Các biện pháp đã thực hiện để hỗ trợ người sau cai nghiện khi tái hòa nhập cộng đồng tại địa phương

Một phần của tài liệu Thực trạng tái hoà nhập cộng đồng và những rào cản đối với việc tái hoà nhập cộng đồng của người sau cai nghiện ma tuý từ góc nhìn công tác xã hội (nghiên cứu trường hợp phường bãi cháy thành phố hạ long tỉnh quảng ninh) (Trang 38 - 42)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Các biện pháp đã thực hiện để hỗ trợ người sau cai nghiện khi tái hòa nhập cộng đồng tại địa phương

Trong “Báo cáo sơ kết 3 năm (2011 – 2013) thực hiện chương trình hành động phòng chống mại dâm giai đoạn 2011 – 2015 và công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy” cho thấy rằng Sở LĐ-TB&XH và Sở y tế tỉnh Quảng Ninh đã cung cấp thông tin về số người sau nghiện ma túy, phân loại đối tượng, chú trọng việc cung cấp

các dịch vụ hỗ trợ cho người cai nghiện đã duy trì 122 xã, phường, thị trấn xây dựng lành mạnh và xây dựng mới 5 xã, phường năm 2015; duy trì 15 Đội và nhân rộng 5 Đội công tác xã hội tình nguyện; duy trì 8 mô hình phòng, chống mại dâm dựa vào cộng đồng; duy trì 1 mô hình hỗ trợ, giảm hại và hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm tại thành phố Hạ Long và nhân rộng 2 mô hình tại thành phố Uông Bí, Cẩm Phả [39].

Duy trì thường xuyên 500 đến 700 lượt người cai nghiện ma túy và quản lý sau cai tại Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội tỉnh, trong đó tiếp nhận mới 400 lượt đối tượng; cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng cho 300 đến 400 lượt người;

duy trì 6 mô hình CLB hỗ trợ người sau cai nghiện tái hoà nhập cộng đồng và nhân rộng thêm 4 mô hình tại các địa bàn trọng điểm về người nghiện ma túy; duy trì 3 mô hình điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy và tái hòa nhập cộng đồng và nhân rộng thêm 3 mô hình tại các địa bàn trọng điểm về tệ nạn ma túy [39].

Các mô hình cai nghiện tại cộng đồng, gia đình được UBND phường Bãi Cháy đưa vào áp dụng theo Đề án “Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy” các biện pháp được sử dụng chủ yếu để hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy trở về địa phương sinh sống như: Kiểm tra chặt chẽ đối tượng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tổ chức các hoạt động sản xuất, dạy nghề, điều trị cho các đối tượng… Đây là các biện pháp cơ bản nhưng cũng mang lại hiệu quả cao cho công tác hỗ trợ người sau cai nghiện khi tái hòa nhập cộng đồng. Vấn đề này được UBND phường giao cho phòng công tác xã hội kiêm nhiệm và bên công an phường quản lý và giải quyết những việc liên quan [52].

Cô C.T.D, nhân viên kiêm nhiệm phòng công tác xã hội tại UBND phường Bãi Cháy cho biết: “Việc quản lý, hướng dẫn người sau cai nghiện ở phường ngoài việc khám sức khỏe cho người sau cai nghiện đều đang thực hiện theo đúng quy định. Những người điều trị thay thế bằng thuốc Methadone đều có giấy giới thiệu của trạm y tế phường sang bên cơ sở điều trị methadone TP Hạ Long bên phường Hà Khánh”.

Thực hiện các biện pháp quản lý người sau cai nghiện ma tuý như: quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho người sau cai nghiện phòng,

chống tái nghiện. Đối với những trường họp tham gia chương trình điều trị thay thế bằng thuốc Methadone thì Ban chỉ đạo xã, phường, thị trấn phân công thành viên phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để quản lý tư vấn, giáo dục, tạo việc làm. Kiểm tra, giám sát, duy trì và nhân rộng mô hình Câu lạc bộ “Hỗ trợ người sau cai nghiệm ma túy tái hòa nhập cộng đồng”; mô hình “Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy và tái hòa nhận cộng đồng” tại các địa bàn trọng điểm [52].

Từ góc nhìn CTXH, ta có thể thấy cách biện pháp hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng đã được triển khai đến địa bàn nghiên cứu và đi vào hoạt động. Các hoạt động triển khai được phân công rõ ràng, có sự vào cuộc của nhiều ban ngành và đoàn thể. Các CLB, mô hình tư vấn được triển khai đã phần nào mang tính chất của CTXH. NVXH cũng đã thể hiển được vai trò của mình việc quản lý, giám sát, định hướng và đánh giá kết quả, chất lượng hoạt động của các CLB cũng như các mô hình này.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả đã tìm hiểu những khái niệm và các lý thuyết ứng dụng trong hoạt động CTXH và lý giải được vì sao lại cần có các cơ sở lý luận đó trong nghiên cứu, các lý thuyết đó cụ thể là: thuyết nhu cầu, thuyết hệ thống sinh thái, thuyết thân chủ trọng tâm,...

Bên cạnh đó, chương cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu được văn bản pháp lý và các biện pháp đã thực hiện để hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng. Thêm vào đó đã có cái nhìn tổng quát về đặc điểm không gian của đề tài đề tài, cơ sở lý luận chính là nền tảng và là thang đo để tác giả đi vào phân tích và tiến hành nghiên cứu thực trạng hoạt động dành cho người sau cai nghiện ma túy được trình bày ở chương 2.

Chương 2. THỰC TRẠNG TÁI HÕA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA NHểM NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TệY

Một phần của tài liệu Thực trạng tái hoà nhập cộng đồng và những rào cản đối với việc tái hoà nhập cộng đồng của người sau cai nghiện ma tuý từ góc nhìn công tác xã hội (nghiên cứu trường hợp phường bãi cháy thành phố hạ long tỉnh quảng ninh) (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)