Cách thức tái hòa nhập cộng đồng

Một phần của tài liệu Thực trạng tái hoà nhập cộng đồng và những rào cản đối với việc tái hoà nhập cộng đồng của người sau cai nghiện ma tuý từ góc nhìn công tác xã hội (nghiên cứu trường hợp phường bãi cháy thành phố hạ long tỉnh quảng ninh) (Trang 65 - 71)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.5. Cách thức tái hòa nhập cộng đồng

Cùng với việc hướng dẫn quy trình cai nghiện, phục hồi sức khỏe, nhân cách cho người nghiện ma túy qua các thông tư liên tịch, quyết định và nghị định của Bộ

LĐ-TB&XH và Bộ Y tế qua các năm từ 1999 đến 2015, cách thức tái hòa nhập cộng đồng đối với người sau cai nghiện ma túy cũng được đề ra trong đó, chính là nâng cao năng lực bản thân và kiến thức cho người sau cai nghiện ma túy [50].

*Chăm sóc dựa vào cộng đồng lồng ghép với gia đình dành cho người sau cai nghiện ma túy tại địa phương sinh sống sau khi đã tái hòa nhập cộng đồng là mô hình cung cấp các dịch vụ tại cộng đồng giúp người sau cai nghiện ma túy có thể thích nghi và được tiếp nhận dễ dàng hơn. Cách thức này đòi hỏi phải có sự kết nối giữa các dịch vụ tư vấn, y tế, xã hội và các dịch vụ không chuyên cần thiết khác để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người sau cai nghiện ma túy. Đồng thời cũng hỗ trợ cho gia đình của người sau cai nghiện ma túy và cộng đồng để giải quyết tổng thể các vấn đề liên quan nhằm đảm bảo kết quả chăm sóc hiệu quả, lâu dài và đạt hiệu quả cao nhất.

Để hiểu thêm về cách thức tái hòa nhập cộng đồng này ta có thể tìm hiểu qua trường hợp cụ thể dưới đây:

Anh T.A.Đ7 khi còn đi học là một học sinh có thành tích học tập rất tốt. Khi chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT và bắt đầu kì thi đại học. Anh đột nhiên mắc chứng bệnh khó gặp đó là tay phải bị run không thể viết được. Vượt qua nỗi buồn và sợ hãi khi không thể chữa được trong thời gian ngắn, anh quyết tâm luyện viết bằng tay trái để chuẩn bị cho 2 kì thi quan trọng của cuộc đời. Sau khi thi đại học đạt thành tích cao, tay trái của anh tiếp tục có dấu hiệu run tay và dần không thể viết được nữa. Sau thời gian đi khắp các bệnh viện trên Hà Nội chữa trị mà không có kết quả, anh Đ phải nghỉ học và chuyển qua học công nghệ thông tin và sau đó đi làm cho một công ty lớn về công nghệ trên Hà Nội. 2 năm sống và làm việc trên Hà Nội, cũng đúng vào thời điểm nền kinh tế bắt đầu bước vào thời kì khó khăn, anh Đ có đầu tư đất cát và bị lừa mất cùng lúc đó bạn gái của anh cũng chia tay anh rồi về quê làm việc và kết hôn. Chán nản, buông xuôi anh xin thôi việc và trở về Quảng Ninh sống. Biết được tâm lý đang “chán đời” của anh Đ. Bạn bè anh thường xuyên rủ anh đi nhậu nhẹt, và cờ bạc thâu đêm suốt sáng. Anh bắt đầu hút thuốc là và dần

7 Đối tượng nghiên cứu sinh năm 1976 – trú tại tổ 5 khu 6, phường Bãi Cháy. Phỏng vấn sâu tại gia đình đối tượng nghiên cứu. Không có bản ghi âm.

chuyển sang hút ma túy lúc nào không hay. Sau một thời gian dài, gia đình anh Đ mới biết anh bị nghiện ma túy. Sau khi được làm công tác tư tưởng và sự quan tâm của người thân, anh Đ cũng đã nhìn nhận lại cuộc sống của mình và xác định được tương lai của mình còn dài, bản thân anh cần thay đổi. Thuyết phục để anh đi cai nghiện tại trung tâm cai nghiện không thành công và cũng xác định tình trạng nghiện của anh chưa đến mức độ quá nặng, gia đình quyết định đăng kí cho anh được cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng. Và đó cũng là mong muốn của anh.

