Chương 3. NHỮNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI VIỆC TÁI HÕA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TệY
3.3. Rào cản từ cộng đồng
Chúng ta không thể phủ nhận một thực tế rằng những người là đối tượng nghiện ma túy hay sau khi cai nghiện ma túy đang bị gán nhãn với những gì là xấu xa, tồi tệ và thậm chí là vô dụng. Trong quan điểm của số đông người dân hiện nay, người nghiện là những kẻ trộm cắp, dối trá, cần tránh xa, tránh giao du kết bạn...từ
thái độ tiêu cực đó, những người xung quanh cộng đồng sinh sống hình thành nên xu hướng né tránh, nhìn thấy người nghiện là nhìn thấy những gì xấu xa, tệ nạn.
Đó chính là sự ghê sợ những hành vi liên quan đến người sau cai nghiện ma túy. Con người luôn mong muốn tìm cho mình những “vùng an toàn”, tránh càng xa những gì liên quan đến yếu tố gây mất cảm giác an toàn càng tốt, không chỉ bản thân người nghiện bị ảnh hưởng bởi sự ghê sợ, né tránh, mà thậm chí những người làm công tác liên quan đến người nghiện ma túy cũng đã khiến những người khác
“giật mình thảng thốt và lùi lại” khi chia sẻ thông tin rằng đang làm công tác hỗ trợ cho người nghiện ma túy. Vậy thì những người nghiện ma túy, họ còn chịu đựng sự né tránh, ghê sợ đó ở mức độ như thế nào?
Sự kỳ thị người sau cai nghiện ma túy còn thể hiện ở chỗ không tin tưởng đối với người nghiện ma túy về tương lai của họ, về khả năng cai nghiện tái hòa nhập công đồng của người nghiện ma túy…, dè bỉu, xua đuổi, lên án rằng người sau cai nghiện ma túy “đáng bị thế này, đáng bị thế khác”…cũng là những biểu hiện khoét sâu sự kỳ thị đối với người sau cai nghiện ma túy.
Từ đây ta cũng có thể thấy, rào cản đền từ cộng đồng sinh sống đối với người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng cộng đồng cũng là một vấn đề lớn cần được chú trọng và giải quyết. Ta có thể tìm hiểu vấn đề này qua trường hợp cụ thể sau:
Chị N.H.P12 đã từng cai nghiện tại một cơ sở tư nhân tự nguyện ở tỉnh Hòa Bình cho biết: “Lúc còn nghiện ma túy chị không muốn đi đăng ký hay khai báo tình trạng nghiện tại địa phương, vì nếu biết mình nghiện thì hàng xóm, bạn bè... sẽ nhìn tôi bằng con mắt khác, thậm chí bố mẹ chị cũng bị mọi người xa lánh, coi thường. Vì vậy, mặc dù tốn nhiều tiền hơn cho mỗi đợt cai nghiện nhưng mà chị chọn đến trung tâm cai nghiện tư nhân ở xa cho kín đáo để làm lại cuộc đời”.
Từ lời tâm sự của chị P ta có thể nhận thấy, vấn đề rào cản đến từ phía cộng đồng đối với người sau cai nghiện ma túy xuất phát từ lúc họ vẫn còn đang là những
12 Đối tượng nghiên cứu sinh năm 1979, trú tại tổ 3 khu 9, phường Bãi Cháy. Phỏng vấn sâu tại nhà ở của đối tượng nghiên cứu, không có bản ghi âm.
“con nghiện”. Vì thế, dù đã cai nghiện trở về nhưng sự kì thị từ cộng đồng dành cho họ vẫn không thay đổi.
Cán bộ kiêm nhiệm phòng CTXH tại phường - cô C.T.D cho biết:“Khó khăn nhất đó chính là công tác tuyên truyền. Thậm chí, có nhiều người thân người nghiện và chính người nghiện vẫn còn nghĩ đi đăng ký tình trạng nghiện sẽ bị bắt đưa đi cai nghiện tập trung. Cũng vì công tác tuyên truyền chưa thấu đáo cho nên sự phân biệt, kỳ thị của cộng đồng xã hội vẫn còn nặng nề, sâu sắc khiến những người nghiện ma túy không muốn đi đăng ký tình trạng của mình dẫn đến công tác quản lý tại địa phương cũng gặp khó khăn”. Cô D cũng cung cấp thêm: mặc dù nghị định về cai nghiện ma túy tại cộng đồng và gia đình trên địa bàn thành phố đã được triển khai tích cực hơn trong những năm trở lại đây, nhưng đến nay vẫn chưa có một đối tượng nào tự nguyện đến đăng ký tình trạng nghiện tại các cơ quan quản lý. Nếu có đăng ký, họ cũng chỉ đăng ký tại những cơ sở tư nhân hoặc nơi nào đó mà họ không phải khai báo thông tin cụ thể, chi tiết nhằm tránh sự kỳ thị của cộng đồng.
