Rào cản do hạn chế trong hoạt động của chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Thực trạng tái hoà nhập cộng đồng và những rào cản đối với việc tái hoà nhập cộng đồng của người sau cai nghiện ma tuý từ góc nhìn công tác xã hội (nghiên cứu trường hợp phường bãi cháy thành phố hạ long tỉnh quảng ninh) (Trang 91 - 107)

Chương 3. NHỮNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI VIỆC TÁI HÕA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TệY

3.5. Rào cản do hạn chế trong hoạt động của chính quyền địa phương

Nhà nước thiếu cơ chế chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào công tác cai nghiện, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ trong công tác quản lý sau cai tại cộng đồng và hỗ trợ giải quyết việc làm cho đối tượng sau cai nghiện để phòng chống tái nghiện. Bên cạnh đó, công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện cũng còn không ít những khó khăn cần tháo gỡ.

Hiện nhiều văn bản pháp luật mới ban hành đã có hiệu lực thực hiện, nhưng chưa có thông tư hướng dẫn triển khai, khiến công tác cai nghiện tập trung gặp khó khăn. Kinh phí và nguồn lực cho công tác phòng, chống ma túy, cai nghiện ma túy giảm; sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ với cộng đồng, xã hội [38].

Ở địa bàn nghiên cứu, nhiều văn bản hiện hành và các chính sách dành cho người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng vẫn chỉ trên giấy tờ, thực hiện cho có, quan liêu và không sâu sát đối với thực tế tại phường.

Theo như nghiên cứu thì một bộ phận người dân vẫn còn tâm lý kỳ thị, phân biệt đối xử với các đối tượng này. Nguyên nhân của tình trạng này còn do sự hạn

chế trong nhận thức, trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể ở các cấp chưa cao, đặc biệt là chính quyền cấp cộng đồng, khu phố, thôn xóm ít quan tâm đến người sau cai nghiện ma túy.

Như trường hợp của anh N.T.H13, khi là sinh viên theo học tại Hà Nội do không làm chủ bản thân, nghe theo lời bạn bè xấu, anh đã sử dụng ma túy. Ban đầu thử cho biết, là để chứng tỏ bản lĩnh, rồi nghiện lúc nào không hay. Để có tiền, anh phải nói dối với cha mẹ đóng đủ loại tiền học phí. Một năm sau gia đình phát hiện, buộc anh phải về quê để cai nghiện.

Sau nhiều lần tái sử dụng ma túy sau khi cai nghiện, anh H cho rằng, môi trường sống hết sức quan trọng trong công tác tái hòa nhập cộng đồng. Bởi đó là nơi người nghiện luôn có mặc cảm với gia đình, hàng xóm, và quan trọng hơn người nghiện ma túy biết tất cả những địa điểm buôn bán ma túy trên địa bàn. Bản thân anh thực sự rất sợ sự xa lánh kì thì từ cộng đồng. Cùng với đó, anh cũng có tìm hiểu về quyền lợi của bàn thân mình qua nhiều nguồn khác nhau, và cũng tham gia các hoạt động, và CLB do phường tổ chức. Cá nhân anh cho rằng, những hoạt động của phường cũng như của CLB chưa phong phú, đôi khi các hoạt động được tổ chức cho có, lấy lệ. Ai có ý kiến phản hồi thì được trả lời là do thiếu kinh phí và chưa có kinh nghiệm.

Cô C.T.D (nhân viên phòng CTXH, phường Bãi Cháy) cũng cho biết các hoạt động dành cho người sau cai nghiện ma túy còn nhiều hạn chế. Ví dụ như các CLB hay các hoạt động do phường phát động đều phải mượn phòng họp tại UBND phường chứ họ chưa có nơi họp riêng, và không phải lúc nào cũng có thể mượn được phòng họp.

Ngoài ra, từ nghiên cứu tại địa bàn tác giả nhận thấy ở phường có nhân viên phòng CTXH - những người được ít nhiều đào tạo về CTXH, họ biết nhiệm vụ và những điều mình cần làm đối với người sau cai như tham vấn về tâm lý, sức khỏe, các nguồn hỗ trợ về việc làm, hay những khó khăn từ xã hội mà người sau cai cần vượt qua. Nhưng không phải lúc nào người sau cai nghiện ma túy cũng được giúp

13 Đối tượng nghiên cứu sinh năm 1978, trú tại tổ 3 khu 1, phường Bãi Cháy. không có bản ghi âm phỏng

đỡ, bởi đội ngũ nhân viên phòng công tác xã hội tại phường với số lượng còn rất hạn chế, rất mỏng so với lượng người sau cai nghiện, đó là chưa nói đến trình độ chuyên môn. Có nhiều NVXH vì nhiệt huyết và trách nhiệm với nghề mà không ngại việc để giúp cho những người sau cai nghiện ma túy vượt qua khó khăn.

