Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.4. Đặc điểm của nhóm người sau cai nghiện ma túy
Theo nghiên cứu của tác giả, về đặc điểm của nhóm người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu gồm có những vấn đề sau đây:
*Sau thời gian cai nghiện tại trung tâm và trở lại cộng đồng, nhiều người có sức khoẻ và có ý chí vươn lên và làm lại cuộc đời, họ có hứng thú học văn hóa, học nghề. Nhưng cũng có những người ngược lại, đây là một trong những trở ngại không nhỏ cho công tác giáo dục dạy nghề và đào tạo việc làm cho người cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng về sau. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, ta nghiên cứu qua trường hợp cụ thể sau đây:
Học hết lớp 12 anh N.Đ.X.A1 quyết định làm việc tại địa phương sinh sống.
Do bản tính vốn lười biếng nên làm ở công ty nào một thời gian anh cũng nghỉ việc với lí do chán, không hợp với môi trường làm việc, xích mích với đồng nghiệp... về sau anh ở nhà không đi làm.
Ăn chơi, ở nhà nhiều thời gian, anh giao du với những đối tượng bị nghiện ăn chơi trong xóm. Anh bị nghiện ma túy là điều mà chẳng ai trong gia đình bất ngờ, sau khi bị gia đình quản thúc và đưa đến trung tâm cai nghiện (tại Quốc Oai, Hoành Bồ), mới đầu anh cũng sinh sự gây rối trong trung tâm và đôi lần cùng bạn bè trong đó trốn trại ra ngoài. Sau nhiều lần bị đưa trở về trung tâm cai nghiện, được quản giáo nghiêm ngặt anh X.A tạm thời “yên phận” trong đó đợi ngày được về.
Khi cai nghiện từ trung tâm trở về nhà, anh X.A lại tiếp tục bị những đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo quay trở lại con đường cũ. Không đỡ đần được gia đình, bố mẹ già yếu, ốm đau bệnh tật, mỗi lần hết tiền tiêu xài X.A liền vòi vĩnh dọa dẫm bố mẹ hoặc anh trai để tiếp tục tụ tập ăn chơi, X.A còn thường xuyên tụ tập ăn nhậu, uống rượu, mắng chửi bố mẹ mỗi khi say xỉn.
Anh X.A là một trong những trường hợp không hòa nhập với cộng đồng sinh sống theo hướng tích cực. Việc không hòa nhập với cộng đồng là do bản thân anh không chịu thay đổi lối sống buông thả của mình, phần vì bố mẹ anh không thể chịu nổi đứa con trai là anh cũng như nghĩ rằng bản chất của anh không thể thay đổi nên đã quyết định buông bỏ anh. Mặc kệ anh sống chết, sinh tồn ra sao.
Đánh giá trường hợp của anh X.A có thể nhận thấy:
Thứ nhất, đối tượng nghiên cứu là người sau cai nghiện ma túy không tái hòa nhập cộng đồng theo hướng tích cực, hay ta có thể cho rằng đây là ví dụ cụ thể cho trường hợp người sau cai nghiện ma túy không tái hòa nhập được.
Thứ hai, anh X.A là đối tượng khó tiếp xúc. Gia đình anh gồm có bố mẹ, anh trai và anh X.A, tuy nhiên cầu nối với anh là gia đình đã bị đứt đoạn.
Thứ ba, bản thân anh X.A là người không có ý chí cầu tiến, không chủ động chỉnh đốn chính mình, tu dưỡng đạo đức và phấn đấu thay đổi cuộc đời. Dù đã đi
1
cai nghiện về nhưng bản thân anh không ý thức được trách nhiệm của mình với bản thân, gia đình và xã hội. Cùng với đó, anh vẫn giao du qua lại với những phần tử có đời sống lệch lạc khác.
Thứ tư, xuất thân trong gia đình bình thường nhưng bản thân đối tượng rất phức tạp, có lối sống lệch chuẩn và khó thay đổi. Để có thể tái hòa nhập với cộng đồng theo hướng tích cực là vấn đề khó và cần có sự can thiệp giúp đỡ của nhiều phía lên kế hoạch cụ thể để trợ giúp.