Sau thời gian tham gia tự nguyện cai nghiện ở gia đình và cộng đồng, anh Đ đã được tổ công tác đánh giá là đã cái nghiện được 95%. Đây là một kết quả đáng mừng với gia đình và cũng là kết quả tích cực cho thấy sự nỗ lực, quyết tâm rất lớn của anh Đ làm lại cuộc đời.

Bác T.T.H.T – là mẹ của anh Đ tâm sự: “Trước đây đêm ngày mất ăn mất ngủ vì con. Tưởng là mất con đến nơi rồi, bác thì trước đây là giáo viên cấp 2 bác trai thì cũng từng là cán bộ phường. Gia đình cũng được cho là nề nếp, cơ bản. Giờ con mình lại nhiễm vào cái tệ nạn xã hội này nghĩ thấy mình cũng gần đất xa trời rồi mà còn phải suy nghĩ rồi đau đầu vì con, hàng xóm nhìn vào thì như thế nào, nhưng thôi vì cuộc đời nó đã khổ lắm rồi giờ mà 2 bác với em gái nó mà cũng buông nó thì tội nó lắm cháu ạ”.

Bố của anh Đ là bác T.X.H, trước đây cũng từng có thời gian giữ chức vụ tổ phó tổ dân phố, bác cũng nói “Lúc mới biết nó bị nghiện bác cũng suy sụp nhiều.

Nhưng Đ nó cũng là đứa biết suy nghĩ, nó biết sai biết sửa đổi. Hai bác cũng nói chuyện với nó nhiều về tương lai của nó còn dài. Nó cũng hiểu ra rồi đồng ý cai nghiện tự nguyện ở nhà. Nó quyết tâm lắm đấy cháu ạ. Giờ chị H (nhân viên y tế của trạm y tế phường) cũng bảo là Đ là hồi phục gần hoàn toàn rồi. Cũng nhờ phúc đức ông bà tổ tiên để lại, mà cũng nhờ phường với tổ công tác quan tâm giúp đỡ”.

Bằng cách huy động được nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng, cách thức này có thể phát huy tối đa sức mạnh cộng đồng, không những thế nó còn là phương pháp chăm sóc người cai nghiện ma túy hiệu quả (cung cấp các liệu pháp chăm sóc y tế - xã hội tốt hơn), tốn ít chi phí dành cho người sau cai nghiện ma túy được

chăm sóc và có nhiều triển vọng trong tương lai đối với hệ thống an sinh xã hội của đất nước. Thể hiện vai trò là người tham vấn, NVXH trợ giúp gia đình và cá nhân tự mình xem xét vấn đề, và tự thay đổi. Ví dụ như NVXH tham gia tham vấn giúp xử lý khủng hoảng tâm lý cho người thân gia đình anh Đ... Thực hiện vai trò là người giáo dục, NVXH cần có các hoạt động trợ giúp đối tượng nghiên cứu cách làm ăn, tương tác với các mối quan hệ xã hội, vượt qua mặc cảm, vượt qua cảm xúc tiêu cực của bản thân. Ngoài ra, với vai trò người tạo sự thay đổi, NVXH được xem như người tạo ra sự thay đổi cho cá nhân, giúp họ thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành vi tiêu cực hướng tới những suy nghĩ và hành vi tốt đẹp hơn giúp họ dần dần thay đổi nhận thức và suy nghĩ của bản thân để thay đổi cuộc sống của mình.

Giữ vai trò là người vận động/hoạt động xã hội NVXH cũng là nhà vận động xã hội tổ chức các hoạt động xã hội để biện hộ, bảo vệ quyền lợi cho thân chủ, cổ vũ tuyên truyền cho các tổ chức, đoàn thể chung tay góp sức trợ giúp người sau cai nghiện mau chóng định hướng được kế hoạch và tự hoạch định cho tương lai của mình theo chiều hướng tích cực, cũng như cố vũ cho đối tượng và người thân của họ luôn giữ vững tinh thần, niềm tin vào bản thân.

