Chương 3. NHỮNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI VIỆC TÁI HÕA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TệY
3.4. Rào cản từ các tổ chức doanh nghiệp
Trên thực tế, cho tới thời điểm hiện nay, theo quan niệm chung của nhiều người thì nghiện ngập là một điều gì đó rất ghê gớm. Bởi thế, dù người sau cai nghiện đã được cai nghiện hay có nỗ lực dùng Methadone để cai nghiện thì họ vẫn không tránh khỏi sự nhìn nhận nói trên. Sự kỳ thị đã khiến những người sau cai nghiện bị ảnh hưởng về nhiều mặt. Họ không có cơ hội làm việc ở các công ty lớn vì rất ít công ty tuyển nhân viên từng là một người nghiện. Những người hiện đã có công việc thì đa phần là làm công việc kinh doanh của gia đình hoặc làm dịch vụ.
Một số khác tự kinh doanh, thường khó thu hút được khách hàng vì tai tiếng của bản thân. Thêm vào đó, vì ám ảnh bởi quá khứ nên không ít người thờ ơ khi được giới thiệu việc làm.
Ngoài ra, từ phía các doanh nghiệp địa phương tuy đã có những văn bản và được tuyên truyền về vấn đề không kì thị và tạo điều kiện cho người sau cai nghiện nhưng họ vẫn còn dè dặt trọng việc tiếp nhận và giúp đỡ những đối tượng này. Vì theo họ đa phần những người nghiện ma túy đều mắc HIV/AIDS, họ ngại tiếp xúc và nhận những đối tượng này vào làm việc cùng với những người bình thường khác.
Hoặc phía doanh nghiệp có đồng ý nhận và giữ kín thân phận của người sau cai nghiện ma túy vào làm việc cũng sẽ gặp phải áp lực từ những công nhân và cán bộ khác trong doanh nghiệp. Mặc dù việc công tác tuyên truyền, thay đổi nhận thức của cộng đồng tại các doanh nghiệp tư nhân tại địa bàn về tránh phân biệt đối xử
với người nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh luôn được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, sự kỳ thị vẫn đang là còn tồn tại ngăn cách người sau cai nghiện ma túy với cộng đồng và các doanh nghiệp tư nhân.
Như đã phân tích trường hợp tại trang 71 mục 2.3 chương 2, Anh Đ.H.G tuy đã được nhận vào một công ty xây dựng tại địa bàn, tuy nhiên anh G có công việc ổn định này là do có người thân hiện đang làm việc tại công ty. Tuy giữ kín thông tin cá nhân cho anh nhưng hầu như mọi người trong công ty ai cũng đều biết anh từng là người nghiện ma túy, nhưng vì “nể” nhau nên anh vẫn đi làm bình thường, mặc dù cũng không ít lần tai nghe mắt thấy người khác đang bàn luận về mình. Anh cũng cho tâm sự: “Nhiều khi nghe thấy thôi thì cứ coi như người ta không nói mình, mình cứ kệ thôi, mặc dù nhiều khi nghĩ ngợi mình cũng thấy buồn”.
Ngoài vấn đề kì thị, xa lánh người sau cai nghiện ma túy thì một vấn đề khó khăn khác cũng là vấn đề lưu tâm lớn chính là việc dạy nghề cho học viên tại các trung tâm cai nghiện. Thời gian qua các trung tâm cai nghiện chủ yếu tập trung vào chăn nuôi, làm mi giả, nghề mộc, sửa chữa điện dân dụng, may công nghiệp...
Trong khi đó, ngành may công nghiệp và cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh lại chưa thực sự phát triển, còn lĩnh vực điện dân dụng thì thợ lành nghề ngoài cộng đồng cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu [50].
Vì vậy, mặc dù được dạy nghề và truyền nghề tại trung tâm nhưng thực tế là người nghiện ma tuý sau khi tái hoà nhập cộng đồng rất khó tìm cho mình việc làm ổn định. Đó là chưa kể đến việc tiếp cận được với nguồn vốn vay đối với những đối tượng này là rất khó khăn do đặc thù về học vấn, nghề nghiệp, tình trạng sức khoẻ và đặc biệt là “mức độ tín nhiệm thấp”. Quá trình sàng lọc đối tượng vay vốn của các ngân hàng, tổ chức xã hội và cộng đồng đã tạo ra nhiều rào cản đối với các đối tượng có nhu cầu vay vốn. Các công ty, doanh nghiệp đa phần cũng rất “ngại” nhận những người sau cai vào làm việc.