Từ những điều trên có thể thấy, công tác trợ giúp và giúp đỡ anh X.A không phải là điều dễ dàng vì bản thân anh X.A không có ý muốn thay đổi cùng với đó gia đình là cầu nối gần gũi nhất với đối tượng cũng cắt đứt quan hệ và không muốn nhìn nhận anh là thành viên của gia đình. Để có kế hoạch trợ giúp đối tượng nghiên cứu này, NVXH cần có sự giúp đỡ từ việc lên kế hoạch chi tiết đến việc tiếp cận đói tượng. Mặc dù sẽ có rất nhiều khó khăn và đòi hỏi tính kiên trì cao.
*Ngoài vấn đề về việc người sau cai nghiện ma túy không tái hòa nhập được phân tích ở trên thì vẫn còn một số đối tượng khác thuộc gia đình điều kiện, có học lực hết phổ thông hoặc đại học nhưng vì sa ngã theo bạn bè hoặc bố mẹ cho nghỉ học vì không quản lý được nên chưa có công việc ổn định hoặc đã có công việc nhưng bị cơ quan, doanh nghiệp sa thải vì những lí do khác nhau như: trộm cắp, côn đồ, không đảm bảo được thời gian và chất lượng công việc được giao,...
Ta có thể nghiên cứu qua trường hợp cụ thể sau đây: Chị N.T.T.H2 là chị cả trong một gia đình có 3 chị em gái, từng là một cô gái có ngoại hình ưa nhìn và được nhiều người theo đuổi. Bỏ qua những điều kiện tốt đươc gia đình dành cho mình, chị nhất quyết đời lấy chồng khi vừa học hết lớp 12. Mặc cho sự ngăn cản của gia đình và họ hàng, thậm chí là những đòn roi của bố, chị H vẫn quyết tâm tìm mọi cách để có thể được gia đình chấp nhận. Sau khi thông báo có thai thì chị và người yêu cũng được đến với nhau. Chồng chị H là người hiền lành chí thú làm ăn nhưng do giao du, chơi bời với những đối tượng hư hỏng nghiện ngập, anh bị nghiện ma túy và sau đó anh đã bị nhiễm căn bệnh thế kỉ. Chị Hiền cũng bị nghiện ma túy và
2 Đối tượng nghiên cứu sinh năm 1980, trú tại Tổ 10 Khu 5 phường Bãi Cháy. Phỏng vấn sâu tại nơi ở của đối tượng. Có bản ghi âm.
nhiễm virus HIV/AIDS từ chồng, may mắn hơn đứa con gái bé bỏng âm tính với virus HIV/AIDS. Sau khi anh mất, chị gửi con cho ông bà 2 bên nội ngoại và chủ động đi cai nghiện tự nguyện. Sau khi cai nghiện thành công trở về, chị tham gia sinh hoạt và buôn bán tại khu phố mình đã từng sinh sống. Vấp phải sự kì thị xa lánh từ hàng xóm, và tự ti từ chính bản thân mình, chị chuyển ra ngoài ở trọ cùng với những người bạn có hoàn cảnh giống bản thân.
Chị tâm sự, trình độ học vấn của chị chỉ hết lớp 12 nhưng biết làm ăn, tháo vát lại có khả năng kinh doanh nên chị cho rằng bản thân mình “vứt đâu cũng có thể sống được”, ngày trước tuy biết trước mặt hàng xóm xung quanh trước mặt thì không nói gì vẫn tỏ ra bình thường nhưng sau lưng thì xầm xì to nhỏ và không bao giờ mua hàng hay uống nước thậm chí không cho con cái họ bén mảng đến gần chị.
Chỉ đến khi họ bóng gió mỉa mai bố mẹ và các em và con gái của mình thì chị không chịu được nữa và quyết định dọn ra chỗ khác sống. Giờ đây, chị chỉ mong có được những ngày tháng bình yên, có thể được cộng đồng hàng xóm xung quanh tiếp nhận để chị có thể thuận lợi làm ăn và đón con gái trở về sống bên cạnh mình. Cùng với đó, chị H là người có kinh nghiệm sống và có khiếu làm ăn kinh doanh nên chị mong bản thân có thể có một nơi để ổn định bán hàng. Các mặt hàng chị bán có thể được mở rộng hơn hoặc chị có thể chuyển sang bán những mặt hàng khác có giá trị lớn hơn, lãi cao hơn nhưng chị lại chưa có vốn.
