn nhiều hủ tục và thiếu hiểu biết…

Hiện thực mà chúng ta dễ dàng bắt gặp ở những gia đình có người sau khi cai nghiện ma túy, đó chính là sự suy sụp về kinh tế, tinh thần với tốc độ nhanh chóng.

Một số lượng nhỏ những người đã từng nghiện ma túy từng là đối tượng buôn bán, tàng trữ chất ma túy lại càng bị xã hội pháp luật lên án gay gắt hơn, chính là những kẻ gieo “cái chết trắng” ra cộng đồng. Những hậu quả nặng nề mà những đối tượng liên quan đến ma túy gây ra về vật chất và tinh thần cũng khiến xã hội và những người xung quanh hình thành tâm lý e ngại, né tránh tiếp xúc với họ.

Như trường hợp anh T.T.K (đã được phân tích cụ thể ở mục 2.3 chương 2) đó chính là một trong những ví dụ rất thực tế về vai trò của gia đình đối với việc giáo dục và quản lý con cái. Đây cũng chính là một rào cản lớn đối với việc tái hòa nhập cộng đồng của người sau cai nghiện ma túy.

Ngoài ra, gia đình các đối tượng nghiện ma túy thường thuộc diện khó khăn, do đó không có khả năng tài chính để cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và trung tâm. Tuy họ có thiện chí và tâm trạng mong muốn người thân của mình mau chóng hoàn lương và có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh thế kỉ này để có thể tự tin hơn khi quay về tái hòa nhập cộng đồng, xã hội nhưng bản thân họ cũng chịu áp lực và sự miệt thị từ cộng đồng xã hội. Bản thân họ lại thiếu hiểu biết về ma túy và các chất gây nghiện.

Về đời sống tâm tư tình cảm của người sau cai nghiện ma túy gia đình lại không thể nắm bắt và kiểm soát được hết các mối quan hệ ngoài luồng, đó cũng là những khó khăn trong việc giúp đỡ người thân của mình (Như trường hợp gia đình anh T.T.K đã được nêu ở mục 2.3 chương 2).

Với đặc thù là nghề trợ giúp xã hội, CTXH hướng trọng tâm nghề nghiệp đến việc giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng phục hồi, phát triển các chức năng và đạt được những giá trị phù hợp trong xã hội. Các chức năng của CTXH được thực hiện thông qua việc thực hiện các vai trò của nhân viên công tác xã hội trong tiến trình làm việc với các đối tượng cần trợ giúp, các nhóm, cộng đồng.

Thực hiện vai trò là người giáo dục là người cung cấp kiến thức kỹ năng liên quan tới vấn đề họ cần giải quyết, nâng cao năng lực cho gia đình qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để họ có hiểu biết, tự tin và tự mình nhìn nhận vấn đề đánh giá vấn đề phân tích và tìm kiếm nguồn lực cho vấn đề cần giải quyết. Đối với gia đình người sau cai nghiện, ngoài vai trò là người giáo dục thì NVXH vận dụng khả năng của mình thông qua vai trò người tư vấn, tham gia; người vận động nguồn lực, các hoạt động như người cung cấp thông tin tư vấn cho gia đình đối tượng cần có những thông tin như thông tin về chăm sóc sức khoẻ hay là người chăm sóc, người trợ giúp cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho những gia đình không có khả năng tự đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của mình và giải quyết vấn đề. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta có thể nghiên cứu qua một trường hợp cụ thể sau đây:

Ví dụ như gia đình anh N.H.T (đã phân tích trường hợp tại mục 2.3, chương 2) cần có thêm các thông tin và sự trợ giúp về vấn đề việc làm dựa vào khả năng và sức khỏe của anh T. Anh T có sở thích sưu tầm và trông hoa phong lan, NVXH có thể trợ giúp, hướng dẫn cho gia đình anh đưa anh T tìm đến những địa điểm trông, kinh doanh phong lan hoặc cung cấp thông tin, sách báo,... để học hỏi kinh nghiệm hoặc vay vốn từ ngân hàng hay tham gia vào dự án tạo việc làm cho người sau cai nghiệm để anh T có vốn tự kinh doanh và sản xuất tạo việc làm và tăng thu nhập cho anh và gia đình nếu như bản thân anh T và gia đình có nhu cầu tìm hiểu.

