Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Quy mô của nhóm người sau cai nghiện ma túy khi tái hòa nhập cộng đồng
biến động qua thời gian và không gian tại địa bàn nghiên cứu, có thể tăng hoặc giảm tùy theo các biến số cơ bản nhất bao gồm: gia tăng, chết và di cư [62].
Quy mô của người sau cai nghiện ma túy không chỉ được xác định thông qua tổng điều tra do Sở LĐ-TB&XH tỉnh thực hiện, chi cục phòng chống tệ nạn xã hội hoặc trung tâm phòng chống HIV/AIDS hoặc bất kì cơ quan liên quan nào của tỉnh thực hiện mà còn được xác định thông qua thống kê dân số thường xuyên và dự báo của UBND các phường quan lý người sau cai nghiện ma túy [40].
Theo báo cáo kế hoạch số 1977/2015/KH-ƯBND, ngày 16/4/2015 của UBND tỉnh về việc “Thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma tuý đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” tỷ lệ tái nghiện ma tuý vẫn ở mức cao, 90% người sau cai nghiện ma túy trở về tái hòa nhập cộng đồng bị tái nghiện. Theo các cơ quan chức năng, nguyên nhân của tình trạng này do đa phần người nghiện có trình độ học vấn thấp, nhận thức còn hạn chế, không có nghề nghiệp, không có việc làm hoặc việc làm không ổn định, sống phụ thuộc vào gia đình [48].
Theo như lý thuyết hệ thống tổng quát: trọng tâm là hướng đến những cái tổng thể và nó mang tính hòa nhập trong công tác xã hội. Nguyên tắc về cách tiếp cận này chính là các cá nhân phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội trung gian của họ nhằm thỏa mãn được cuộc sống riêng, do CTXH nhấn mạnh đến các hệ thống tổng thể [31].
Tuy nhiên, sự phân biệt các hình thức trên chỉ mang tính tương đối vì các hệ thống này có thể là hệ thống chính thức với các cá nhân này nhưng là hệ thống không chính thức với các cá nhân khác. Thuyết hệ thống sinh thái được sử dụng để tìm hiểu sự ảnh hưởng của các nhân tố cá nhân, hoàn cảnh và văn hoá xã hội với nguyên nhân của nghiện ma túy cũng như tái nghiện ma túy, có thể nói việc người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng có tỷ lệ tái nghiện cao như thế là do sự tác động lẫn nhau của các nhân tố ở các cấp độ khác nhau của môi trường xã hội [31].
Tại thời điểm hiện tại (11/2015), phường Bãi Cháy có số người sau cai nghiện ma túy được lưu hồ sơ tại công an phường là 33 hồ sơ. Theo nghiên cứu báo cáo hàng năm của sở LĐ-TB&XH tỉnh, số lượng người sau cai nghiện ma túy trên hồ sơ ở đây là nhỏ hơn so với số người nghiện trên toàn địa bàn [50].
Xác định yếu tố then chốt giúp người nghiện ma túy không tái nghiện chính là làm tốt công tác hỗ trợ, giúp đỡ người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng. Vì vậy, những năm qua, Sở LĐ-TB&XH tỉnh đã phối hợp cùng các Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều Quyết định, Kế hoạch, Chương trình về công tác cai nghiện ma túy và hỗ trợ, giúp đỡ người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng [39].
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của tác giả, bên cạnh công tác tuyên truyền, việc tiếp nhận, quản lý, hỗ trợ người sau cai nghiện cũng được tiến hành thường xuyên. Tại các xã, phường, thị trấn có người nghiện ma túy đều thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; thành lập tổ công tác cai nghiện.
Tất cả người nghiện sau khi hoàn thành quyết định cai nghiện tại trung tâm trở về cộng đồng đều được UBND cấp xã/phường/thị trấn tiếp nhận, lập hồ sơ theo dõi và bàn giao cho tổ công tác cai nghiện phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, khu dân cư và gia đình quản lý, giúp đỡ, tư vấn nghề nghiệp, hướng dẫn làm hồ sơ vay vốn nếu có nhu cầu.
Từ góc nhìn CTXH có thể thấy, việc lập hồ sơ và quản lý người nghiện ma túy sau cai đã được tiến hành liên hoàn, đồng bộ và chặt chẽ giúp cho việc quản lý sau cai nghiện khi trở về cộng đồng được thuận tiện và dễ dàng hơn. NVXH có vai trò giám sát và quản lý tình hình số lượng cũng như các vấn đề của người sau cai nghiện ma túy được dễ dàng và hiệu quả, từ đó có thể đưa ra những biện pháp hỗ trợ phù hợp như sử dụng các phương pháp CTXH nhóm hoặc cá nhân cho những đối tượng cần sự giúp đỡ hoặc nhóm đối tượng có nhu cầu giống nhau. Cũng như nghiên cứu và phát triển các hoạt động cho các CLB và mô hình dành cho người sau cai nghiện ma túy tại địa bàn.
Ở một số tổ dân phố trong phường, mô hình câu lạc bộ “Đồng cảm”, các nhóm
“Tự lực”, “Đồng đẳng”... được xây dựng và thành lập nhằm động viên, khuyến khích và thu hút người sau cai nghiện tham gia. Dưới góc nhìn CTXH, tác giả nhận thấy đây là hình thức CTXH nhóm mà NVXH có thể sử dụng các phương pháp, kĩ năng công tác xã hội để tăng tính hiệu quả của các CLB và mô hình này. Tại đây, các hội viên là người sau cai nghiện ma túy được chia sẻ, giúp đỡ về tinh thần và
được kết nối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tư vấn, hỗ trợ học nghề, vay vốn.