Trong trường hợp của H có nhiều điểm đáng lưu ý như sau:
Thứ nhất về sức khỏe của bản thân chị H, chị đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Điều này chính là ưu tiên hàng đầu trong việc đưa ra những kế hoạch trợ giúp cho chị trong tương lai.
Thứ hai, song hành cùng với vấn đề sức khỏe của chị H, đó chính là vấn đề kinh tế và bảo hiểm cho chị. Ngoài việc tìm hiểu chế độ bảo hiểm của chị như thế nào (chị chưa có bảo hiểm), cùng với đó NVXH cũng nên chú ý khai thác lợi thế của bản thân chị (biết kinh doanh, có thể thích ứng với nhiều môi trường sống) để có thể đưa ra những nhận định về cơ hội việc làm tốt và phù hợp với hoàn cảnh và năng lực của chị H.
Thứ ba, chị H là người có ý chí vươn lên không khuất phục nghịch cảnh. Chị cho hay: “Những gì chị nhận được ngày hôm nay chính là kết cục chị phải trả giá của thời trẻ. Nhưng giờ, chị còn phải sống cho con. Chị phải cố gắng vì bố mẹ và hai em gái. Chị không muốn vì chị mà người đời đánh giá gia đình mình không ra gì” (PVS).
Vậy nên ta có thể thấy, về vấn đề tâm lý chị H đã có sự chuẩn bị và đã xác định tư tưởng với chính bản thân mình. Đối với chị cái gì là quan trọng nhất và ưu tiên trong lòng mình (con gái, gia đình) vậy nên vấn đề còn lại của chị H là chị vẫn còn đang sống tại nhà trọ với những người có hoàn cảnh giống mình. Môi trường sống này có thể cho là không lành mạnh vì sự phức tạp vốn có của nó (tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật: bán thuốc lắc, ma túy, mại dâm,...), dù ý chí có vững thế nào thì chị H vẫn là con người và có thể tái nghiện bất cứ lúc nào.
Với trường hợp này, NVXH ghi chú rõ những chi tiết quan trọng trong câu chuyện của chị H, từ đó đánh giá và đưa ra nhận xét khách quan về hoàn cảnh, những khó khăn và thuận lợi cùng với năng lực bản thân của chị H để giúp đỡ những đối tượng có hoàn cảnh tương tự như chị có thể tự mình đưa ra những hướng đi cho bản thân. Ví dụ như: thay đổi môi trường sống, tư vấn chị nên đến cơ quan công quyền nào để tìm hiểu về quyền lợi của mình, tự nhận xét về lợi thế của bản thân – khai thác nó để tăng thu nhập, nâng cao đời sống của mình, đó là bước cơ bản để có thể hòa nhập cộng đồng,... NVXH đóng vai trò là người kết nối nguồn lực,giới thiệu cho thân chủ các chính sách, dịch vụ, nguồn tài nguyên đang sẵn có từ các cá nhân, cơ quan tổ chức để họ tiếp cận với những nguồn lực, chính sách, tài chính, kỹ thuật để có thêm sức mạnh trong giải quyết vấn đề.