*Ngoài ra, một bộ phận người thân và gia đình của các đối tượng sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng, thì cảm thấy giận dữ đối với chính người sau

cai nghiện ma túy và xấu hổ với họ hàng làng xóm nên đã từ mặt, không giúp đỡ và không chào đón người sau cai nghiện ma túy khi họ trở về tái hòa nhập cộng đồng.

Ta có thể nghiên cứu qua việc đi sau phân tích trường hợp cụ thể sau đây:

Bản thân chị là con cả trong gia đình 2 chị em gái, chị H.L.A11 bị bó buộc trong khuôn khổ từ nhỏ, bố mẹ chị A không được lòng hàng xóm và sống rất nghiêm khắc với các con. hán nản vì áp lực từ gia đình, cũng như chịu khuôn khổ quá khắt khe và tuổi trẻ bồng bột chị quyết định thôi học sau khi học xong lớp 9 sau khi bị bố mẹ ép nghỉ học đi làm. Chị bỏ học đi làm bỏ lại giấc mơ dang dở cũng như tuổi trẻ mà đáng ra được sống vô tư không lo nghĩ. Sau khi chị lấy chồng vài năm thì chồng chị bị nghiện ma túy, chồng chị A vốn là người vũ phu nên chị thường xuyên bị chồng bị hành hạ và ép buộc hút ma túy, và thời gian nghiện hút dài, sức khỏe kinh tế cạn kiệt, chị quyết định ly hôn khi thấy bản thân không thể tiếp tục sống khổ sở như thế. Sau khi ly hôn chị dùng nốt số tiền tích cóp còn lại của mình để đi cai nghiện ma túy.

Việc chị A bị nghiện ma túy và tự ý ly hôn khiến gia đình chị đã không qua lại với chị từ lâu lại càng có lý do để không nhìn mặt chị. Ngày chị trở về từ trại cai nghiện, cũng là ngày chị đau khổ tận cùng khi bị chính gia đình ruột thịt của mình không chấp nhận chị là thành viên trong gia đình và đuổi chị đi. Chị phải tìm chỗ ở mới và đi bốc gạch thuê ở các xí nghiệp gạch ngói để mưu sinh. Mỗi lần vô tình gặp chị, bố mẹ và em gái chị như người xa lạ tỏ ra khinh miệt và chửi bới thậm tệ nếu chị chào hỏi.

Qua phỏng vấn sâu, chị L.A cho biết: “ngoài việc đi làm, đi chợ ra thì thực sự chị không muốn ra ngoài. Chị đi bốc gạch thuê về nhà cũng đã rất mệt cộng với việc ra ngoài ai không biết mình thì thôi chứ gặp người quen chị cũng ngại lắm.

Chưa kể, gặp phải bố mẹ hoặc em chị, chào thì họ chửi mắng không chào thì họ lại nghĩ rằng mình trơ trẽn gặp người nhà mà vênh mặt lên đi qua. Chị mệt mỏi lắm”

(PVS).

11 Đối tượng nghiên cứu sinh năm 1974, trú tại khu Ao Cá phường Bãi Cháy. Phỏng vấn sâu tại nhà trọ của đối tượng nghiên cứu. Không có bản ghi âm.

Dựa vào thuyết thân chủ trọng tâm của Carl Rogers, bản chất con người là thiện với những khuynh hướng tiến đến phát triển tiềm năng và xã hội hóa mà nếu đặt trong môi trường thuận lợi sẽ phát triển nhận thức và hiện thực hóa tiềm năng đầy đủ. NVXH có vai trò ngoài việc là người thu thập thông tin và nhu cầu của đối tượng để dựa vào đó có thể đánh giá nhu cầu và xây dựng kế hoạch trợ giúp tốt nhất cho họ như thu thập, tiếp nhận thông tin, yêu cầu trợ giúp của đối tượng trên địa bàn và báo cáo kịp thời với các cấp chính quyền để có hướng giải quyết; sàng lọc, phân loại chị A thuộc nhóm đối tượng nào hoặc đề xuất, giới thiệu chuyển hồ sơ chị A đến các cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm công tác xã hội, cơ sở y tế - phục hồi chức năng, cơ sở giáo dục - đào tạo và các cơ sở phù hợp.