Cùng với tình trạng buôn bán, sử dụng ma tuý tổng hợp, các loại ma túy tổng hợp, cần sa,... với diễn biến phức tạp hiện nay thì hiện chưa có một phác đồ điều trị cụ thể nào đối với những người nghiện các dạng ma tuý mới, nên rất khó khăn cho công tác điều tra, phát hiện người nghiện ma túy, lập hồ sơ quản lý và tổ chức cai nghiện cho người nghiện ma tuý.
Vì vậy, trong cộng đồng địa phương mà người sau cai nghiện ma túy sinh sống sẽ còn rất nhiều những người nghiện ma túy sử dụng các loại ma túy, cần sa,...
Những người nghiện ma túy vẫn chưa bị phát hiện hoặc vẫn chưa sử dụng bất kì phương thức cai nghiện tự nguyện hay cai nghiện bắt buộc nào cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến những người sau khi cai nghiện thành công đang tái hòa nhập cộng đồng. Có thể vô tình hoặc cố tình những người nghiện này sẽ làm cho người sau cai nghiện ma túy dễ dàng tái nghiện trở lại.
Ngoài ra, sự soi mói và khinh thường từ cộng sinh sống cũng chính là một rào cản lớn đối với người sau cai nghiện ma túy. Không ai muốn tiếp xúc hay nói chuyện, họ luôn phải đối mặt với những áp lực vô hình rất lớn từ thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng, nhưng họ lại luôn theo dõi, soi mói và áp đặt cuộc
sống thường ngày của người sau cai nghiện ma túy đang sinh sống cùng họ. Sự kỳ thị như là nỗi ám ảnh, như “bóng ma” bao trùm tất cả khiến cho họ đau đớn mà không thể lên tiếng cầu xin. Đối với việc chống kì thị, xa lánh người yếu thế nói chung và người sau cai nghiện ma túy nói riêng cần sự chung tay góp sức của các cá nhân, đoàn thể và toàn xã hội, nó không phải là việc riêng của bất cứ ai.
Đối với bản thân những người sau cai nghiện ma túy, để họ từ bỏ cám dỗ của ma túy thật sự là một “cuộc chiến” dai dẳng vì môi trường xung quanh họ chưa
"sạch" ma túy nên nguy cơ tái nghiện rất cao. Họ rất cần sự quan tâm chia sẻ, động viên và thông cảm từ những người thân trong gia đình, cộng đồng và chính quyền địa phương.
Bên cạnh đó, đa phần người sau cai nghiện có trình độ văn hóa thấp, điều kiện sức khỏe hạn chế. Việc dạy nghề cho học viên tại Trung tâm GDLĐXH trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào sửa chữa điện dân dụng, may công nghiệp;
truyền nghề mộc và nối mi... Trong khi đó, ngành may công nghiệp và cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn phường hiện nay chưa phát triển, còn lĩnh vực điện dân dụng thì thợ lành nghề ngoài cộng đồng cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu. Chưa kể, vì nền kinh tế chung của cả nước hiện nay vẫn đang gặp khó khăn, nhiều vụ lừa đảo rồi bỏ trốn xảy ra ngày càng nhiều nên hầu hết những người kinh doanh nhỏ lẻ hay các xưởng sản xuất có công việc đều là dựa trên các mối quan hệ làm ăn lâu dài và thân thiết từ trước. Vì vậy, mặc dù được dạy nghề và truyền nghề nhưng người nghiện ma túy sau khi tái hòa nhập cộng đồng vẫn rất khó tìm cho mình việc làm ổn định.
Từ đó dẫn đến việc ai thuê việc gì hoặc gặp gì thì làm đó, công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh.
Ngoài nhiệm vụ là người biện hộ bảo vệ quyền lợi cho đối tượng nghiên cứu và trợ giúp để họ được hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc biệt trong những trường hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách lẽ ra họ được hưởng, NVXH còn thể hiện rõ vai trò là người vận động - hoạt động xã hội, là nhà vận động xã hội tổ chức các hoạt động xã hội để biện hộ, bảo vệ quyền lợi cho người yếu thế trong xã hội, cổ vũ tuyên truyền. Ví dụ như sự vận động cho quyền lợi của những người sau cai nghiện ma túy được hưởng chính sách hoà nhập, cũng
như tích cực trong việc tuyên truyền chống lại sự kì thị với người sau cai nghiện ma túy tại cộng đồng nơi nghiên cứu thông qua các hoạt động CTXH được phát động tại địa bàn.
Giảm thiểu tối đa sự kỳ thị đối với người sau khi cai nghiện ma túy chính là con đường đưa người sau cai nghiện ma túy trở lại tái hòa nhập cộng đồng tốt hơn, đây cũng là giải pháp khoa học, nhân văn mà chúng ta có thể chung tay giúp người sau nghiện có cơ hội nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn từ phía cộng đồng cho đối tượng nghiên cứu, giúp họ tự tin hơn vào bản thân trên con đường từ bỏ hoàn toàn với ma túy, tin vào cơ hội làm lại cuộc đời và tin vào cộng đồng, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng thành công.