Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.6. Sự hỗ trợ, các hoạt động trợ giúp cho người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng
Xác định yếu tố then chốt giúp người nghiện ma túy không tái nghiện chính là làm tốt công tác hỗ trợ, giúp đỡ người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng. Vì vậy, những năm qua Sở LĐ-TB&XH tỉnh đã phối hợp cùng các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều quyết định, kế hoạch, chương trình về công tác cai nghiện ma túy và hỗ trợ, giúp đỡ người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng [52].
Công tác tuyên truyền tại phường Bãi Cháy được quan tâm và chú trọng đổi mới cả về nội dung và hình thức truyền tải; hướng đến nhiều nhóm đối tượng, từ các cấp chính quyền đến người dân, gia đình và bản thân người nghiện ma túy nhằm thay đổi nhận thức của các đối tượng tuyên truyền. Từ đó, hướng đến thay đổi cách ứng xử của chính quyền, đoàn thể, cộng đồng dân cư đối với người nghiện khuyến khích và tăng cường những hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng [50].
Từ năm 2011- 2015, các lực lượng ở cơ sở đã tham mưu tổ chức hơn 50 lớp tập huấn, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt các câu lạc bộ cho hơn 30 hội viên, cán bộ công chức, học sinh, sinh viên và quần chúng nhân dân tham gia. Xây dựng trên 40 buổi truyền thanh cơ sở có các nội dung về phòng, chống tệ nạn ma túy; tổ chức trên 20 buổi diễn kịch về đề tài phòng, chống ma túy [49].
Sau một thời gian thực hiện, kết quả bước đầu cho thấy nhiều người đã có việc làm, ổn định cuộc sống. Kết quả đạt được trong 3 năm từ 2011- 2013, toàn tỉnh đã thực hiện quản lý sau cai tại nơi cư trú và tại trung tâm đối với 1.029 lượt người.
Theo kết quả khảo sát của chi cục phòng chống tệ nạn xã hội, số người hoàn thành chương trình cai nghiện ma túy bắt buộc từ trung tâm về địa phương hàng năm cho thấy, số người sau cai về địa phương có việc làm có sự tăng trưởng, số tái nghiện giảm đáng kể. Cụ thể, năm 2011, có 225 người quản lý sau cai, trong đó, số có việc
làm là 54/255 (chiếm 21,1%), số tái nghiện là 129/255 (chiếm 50,5%). Năm 2012, có 356 người, trong đó, số có việc làm là 72 (20,2%), số tái nghiện là 171 (48%).
Năm 2013, quản lý 372 người, số có việc làm là 131 (35,2%); số tái nghiện là 84 (22,6%) [39].
Tất cả người nghiện sau khi hoàn thành quyết định cai nghiện tại trung tâm trở về cộng đồng đều được UBND các cấp xã, phường tiếp nhận, lập hồ sơ theo dõi và bàn giao cho tổ công tác cai nghiện phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, khu dân cư và gia đình quản lý, giúp đỡ, tư vấn nghề nghiệp, hướng dẫn làm hồ sơ vay vốn nếu có nhu cầu. Ở một phường trọng điểm như phường Bãi Cháy, mô hình câu lạc bộ
“Thân Thiện” “Đồng cảm”, các nhóm “Tự lực”, “đồng đẳng”... được xây dựng và thành lập nhằm động viên, khuyến khích và thu hút người sau cai nghiện ma túy tham gia. Tại đây, các hội viên là người sau cai nghiện ma túy được chia sẻ, giúp đỡ về tinh thần và được kết nối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tư vấn, hỗ trợ học nghề, vay vốn [40].
Tuy nhiên, do sự kỳ thị của cộng đồng, xã hội và do hầu hết người sau cai nghiện có trình độ thấp, tay nghề chưa cao nên rất khó để xin được việc làm. Khắc phục hạn chế này, tại một số tổ dân phố trong phường, những người được giao nhiệm vụ giúp đỡ người sau cai nghiện đã có nhiều hoạt động tích cực như: lồng ghép với các chương trình xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm; xây dựng quỹ phòng, chống ma tuý do nhân dân đóng góp; đứng ra bảo lãnh, vận động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường nhận đối tượng sau cai nghiện vào làm việc... Với những người sau cai không đủ sức khỏe và trình độ để đi làm trong các công ty, xí nghiệp thì tạo điều kiện cho họ vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi về địa điểm để họ tự kinh doanh (ở các khu du lịch hoặc chợ đêm) và chăn nuôi, trồng trọt (tăng gia sản xuất thêm nếu muốn) cho vay vốn và tạo cơ hội việc làm (dựa vào năng lực và sự phấn đấu của mối cá nhân)... [50].