Nhưng không phải lúc nào mọi việc cũng được như mong muốn, họ cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tham vấn, đôi khi các vấn đề của những người sau cai nghiện rất phức tạp thì phải cần đến một trình độ chuyên môn mới có thể kết hợp và giải quyết vấn đề được. Lâu lâu họ cũng được đi học các khóa ngắn hạn nhưng liệu điều đó có đủ không khi bên họ còn có rất nhiều việc cần giải quyết và không phải bất cứ trường hợp nào cũng giống như những gì họ được học trong các đợt tập huấn. Có những trường hợp quá phức tạp ngoài kinh nghiệm làm việc, họ phải thực sự hiểu và có thể áp dụng thuần thục các thuyết ứng dụng trong CTXH kết hợp với các phương pháp CTXH chuyên môn cao để xử lý ca, giúp đỡ đối tượng cần trợ giúp.

Chỉ thông qua một lĩnh vực, chúng ta đã thấy sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của đội ngũ NVXH của ngành công tác xã hội. Nhưng quan trọng nhất là cần phải nâng cao kiến thức, chuyên môn, tay nghề của đội ngũ cán sự xã hội tại các địa phương để họ có thể làm công việc của mình một cách tốt nhất.

Như đã nêu ở chương 2, mục 2.5: sự hỗ trợ, các hoạt động trợ giúp cho người cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng. Ngoài hạn chế từ năng lực chuyên môn của các cán sự XH, NVXH kiêm nhiệm tại địa bàn ta có thể nhận thấy các hoạt động trợ giúp dành cho người sau cai nghiện ma túy tại phường tuy đã được chú trọng và quan tâm, những hoạt động này cũng đã có những kết quả mang tính tích cực nhưng cũng còn rất nhiều hạn chế. Mới chỉ có một số tổ dân phố trong phường có những hoạt động, chương trình giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng tìm kiếm việc làm. Việc vận động tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội cũng như hoạt động của các CLB dành cho người sau cai nghiện trong địa bàn chưa thu hút được nhiều người tham gia, vì các hoạt động vận động, tuyên truyền chưa phong phú và chưa có sự thu hút, tin tưởng, tạo được sự hứng khởi đối với người sau cai nghiện cũng như thiếu phương pháp và cách tiếp cận tạo sự tham

gia của người nghiện trong các hoạt động phục hồi, các tổ dân phố tại phường tuy đã có các hoạt động giúp đỡ mang lại hiệu quả khá tốt nhưng chưa có các hướng dẫn cụ thể về kỹ năng dự phòng tái nghiện hay sinh hoạt nhóm tự lực sau cai, các hoạt động đã và đang triển khai chưa mang tính chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó có thể xem xét, kết hợp đào tạo cán bộ xã hội trong lĩnh vực y tế với công tác xã hội với người yếu thế - ở đây là người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng. Chú trọng công tác quản lý ca và tham vấn trong làm việc với người sau cai nghiện ma túy. Đa dạng hóa các loại dịch vụ trợ giúp cho họ. Đồng thời thiết kế các chương trình đào tạo chuyên sâu về công tác xã hội với người sau cai nghiện ma túy.

Các nỗ lực phòng bệnh cũng như phòng tái nghiện ma túy trước hết là ưu tiên cho việc giáo dục, thuyết phục. Sử dụng các báo chí hiện nay vẫn là phương tiện chính mặc dù những phương pháp này vẫn có những mặt hạn chế nhất định.

Xét cho cùng, người sau cai nghiện ma túy muốn tái hòa nhập cộng đồng thành công vẫn phải dựa vào bản lĩnh của mình mới có thể đạt được kết quả mong muốn cuối cùng, những người xung quanh chỉ có thể đóng vai trò hỗ trợ về vật chất tạm thời và tinh thần [40].

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3 này nội dung chủ yếu được nêu ra ở đây chính là những rào cản, khó khăn, và những vấn đề bấp cập mà người sau cai nghiện ma túy vấp phải trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng khi trở về địa bàn sinh sống.