Cô N.T.H nhân viên y tế thuộc trạm y tế phường Bãi Cháy cho hay tổ công tác cũng đã đánh giá anh Đ đã cai nghiện gần như hoàn toàn và có thể hòa tái hòa nhập cộng đồng được. Việc đối tượng có thể tái hòa nhập cộng đồng sớm như vậy đó là kết quả của việc kết nối giữa dịch vụ tư vấn tâm lý của nhân viên xã hội tại phường, y tế (thời gian đầu anh Đ có điều trị thay thế methadone), bảo hiểm và sự nỗ lực của bản thân đối tượng cũng như sự phối hợp của gia đình.

Cùng với đó việc kết nối nguồn lực - hay còn gọi là trung gian là nhiệm vụ của NVXH là người có được những thông tin về các dịch vụ, chính sách và giới thiệu cho thân chủ các chính sách, dịch vụ, nguồn tài nguyên đang sẵn có từ các cá nhân, cơ quan tổ chức tiếp nhận người sau cai nghiện ma túy để họ tiếp cận với những nguồn lực, chính sách, tài chính, kỹ thuật để có thêm sức mạnh trong giải quyết vấn đề.

*Tuy nhiên, qua nghiên cứu vấn đề tác giả nhận thấy, ngoài mô hình chăm sóc dựa vào cộng đồng lồng ghép với gia đình dành cho người sau cai nghiện ma túy, thì bản thân người nghiện ma túy cũng cần tự dựa vào chính mình.

Tổ dân phố là cộng đồng sinh sống nhỏ trong phường đối với người sau cai nghiện, không phải tình hình đời sống ở các tổ dân phố đều giống nhau, có tổ dân phố sống rất tính cảm, gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau nhưng cũng không ít các tổ dân phố có tình trạng, người dân có suy nghĩ: “chuyện nhà mình còn không biết rõ hết thì làm sao mà biết chuyện hàng xóm để mà giúp đỡ?” hoặc nhà này đi làm, tới tối về nhà đóng cửa lại, ăn tối xong, đi ngủ cũng đóng cửa lại, cùng với thái độ thờ ơ không giao lưu với nhau nên không biết nhà hàng xóm có chuyện gì hoặc có thì nó cũng đã xảy ra được một thời gian nên không thể sử dụng các phương pháp

“cộng đồng trị liệu” hay “cộng đồng giúp đỡ nhau”. Vậy nên, người sau cai nghiện ma túy ngoài việc nhận được sự hỗ trợ từ người thân hay cộng đồng, đoàn thể,... bản thân họ cũng cần có sự chuẩn bị và phấn đấu, tự dựa vào sức mình để không hoàn toàn phụ thuộc vào bất kì cá nhân hay tổ chức đoàn thể nào.

Đây có thể được coi là cách thức tái hòa nhập cộng đồng hiệu quả và tốt hơn bất cứ các mô hình trợ giúp nào khác.

Ta có thể nghiên cứu kĩ hơn qua trường hợp cụ thể sau:

Anh Đ.H.Q8 sinh ra và lớn lên trong một gia đình cơ bản, hạnh phúc. Anh Q nổi tiếng là đẹp trai và chơi đẹp có tiếng tại khu 9, anh là con cả rất được gia đình chiều chuộng, bố anh Q trước đây là bộ đội, sau khi về hưu gia đình tích cóp mua được một chiếc xe tải lớn, thường ngày bác cùng với bác gái vẫn đủ sức khỏe chở gạch thuê từ xí nghiệp gạch gần nhà cho những cửa hàng hay công trình xây dựng.

Ngoài ra, gia đình còn tăng gia sản xuất nuôi lợn, gà do có mảnh đất rộng rãi phía sau nhà. Cả gia đình sống nhờ vào các khoản thu nhập của 2 bác và đồng lương hưu bộ đội của bác trai. Cuộc sống của anh Q cũng về thế mà nhãn nhã hơn so với những người bạn đồng trang lứa xung quanh xóm, trong khi bạn bè học xong cấp 3 thì đi học lên đại học hoặc đi làm, anh Q học hành không giỏi vốn tiếng là sẽ phụ giúp công việc cùng bố để mẹ ở nhà, nhưng vẫn còn ham chơi bời lại được gia đình chiều chuộng, anh muốn đi làm thì đi không thì ở nhà chơi. Thấy anh Q là người rảnh rang lại chịu chơi, đua đòi nên anh được rất nhiều người săn đón, trong đó có