Ta có thể nghiên cứu qua số ví dụ cụ thể được có cơ hội làm lại cuộc đời dưới đây:
Anh Đ.T.S9, tuy trình độ học vấn chưa tốt nghiệp cấp 3 nhưng anh là chủ cơ sở sản xuất đồ mộc. Những năm 1999 - 2000, anh S bị một số bạn bè nghiện ma túy
9 Đối tượng nghiên cứu sinh năm 1971 trú tại tổ 4 khu 2, phường Bãi Cháy. Phỏng vấn sâu tại cơ sở sản xuất nơi đối tượng đang làm việc. Không có bản ghi âm.
rủ rê, lôi kéo dùng thử, dẫn đến nghiện ma túy. Xưởng mộc của gia đình bao năm gây dựng bị tiêu tan vào làn khói trắng.
Năm 2006, anh S bị bắt và phải chữa bệnh bắt buộc tại trung tâm GDLĐXH.
Năm 2008, khi hết hạn chữa bệnh bắt buộc, anh S về xã với quyết tâm khôi phục lại xưởng mộc, nhưng không ai dám tin tưởng giao hàng cho làm. Tuy nhiên, tổ trưởng tổ dân phố nơi anh sinh sống nhận thấy anh S có quyết tâm từ bỏ ma túy, nên đã đề xuất với chính quyền phường đặt làm 20 bộ bàn ghế hội trường cho tổ dân phố tại xưởng mộc của anh S đồng thời ứng trước tiền đặt hàng để giúp giải quyết khó khăn ban đầu về vốn, cũng như giới thiệu các cá nhân, tổ chức có nhu cầu làm đồ mộc tới xưởng để tạo thêm cơ hội cho anh S.
Cuối năm 2010, khi cơ sở đồ mộc đã ổn định, anh S nhận thêm 2 người sau cai nghiện vào làm. Đến nay, họ đều là những người thợ có tay nghề cao và có mức thu nhập khoảng 4,5 triệu đồng/tháng. Anh S chia sẻ: “Niềm vui lớn nhất là không chỉ tự cứu mình khỏi ma túy mà còn giúp đỡ người cùng cảnh ngộ vươn lên làm lại cuộc đời. Để làm được điều này, cần sự chia sẻ, giúp đỡ từ cộng đồng. Tôi sợ nhất là sự kì thị từ những người xung quanh”.
Còn anh B.V.C10 chia sẻ: “Năm 1999 khi vào TP Hồ Chí Minh làm công nhân, bị bạn bè rủ rê nên tôi dính vào nghiện ma túy. Gia đình biết tin và đã đưa tôi về quê, gửi vào trung tâm cai nghiện. Tuy nhiên, sau khi cai nghiện từ trung tâm về, tôi lại tái nghiện. Đến năm 2006, sau khi cai nghiện lần 2, tôi được gia đình và chính quyền phường hỗ trợ tín chấp để mở cơ sở sửa xe máy”. Đến nay, cơ sở của anh C đã giải quyết việc làm cho 3 lao động, với mức tiền công 3,5 triệu đồng/tháng.
Đầu tháng 8/2012, anh C được cộng đồng và UBND phường bầu vào làm trong đội trật tự phường và được giao tiếp tục vận động cảm hóa một số đối tượng nghiện đi cai nghiện ma túy. “Mong muốn lớn nhất của tôi là được ngân hàng tạo điều kiện vay vốn để những người sau cai nghiện như tôi có cơ hội mở rộng sản
10 Đới tượng nghiên cứu sinh năm 1978, thường trú tại tổ 1 khu 2, phường Bãi Cháy. Phóng vấn sâu tại nhà ở
xuất, có công ăn việc làm, từ đó không bị cám dỗ của ma túy rồi lại tái nghiện”, anh Bùi văn C chia sẻ.