Với mục đích như trên, tác giả nhận thấy rằng thực chất đây là một mô hình CTXH nhóm với mục đích tự giúp nhau và trị liệu. Nhóm có thể chia sẻ kinh nghiệm xã hội và hỗ trợ lẫn nhau, mỗi thành viên trong nhóm là một người có tiềm năng giúp đỡ. Vai trò của NVXH và thân chủ ít phân biệt được trong nhóm vì sự giúp đỡ và chia sẻ lãnh đạo giữa các thành viên trong nhóm và nhân viên xã hội cũng là một thành viên [40].
Phường Bãi Cháy là một trong những phường trung tâm và có diện tích khá lớn ở thành phố Hạ Long, đây cũng là một trong những điểm nóng về vấn nạn nghiện hút ma túy của thành phố. Theo số liệu nghiên cứu tại phường, từ năm 2006 đến 2009 tỉ lệ người nghiện ma túy tại phường đã giảm với số lượng đáng kể.
Người sau cai nghiện ma túy trở về địa phương từ 2009 có 51 hồ sơ đến năm 2015 có 33 hồ sơ. (12 hồ sơ đang cai nghiện điều trị bằng Methadone). Đây là một con số đáng mừng của phường với những chuyển biến tích cực nhờ công tác tuyên truyền giáo dục và tư vấn của phường theo chỉ đạo của tỉnh và sở y tế Quảng Ninh [51].
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả thì tại phường vẫn chưa có những hoạt động chuyên nghiệp nhằm tuyên truyền phòng chống và tổ chức những hoạt động dành cho người sau cai nghiện. Các CLB dành cho người sau cai nghiện ma túy đã được thành lập và hoạt động nhưng chưa mang lại hiệu quả cao như mong đợi, do các thành viên tham gia CLB tham gia không đầy đủ và thường xuyên khiến cho việc điều hành gặp khó khăn, các hoạt động trong các buổi làm việc không phong phú dẫn đến nhàm chán, NVXH tại phường chưa có trình độ chuyên môn cao, tuy đã mang tính chất của hoạt động CTXH nhưng chưa sâu và vẫn còn lúng túng khi làm việc. Cùng với đó là các buổi tư vấn cho người sau cai nghiện được phòng CTXH của phường và trạm y tế cùng phụ trách. Nhưng số buổi tư vấn này được tổ chức 1 tháng 1 lần nhưng chưa thu hút được nhiều người tham gia.
Qua tìm hiểu, cô N.T.H (Y tế trưởng – trung tâm y tế phường Bãi Cháy) đã cho biết: “Việc tổ chức thường xuyên các buổi tư vấn sức khỏe và việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở phường được tổ chức theo đúng lịch, tuy vấn đề của người sau cai nghiện cũng là một trong những của y tế phường nhưng vì cả phường
và trạm y tế có quá nhiều việc cần phải giải quyết nên việc triển khai đổi mới và đa dạng phương thức hoạt động chưa thể tiến hành trong một sớm một chiều. Phần nữa vì không phải người sau cai nghiện nào cũng có hứng thú đến tham dự, chỉ có khi nào họ có việc cần đến thì họ mới đến hỏi. Nhưng nhiều khi vấn đề họ hỏi không nằm trong phạm vi giải quyết của trạm y tế hoặc phòng CTXH chưa thể trả lời hoặc giải quyết ngay nên có lẽ họ chưa tin tưởng”.
Vì cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ nên tác giả không tính theo tỷ lệ mà tính theo số tuyệt đối, và chỉ tập trung ở số đối tượng đang sinh sống tại địa bàn (13 người).
Thông qua phương pháp nghiên cứu bằng bảng phỏng vấn sâu có kết quả như sau:
5/13 người sau cai nghiện trở về tái hòa nhập từ 1 – 3 năm, 7 người sau cai nghiện đã trở về địa phương trên 3 năm và 1 người sau cai nghiện trở về tái hòa nhập cộng đồng dưới 1 năm.
6/13 người tìm hiểu về những chính sách mình được thụ hưởng. Trong đó không có ai được học qua trường lớp, 2 người tìm hiểu qua sách báo, ti vi, internet,... 4 người được bạn bè người thân hoặc những người cùng hoàn cảnh truyền đạt, 6/13 người đều được bác sĩ hoặc y tá cung cấp.
13/13 người được thăm khám sức khỏe và được cấp xi lanh, nước cất miễn phí tại trạm y tế phường. Trong đó 8/13 người đã có bảo hiểm y tế.
Từ thực trạng của người sau cai nghiện ma túy ở trên tác giả cho rằng các vấn đề về an sinh xã hội của người sau cai nghiện đã được Nhà nước phê duyệt ban hành sửa đổi qua các năm vẫn chưa được phổ biến sâu rộng đến tất các các đối tượng được thụ hưởng, ngoài việc thông tin và quyền lợi chưa được tất cả người sau cai nghiện nắm bắt thì việc 5/13 người chưa có bảo hiểm y tế cũng là vấn đề đáng lưu tâm và cần được giải quyết nhanh chóng.
Từ góc nhìn CTXH tác giả nhận thấy, NVXH đã tích cực hơn trong việc thể hiện vai trò của mình là người giáo dục trong việc hỗ trợ truyền tải thông tin cần thiết tới chủ thể được thụ hưởng thông qua các phương pháp CTXH trong khi làm việc như tư vất, tham vấn, gửi thông tin qua sách, báo, tài liệu photo,... Cũng như vai trò là người vận động nguồn lực, vai trò là người quản lý hành chính: hoàn thiện có giấy tờ liên quan đến việc đảm bảo quyền lợi cho người sau cai nghiện ma túy
giúp họ sớm có bảo hiểm y tế để được chăm sóc khám chữa bệnh miễn phí hoặc hưởng chế độ đãi ngộ ở những bệnh viện tuyến trên.