Những rào cản này đến từ nhiều khía cạnh trong cuộc sống của đối tượng nghiên cứu: bản thân, gia đình, xã hội, mối quan hệ gia đình và mối quan hệ với cộng đồng nơi sinh sống. NVXH ở đây đóng vai trò là người giám sát đánh giá và đánh giá vấn đề, từ đó đưa ra những lập luận, nhận xét khách quan trong đề tài nghiên cứu.

Từ đó đưa ra kết luận và khuyến nghị đối với người sau cai nghiện ma túy cùng với gia đình của họ và chính quyền địa phương. Đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế từ chính sách, thể chế được ban hành đối với quyền lợi của đối tượng nghiên cứu, góp phần nhỏ trong việc xem xét sửa đổi những hạn chế đó.

Giúp đảm bảo phúc lợi xã hội và quyền lợi của người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận

Nhìn một cách khái quát, chúng ta có thể rút ra một số điểm nổi bật sau đây:

Trước hết, ta có thể thấy vấn đề người sau cai nghiện gặp phải chủ yếu là thái độ thờ ơ, xa lánh của hàng xóm xung quanh nơi mình sinh sống. Người sau cai nghiện ma túy khó lòng có thể sinh hoạt cộng đồng cùng tổ dân phố nơi mình sinh sống. Điều này chính là trở ngại lớn nhất trong việc tái hòa nhập cộng đồng của người sau cai nghiện mặc dù họ có cố gắng hay không.

Vậy nên, đối với người sau cai nghiện ma túy nhu cầu lớn nhất đối với họ chính là sự hòa hợp của hàng xóm xung quanh nơi họ sinh sống, được tham gia sinh hoạt cộng đồng như những người khác. Và được coi là một phần tử trong cộng đồng nơi mình sinh sống.

Thứ hai, người sau cai nghiện ma túy khi quay trở về cộng đồng ngoài việc không được xã hội tiếp nhận mà bản thân họ cũng có những mặc cảm tự ti nhất định mặc dù họ có chuẩn bị trước tâm lí. Dù cố gắng sống và sinh hoạt như bình thường thì vô vàn những lí do khác nhau cũng khiến họ nhụt chí và phải di chuyển đi nơi khác hoặc hạn chế tiếp xúc hay ra ngoài.

Ngoài việc gặp phải sự xa lánh của những người xung quanh. Người sau cai nghiện ma túy cảm thấy tự ti với quá khứ của bản thân. Cùng với đó họ cần nhất chính là sự ủng hộ, động viên của gia đình, sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng và chính quyền địa phương tạo điều kiện cho người sau cai nghiện ma túy khi tái hòa nhập cộng đồng .

Thứ ba, đa số người sau cai nghiện ma túy không thể dựa dẫm vào gia đình nhưng họ lại không có công việc ổn định dù trình độ học vấn và khả năng làm việc của họ ở mức độ như thế nào. Họ không có điều kiện để tìm hiểu tiếp xúc thường xuyên với các chính sách, hay các hoạt động chăm sóc sức khỏe hay tư vấn được phường tổ chức cho người sau cai nghiện ma túy.

Người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng mong muốn tìm được một cộng việc ổn định hoặc có thể tìm một nghề yêu thích có thu nhập ổn định để nuôi sống và phát triển bản thân.

Thứ tư, người sau cai nghiện ma túy không có nơi ở cố định mà thường tìm thuê trọ và sống tạm thời ở những khu nhà trọ xa trung tâm hoặc sống ở phường khác. Họ thường sống cùng nhau nên dễ nảy sinh ra những vẫn đề tiêu cực như tái nghiện hoặc sa vào các tai tệ nạn xã hội.

Vấn đề chỗ ở của người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng cũng là một vấn đề cấp thiết, đây là nhu cầu cơ bản của một con người. Người sau cai nghiện ma túy gặp phải vấn đề nơi ăn ở sinh hoạt chủ yếu là từ cộng đồng địa phương nơi họ sinh sống trước đây không tiếp nhận họ. Vậy nên, mong muốn tạm thời của họ là có thể tìm được sinh sống khiến họ có thể sinh hoạt thoải mái, an toàn và lành mạnh.