*Ngoài ra trong phần đặc điểm của nhóm người sau cai nghiện ma túy nữa đó là vấn đề sức khỏe của người sau cai nghiện. Đây là một trong những trở ngại lớn cho bước tái hòa nhập cộng đồng, một tỷ lệ cao lao động là những người sau cai không đủ sức khỏe để đáp ứng yêu cầu làm việc của sản xuất. Trường hợp của anh T.X.L dưới đây là một ví dụ cụ thể luận điểm này:
Từng là một thanh niên trai tráng khỏe mạnh, có việc làm ổn định tại công ty than Hà Lầm, nhưng vì bản lĩnh chưa vững vàng, nông nổi. Anh T.X.L3 đã bị bạn bè xấu dụ dỗ lôi kéo vào con đường nghiện ma túy. Để từ đó bao mơ ước hoài bão, sự nghiệp của chàng thanh niên ấy cũng tan thành mây khói. Cùng với một anh tác giả quen biết từ trước có cùng cảnh ngộ với anh L đến thăm gia đình anh. Thấy có khách đến nhà, một cụ ông lưng còng, mái tóc bạc trắng lần từng bước ra chào hỏi và mời chúng tôi vào nhà uống nước. Đó là ông T.V.H, bố của anh L. Căn nhà rộng chừng 30m2, tường bong tróc nứt nẻ, không có lấy một đồ đạc đáng giá. Ông H ái ngại nói: “Nhà bác chẳng còn gì đáng giá, bao nhiêu đồ đạc trong nhà cũng bị thằng L bán hết để hút hít ma túy. Giờ còn cái bàn cái ghế để ngồi, cái giường để nằm là may lắm rồi, từ hồi nó đi cái cai nghiện nhà chỉ còn hai thân già cũng yếu rồi chẳng còn sức mà làm ăn tu sửa, có bao nhiêu lại lo hết cho nó. Phúc đức là từ khi nó đi cai nghiện về tâm tính cũng đã lành hơn trước nhưng lại lắm bênh lắm cô chú và cháu ạ. Ngày xưa thì nó cũng chỉ đi làm bàn giấy sau khi dính vào cái nghiện ma túy thì nó phá sức, giờ cũng chỉ làm được mấy việc nhẹ thôi”.
Sau khi từ trung tâm GDLĐXH tỉnh Quảng Ninh trở về ông H - bố anh L cũng tâm sự, anh ít khi ra khỏi nhà vì sợ ánh mắt thương hại lẫn xem thường của hàng xóm xung quanh và những người quen biết trước đây. Anh L cũng sợ gặp lại những người trong cơ quan cũ. Không có việc làm, sức khỏe không còn được như trước nhưng anh cũng không thường xuyên đi khám sức khỏe tổng quát. Giống như những người khác, mong muốn lớn nhất của anh có có một công việc chân chính, ổn định để duy trì sinh hoạt gia đình cũng như đỡ đần bố mẹ.
Nhưng các vấn đề về sức khỏe của anh L lại không đảm bảo, anh hay ốm đau.
Bản thân anh L vẫn chưa biết hết mình cần phải tiếp cận với những nguồn thông tin cần thiết ở phòng ban nào? ở đâu? cần gặp ai? phần vì thiếu thông tin phần vì ngại không dám đến, không dám hỏi. Hoạt động hỗ trợ duy nhất mà anh L đang được nhận đó là được cấp bao hiểm y tế miễn phí theo quy định tại Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế.
3 Đối tượng nghiên cứu sinh năm 1975, trú tại Tổ 5 Khu 10, Phường Bãi Cháy. Phỏng vấn sâu tại nhà ở của đối tượng nghiên cứu. Không có bản ghi âm.
Hàng tháng anh cũng có chế độ được phát xi lanh và nước cất miễn phí. Nhưng đối với tình hình sức khỏe của anh L, những khì anh cần là hơn như thế rất nhiều [16].
Phân tích trường hợp của anh L, ta có thể nhận thấy:
Thứ nhất, bản thân anh L có ý chí làm lại cuộc đời, biết suy nghĩ cho bố mẹ nhưng bản thân anh vẫn còn thụ động trong việc tìm kiếm việc làm cũng như tìm hiểu các quyền lợi của bản thân (một phần là do bản tính anh L vốn nhút nhát, phần nữa là do anh xấu hổ, ngại ngùng về quá khứ của bản thân).
Thứ hai, sức khỏe của anh L là vấn đề cần được ưu tiên trước nhất cần được giải quyết. NVXH cần đưa ra những nhận định kĩ càng về những vấn đề liên quan đến sức khỏe của anh. Chế độ phát xi lanh nước cất miễn phí cho anh rõ ràng là không đủ với một người sức khỏe yếu như anh. NVXH cần tìm hiểu và cung cấp các dịch vụ phù hợp cho đối tượng. Tuy nhiên vì gia đình kinh tế khó khăn, NVXH cũng cần chú ý đến vấn đề này, sức lực của anh L thì nên làm gì và như thế nào cho phù hợp.
Thứ ba, gia đình anh L cũng rất yêu thương và ủng hộ anh. Đây có lẽ là một trong những lợi thế cần được sử dụng trọng việc lên kế hoạch trợ giúp đối tượng.