Nhìn nhận từ góc độ CTXH nói riêng và xã hội nói chung, những trường hợp như anh Đ.T.S, B.V.C cho thấy dù cai nghiện rất khó khăn, nhưng nếu bản thân người sau cai nghiện quyết tâm, cùng sự giúp đỡ của gia đình, sự tin tưởng NVXH sự quan tâm từ chính quyền thì hoàn toàn có thể cai nghiện thành công. Cùng với đó, ta cũng có thể cho rằng các hoạt động hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy tại địa bàn đã mang lại những kết quả nhất định, góp phần nào thay đổi bộ mặt xã hội tại địa phương.
*Cùng với đó văn hoá văn nghệ, thể thao là một trong những liệu pháp tâm lý cho người cai nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy tại cộng đồng. Phường Bãi Cháy vẫn đang tiếp tục duy trì những hoạt động cộng đồng vào những ngày lễ như Ngày toàn dân phòng chống ma tuý (26-6), Ngày thành lập ngành Lao động, Thương binh và Xã hội (28-8), Ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS (1-12), hưởng ứng tập thể dục theo gương Bác Hồ Chí Minh v.v... giúp người sau cai nghiện ma túy có thêm nhiều cơ hội tiếp xúc với môi trường xã hội xung quanh.
Theo lý thuyết hệ thống, việc giúp người sau cai nghiện ma túy đang tái hòa nhập cộng đồng giảm hoặc xóa đi những rào cản trong việc hòa nhập môi trường học tập như hiện nay phải dựa vào hệ thống tồn tại bao quanh họ, từ vi mô đến vĩ mô. Xét trong mọi hệ thống giúp xác định các nguồn lực có thể hỗ trợ tối đa cho họ, đảm bảo quyền được sống và làm việc cũng như đảm bảo quyền cơ bản trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nhờ có những hoạt động được tổ chức này, người sau cai nghiện ma túy có cơ hội được tiếp xúc với hệ thống bao quanh họ thông qua các hoạt động tập thể được tổ chức (Đóng kịch, văn nghệ tại khu văn hóa của tổ dân phố, các giải đấu thể thao về bóng đá, bóng chuyền, chạy,...) [50].
Tuy nhiên theo như tài liệu thu thập và trong quá trình nghiên cứu tác giả tại địa bàn nhận thấy cũng còn nhiều bất cập như: người sau cai nghiện sau khi tái hòa nhập cộng đồng không phải đều 100% có tư tưởng làm lại cuộc đời, vấn đề này xuất phát sự lơ là của một số cán bộ trong trung tâm cai nghiện (đây là lỗi không thể tránh khỏi). Vậy nên khi quay trở lại tái hòa nhập cộng đồng, một số đối tượng là
người sau cai nghiện ma túy tỏ thái độ không hợp tác và cũng không bao giờ tham gia các hoạt động tập thể, buổi tọa đàm, tư vấn sức khỏe nghề nghiệp cũng như các hoạt động được tổ chức cho người sau cai nghiện tham gia để tái hòa nhập cộng đồng. NVXH ngoài vai trò đánh giá, giám sát các vấn đề hạn chế mà còn phải thể hiện vai trò là người tạo sự thay đổi tạo cho cá nhân khi tiếp xúc và làm việc với họ, giúp họ thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành vi tiêu cực hướng tới những suy nghĩ và hành vi tốt đẹp hơn nhằm giảm thiểu những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực. Cùng với đó trợ giúp gia đình và cá nhân tự mình xem xét vấn đề, và tự thay đổi.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 được thực hiện nhằm khái quát về thực trạng tái hoà nhập cộng đồng của người sau cai nghiện ma túy, cụ thể là: quy mô, cơ cấu và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, rào cản khi người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng, các đặc điểm về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, sức khỏe, tâm lý,.. và cách thức tái hòa nhập cộng đồng của đối tượng nghiên cứu. Cùng với đó là nếu ra các hoạt động hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như cộng đồng đã và đang thực hiện tại địa bàn nghiên cứu đối với đối tượng nghiên cứu.
Trong đó, mô tả về người sau cai nghiện ma túy thông qua những câu chuyện về cuộc sống của đối tượng cụ thể (Phỏng vấn sâu). Từ đó có thể chỉ ra những khó khăn chung của người sau cai nghiện ma túy khi tái hòa nhập cộng đồng và cũng là cơ sở tiền đề cho chương tiếp theo.