8 Đối tượng nghiên cứu sinh năm 1971, trú tại tổ 10 khu 5, phường Bãi Cháy. Phỏng vấn tại nhà ở của đối tượng nghiên cứu. Không có bản ghi âm.

rất nhiều những đối tượng đổ đốn, hư hỏng trong khu. Đi làm suốt ngày nên việc trông nom con cái không được sát sao, đến lúc biết con trai mình đã sa vào con đường nghiện ngập, bố mẹ anh Q như rụng rời chân tay không thiết tha gì công việc làm ăn, từ đó 2 bác chỉ quanh quẩn ở nhà trông con thỉnh thoảng có chạy xe hàng thì cũng chỉ có bác trai đi làm. Thực hiện các biện pháp quyết liệt để anh Q tỉnh ngộ và cai nghiện nhưng không thành công, bố mẹ anh liền nhờ một số bác ở quê lên cùng “áp giải” anh đến trung tâm cai nghiện ở Hải Dương để cai nghiện (Quê gốc anh Q ở Hải Dương).

Sau thời gian cai nghiện trở về, anh Q trở về sống cùng bố mẹ mình, với ai tiếp xúc với anh cũng thấy sự thay đổi rõ rệt theo hướng tích cực trong suy nghĩ và lối sống của anh. Tổ dân phố nơi anh Q sống cùng bố mẹ nằm ở khu vực chân đồi và không quá đông đúc, các nhà thường kín cổng cao tường, nhà nào biết nhà đó vì hàng xóm xung quanh đa phần là công nhân viên chức hoặc dân buôn bán, cùng với đó buổi tối ở đây anh ninh không tốt. Chỉ có vài nhà gần nhau là qua lại chơi với nhau. Biết hoàn cảnh của anh Q, tuy không tỏ ra sợ hãi hay thể hiện sự xa lánh ra mặt nhưng họ cũng có thái độ thờ ơ với gia đình anh coi như không liên quan gì, hoặc không muốn dính líu gì đến anh.

Bản tính vốn có của anh Q là hiền lành, và tốt bụng gia đình anh cũng thuộc loại khá giả nhiệt tình nên hàng xóm xung quanh tuy không kì thị anh nhưng họ cũng giữ khoảng cách mỗi khi tiếp xúc với anh, đặc biệt họ giữ con cái mình tránh xa anh, sợ anh sẽ là tấm gương xấu gây ảnh hưởng đến con cái họ.

Nếu sử dụng mô hình chăm sóc dựa vào cộng đồng lồng ghép với gia đình dành cho người sau cai nghiện ma túy nếu áp dụng tại tổ dân phố này là việc khó triển khai và không mang lại hiệu quả cao. NVXH ở đây cần phải đánh giá tình hình khu vực để xử lý dữ liệu, NVXH nhiều khi phải nghiên cứu, thu thập thông tin và phân tích thông tin trên cơ sở đó tư vấn cho đối tượng để họ đưa ra những quyết định đúng đắn. Từ đó đề ra những giải pháp mang tính hiệu quả cao, ngoài việc tuyên truyền vận động hàng xóm, cộng đồng giúp đỡ đối tượng trợ giúp nhưng quan trọng hơn đó chính là đưa ra kế hoạch hành động cụ thể đối với cá nhân người sau cai nghiện ma túy. Đóng vai trò vận động nguồn lực, NVXH là người trợ giúp đối

tượng nghiên cứu tìm kiếm nguồn lực (nội lực, ngoại lực) cho giải quyết vấn đề để bản thân họ có thể tự lực tự cường dựa vào sức của chính mình vượt qua những khó khăn của bản thân.

Một phần của tài liệu Thực trạng tái hoà nhập cộng đồng và những rào cản đối với việc tái hoà nhập cộng đồng của người sau cai nghiện ma tuý từ góc nhìn công tác xã hội (nghiên cứu trường hợp phường bãi cháy thành phố hạ long tỉnh quảng ninh) (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)