Thứ năm, các hoạt động trợ giúp ngắn hạn và dài hạn được triển khai tại cộng đồng sinh sống đã phần nào giải quyết được phần nhỏ các vấn đề của người sau sai nghiện ma túy này, tuy nhiên đối tượng nghiên cứu ở đây vẫn chưa đáp ứng được mong muốn và sư hài lòng, và họ có mong muốn nhận được sự giúp đỡ tốt hơn và có hiệu quả hơn từ các cấp chính quyền tại địa bàn.

Ở phường có cán sự xã hội, những người được ít nhiều đào tạo về CTXH, họ là những cán bộ mảng xã hội kiêm nhiệm biết nhiệm vụ và những điều mình cần làm đối với người sau cai như tham vấn về tâm lý, sức khỏe, các nguồn hỗ trợ về việc làm, hay những khó khăn từ xã hội mà người sau cai cần vượt qua. Nhưng không phải lúc nào người sau cai nghiện ma túy cũng được giúp đỡ, bởi đội cán sự xã hội của phường với số lượng còn rất hạn chế, rất mỏng so với lượng người sau cai nghiện. Đó là chưa nói đến trình độ chuyên môn. Tuy có nhiều cán sự xã hội vì yêu nghề, vì trách nhiệm với nghề nghiệp mà không ngại khó khăn để giúp cho những người sau cai nghiện vượt qua những rào cản khó khăn của bản thân. Nhưng không phải lúc nào mọi việc cũng trôi chảy, họ cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc trợ giúp đến từ nhiều phía, đôi khi các vấn đề của những người sau cai nghiện rất phức tạp thì phải cần đến một trình độ chuyên môn vững chắc và giàu kinh nghiệm mới có thể kết hợp và giải quyết vấn đề được. Họ cũng được đi học các khóa ngắn hạn nhưng liệu điều đó vẫn không đủ để giúp họ giải quyết những vấn đề

nan giải và phức tạp, mỗi đối tượng trợ giúp lại có một hoàn cảnh, vấn đề khác nhau đòi hỏi cách tiếp cần và trợ giúp khác nhau.

Bên cạnh người sau cai nghiện ma túy còn có gia đình của họ cũng cần phải được tham vấn, để họ có thể giúp con em của mình vượt qua các khó khăn về cả vật chất lẫn tinh thần. Có không ít người cai nghiện khi tái hòa nhập cộng đồng đã mắc phải những bệnh thế kỷ như HIV/AIDS, đó là những thử thách lớn đối với gia đình, bản thân và người làm công tác xã hội. Một thực tế đáng nói nữa là không chỉ ở địa bạn nghiên cứu nói riêng mà tại thành phố nơi có điều kiện phát triển nói chung, cũng còn thiếu một số lượng lớn những người được đào tạo về mặt chuyên môn để có thể giúp người sau cai giải quyết những vấn đề khó khăn mà họ gặp phải trong cuộc sống. Đó cũng là một nguyên nhân thúc đẩy tình trạng tái nghiện ngày một gia tăng ở nước ta.

Để nghề CTXH đối với những người yếu thế trong xã hội ở Việt Nam được phát triển và phổ biến rộng rãi về lâu dài cần nằm trong tiến trình chung phát triển CTXH và được coi như một nghề ở Việt Nam, theo các bước đi của đề án đã được Chính phủ phê duyệt. Bước đi đầu tiên có thể là các hoạt động nâng cao năng lực cho những người đang làm việc với người sau cai nghiện ma túy trở về địa phương sinh sống, cung cấp cho họ một số kiến thức, kỹ năng cơ bản trong làm việc với người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng.

Điều cuối cùng mà tác giả muốn nhắc đến là, các kết quả nghiên cứu được trình bày ở đây chỉ dựa trên khảo sát thực địa tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu này không mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn thành thị cả nước, bởi sự đa dạng của các khu vực vùng miền. Nhưng những kết quả này có thể được suy rộng ra cho các địa phương khác mang những đặc điểm tương tự như địa bàn nghiên cứu.

2.Khuyến nghị

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, đề tài cũng như từ góc nhìn công tác xã hội tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị sau đây, nhằm nâng cao vai trò cũng như hiệu quả của hoạt động trợ giúp với người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng như sau:

Một phần của tài liệu Thực trạng tái hoà nhập cộng đồng và những rào cản đối với việc tái hoà nhập cộng đồng của người sau cai nghiện ma tuý từ góc nhìn công tác xã hội (nghiên cứu trường hợp phường bãi cháy thành phố hạ long tỉnh quảng ninh) (Trang 91 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)