Bất cứ ai cũng đều cần có sự động viên giúp đỡ về mặt tinh thần và đôi khi là về cả về vật chất, với những đối tượng yếu thế như anh L lại cực kì cần thiết.
Đóng vai trò là người đánh giá giám sát, NVXH trực tiếp tìm hiểu các vấn đề của đối tượng và đưa ra các ý kiến góp phần hoàn thiện các kế hoạch mà chính quyền địa phương đang có hoạt động trợ giúp những đối tượng như anh L. Cùng với đó, NVXH cũng có nhiệm vụ là người biện hộ bảo vệ quyền lợi cho đối tượng trợ giúp để họ được hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc biệt trong những trường hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách lẽ ra họ được hưởng hoặc những trường hợp vẫn còn bỡ ngỡ khi tìm hiểu về những chính sách, quyền lợi của bản thân.
*Xét từ góc độ khác, trong phần đặc điểm của nhóm người sau cai nghiện ma túy này thì sự ỷ lại và tình trạng rối loạn tâm lý cũng là vấn đề khá nghiêm trọng, do nhiều người vẫn chưa đủ quyết tâm dứt khóa đoạn tuyệt với chất gây nhiện.
Vì tâm lý bị rối loạn tạo ra sức ỷ lớn, khó có thể tập trung trí lực và thể lực vào lao động sản xuất trước mắt và trong một thời gian nhật định tiếp theo nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài tác động vào. Số khác luôn tự dày vò bản thân về quá khứ không tốt đẹp của mình, đó là quãng thời gian trong cuộc đời của họ mà chính bản thân họ muốn quên đi nhưng lại không làm được, giờ đây nó vẫn âm ỉ dày vò trong lòng. Và rồi luôn mang trong mình suy nghĩ dù họ đã đi cai nghiện, đã và đang làm lại cuộc đời nhưng họ vẫn sẽ tiếp tục bị coi thường, bị bạn bè, hàng xóm, cộng đồng miệt thị, thậm chí người thân ghét bỏ xa lánh.
Tâm trạng đó luôn thương trực mỗi khi họ bước chân ra khỏi cửa nhà và khi gặp người quen, những người biết chuyện của họ. Họ muốn được tâm sự, chia sẻ những điều đó với những người có thể tin tưởng, nhưng liệu trong xã hội này, trong cộng đồng mà họ đang sống thì họ có thể san sẻ được nỗi lòng mình với ai? Ai là người thực tâm muốn nghe câu chuyện của họ khi mà tư tưởng của những người ngoài kia luôn mặc định là “Không nghe cave kể chuyện, không nghe con nghiện trình bày”. Và khi chuyển đến một nơi ở mới, sự lo lắng của những người sau cai nghiện ma túy sẽ chuyển sang vấn đề: họ sợ môi trường sống và những người xung quanh sẽ biết họ từng là những người bị nghiện ma túy, họ sợ sẽ bị đuổi khéo bằng những lí do vô thưởng vô phạt. Nỗi ác mộng của cuộc đời họ sẽ lại bắt đầu.
Qua phân tích trường hợp cụ thể dưới đây để ta có cái nhìn khách quan và chi tiết hơn về vấn đề này:
Qua trường hợp T.T.K.4 có thể thấy tâm lý ảnh hưởng rất quan trọng đến việc tái hòa nhập thành công có thành công hay không? Sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc không trọn vẹn. Gia đình anh K có điều kiện nổi tiếng ở khu 6. Bố anh là trạm trưởng trạm quản lý phà Bãi Cháy (nay là chuyển sang là cầu Bãi Cháy) mẹ anh là nhân viên bán bảo hiểm Bảo Việt. Vì lí do tế nhị dẫn đến việc bố mẹ anh đổ vỡ trong hôn nhân tuy nhiên vẫn sống cùng nhau vì con cái, em gái anh vì có bầu nên nghỉ học từ lớp 11. Cuộc sống gia đình tuy đầy đủ tiện nghi về mọi mặt nhưng tâm lý của anh K luôn bất cần và chán trường. Thường xuyên rủ rê bạn bè nhậu
4