Như đã được đề cập tới ở mục 2.3 chương 2, sau khi cai nghiện trở về anh T.X.L vẫn chưa tìm được việc làm mặc dù bản thân anh rất muốn được tham gia vào hoạt động lao động sản xuất để có thể tự lo được phí sinh hoạt cho bản thân.
Trước kia, anh từng làm việc ở công ty than nhưng địa bàn hiện anh sinh sống lại
cách xa với các công ty than mà sức khỏe của anh lại không đảm bảo cho việc di chuyển xa như vậy. Vậy nên anh quyết định nộp hồ sơ vào một số doanh nghiệp tư nhân tại địa bàn sinh sống nhưng đều không được hồi đáp. Khi còn trong trung tâm cai nghiện anh L cũng đã có chứng chỉ sơ cấp nghề nhưng cũng rất khó để có thể xin được việc vì những nghề ở trung tậm dạy không phù hợp với thị trường lao động tại địa bàn.
Qua phỏng vấn sâu anh L cũng cho hay: “Những nghề học ở trung tâm như làm mi giả, chăn nuôi, điện dân dụng... Những nghề này khi trở về địa phương rất khó để cạnh tranh cũng như tìm mối làm ăn mà cũng chẳng phù hợp với thực tế ở đây”.
Theo Quyết định số 29 của Thủ tướng Chính phủ về “Tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế”,... có hiệu lực từ ngày 15-6-2014, người sau cai nghiện ma túy từ ba tháng trở lên có giấy chứng nhận của cơ sở cai nghiện bắt buộc và UBND cấp xã, phường sẽ được vay vốn ưu đãi để sản xuất. Tuy nhiên, trên thực tế, số người sau cai nghiện ma túy tiếp cận được vốn vay, việc làm vẫn chưa nhiều. Chính sách đã có rồi, nhưng cho đến nay Ngân hàng Chính sách vẫn chưa được cấp nguồn vốn bổ sung để triển khai [46].
Ngoài ra, việc tiếp cận được với nguồn vốn vay đối với những đối tượng này là rất khó khăn do đặc thù về học vấn, nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe và đặc biệt là “mức độ tín nhiệm thấp”. Quá trình sàng lọc đối tượng vay vốn của các ngân hàng, tổ chức xã hội và cộng đồng đã tạo ra nhiều rào cản đối với các đối tượng có nhu cầu vay vốn. Các chương trình vay vốn người sau cai nghiện cũng không biết thông tin về vốn, sợ không có tài sản thế chấp, sợ không được cho vay... mà người sau cai nghiện ma túy gần như không tiếp cận được.
Như trường hợp khác là anh N.H.T (phân tích trường hợp mục 2.3 chương 2) cũng cho biết: “Muốn có vốn kinh doanh tự làm ăn cũng đành chịu, gia đình anh làm gì có gì, nếu muốn có tiền thì bản thân phải tự làm thôi, mà vay vốn thì anh chẳng biết vay ở đâu, ngân hàng người ta đâu cho những người như anh vay, họ sợ không trả được tiền.”
Để công tác hỗ trợ, giới thiệu, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện tái hoà nhập cộng đồng trong thời gian tới đạt hiệu quả cao, điều quan trọng nhất là tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục thay đổi nhận thức của gia đình người nghiện và cộng đồng để gia đình, cộng đồng có cái nhìn tích cực và quan tâm hơn đối với người sau cai nghiện. Bên cạnh đó, tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo nghề có chuyên môn để hình thành các nhóm nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề cho học viên để khi tái hoà nhập cộng đồng họ có nhiều cơ hội lựa chọn công việc phù hợp.
NVXH tham gia các cuộc điều tra, khảo sát về lao động và xã hội do cấp trên tổ chức tại địa bàn. Tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người lao động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp xã hội đối với người sau cai nghiện ma túy tại các cơ sở sản xuất kinh doanh và các tổ chức doanh nghiệp...