Bản thân người NVXH tôn trọng và đặt đối tượng nghiên cứu và trợ giúp của mình là trung tâm, sử dụng kĩ năng phản hồi để bộc lộ những hiểu biết về vấn đề của đối tượng một cách trung thực và không phán xét giúp đối tượng có thể bộc lộ hết suy nghĩ của mình.

Trong bất kì hoạt động quản lý trường hợp nào việc theo dõi, đánh giá diễn biến tình trạng sức khỏe, quan hệ gia đình, xã hội và các nhu cầu trợ giúp của đối tượng nghiên cứu - ở đây là chị A là điều cơ bản và cần thiết, cùng với đó là đề xuất với các cấp có thẩm quyền thực hiện hoặc các biện pháp trợ giúp kịp thời, phù hợp, trực tiếp giải quyết như: Tư vấn, tham vấn, trị liệu, hòa giải, giáo dục thuyết phục,...

Ở trường hợp của chị A, suy nghĩ của chị về mọi mặt của vấn đền khá sâu sắc, NVXH làm rõ vai trò của gia đình để giúp chị có thể vượt qua khó khăn tinh thần và vật chất. Khi tiếp cận và tham vấn với gia đình người thân của đối tượng, cần có nhiều tổ chức đoàn thể và cá nhân tham gia giúp đỡ họ có cái nhìn thoáng hơn với đối tượng yếu thế, giảm bớt đi sự kì thị hiện có đối với chị A, cùng với đó cũng cần nhấn mạnh với họ rằng, gia đình chính là tổ ấm, là nơi mở rộng vòng tay và giúp đỡ đối tượng một cách hiệu quả nhất, cần ủng hộ hành động và những nhận thức tích cực của thân chủ và giảm bớt những suy nghĩ tiêu cực của người sau cai nghiện ma túy.

Qua nghiên cứu tác giả nhận thấy, đối với các đối tượng sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng động có gia đình yên ấm, hạnh phúc bố mẹ yêu thương con cái.

Các đối tượng nhận được sự động viên, quan tâm, chăm sóc tận từ gia đình mình, được gia đình ủng hộ giúp đỡ họ tìm việc làm thì hiệu quả chống tái nghiện lớn hơn rất nhiều so với các đối tượng sau cai nghiện ma túy có gia đình không hạnh phúc.

Người nghiện mang trong mình rất nhiều nỗi tủi hổ, mặc cảm. Vì vậy, biết thông cảm động viên họ kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ chính là một biện pháp tốt để cho họ vượt qua thử thách sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng thành công.

Những người trong gia đình chính là những người hiểu người thân của mình nhất nên sự đối xử của họ sẽ tác động lên chính người sau cai nghiện nhiều nhất, đặc biệt trong quá trình tìm việc làm, ổn định đời sống để phòng chống tái nghiện. Sự can thiệp của gia đình và người thân có ảnh hưởng ngăn chặn việc đối tượng sử dụng tái sử dụng ma túy, tuy nhiên sự đam mê và tính phức tạp của các vấn đề thường dẫn sự can thiệp đến thất bại, nếu sự can thiệp quá đơn giản hoặc quá chậm. Những người thân trong gia đình người sau cai nghiện ma túy cần luôn sát sao nhưng cũng cần để cho người sau cai nghiện có không khí riêng của mình để phát triển bản thân và tự lập.

Gia đình là một tổ ấm, với tình thương và trách nhiệm cộng với sự hiểu biết cần thiết sẽ là một điểm tựa vững chắc chống lại bất cứ tệ nạn xã hội nào chứ không chỉ riêng với ma túy. Vì vậy, để thiết lập nên một hệ thống các “tế bào xã hội” lành mạnh, đòi hỏi mỗi thành viên trong từng gia đình phải biết được vị trí, chỗ đứng cũng như trách nhiệm của mình với những người thân, gia đình và những người xung quanh. Với phương châm đó, những gia đình có người nghiện, sau cai nghiện ma túy thì họ chính là nguồn cổ vũ động viên, là sức mạnh tinh thần to lớn và quan trọng nhất giúp người sau cai nghiện trong quá trình tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống và vượt qua những khó khăn, rào cản của bản thân mình.

Một phần của tài liệu Thực trạng tái hoà nhập cộng đồng và những rào cản đối với việc tái hoà nhập cộng đồng của người sau cai nghiện ma tuý từ góc nhìn công tác xã hội (nghiên cứu trường hợp phường bãi cháy thành phố hạ long tỉnh quảng ninh) (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)