Đặc điểm tâm lý của các nhóm lớn

Một phần của tài liệu giáo trình tâm lý học xã hội (Trang 56 - 60)

- Sự tồn tại của nhóm lớn tuân theo các quy luật khách quan. Nhóm lớn hình thành, tồn tại và vận động một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của các cá nhân là thành viên của nhóm.

- Nhóm lớn liên kết với các nhóm lớn khác tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Nhóm lớn không thể tồn tại bên ngoài mối liên hệ với các nhóm lớn khác và với chỉnh thể thống nhất gồm các nhóm lớn khác nhau.

- Nhóm lớn có khả năng xác định và điều chỉnh hành vi, hoạt động của mình mà không hoàn toàn bị ràng buộc với các nhóm lớn khác. Mỗi nhóm lớn đều có vị trí, vai trò và chức năng được xác định trong xã hội hay trong một chỉnh thể thống nhất nào đó.

- Nhóm lớn là nhóm có quy mô lớn.

- Các thành viên của nhóm lớn thường không có sự tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với nhau.

- Các thành viên của nhóm lớn bao giờ cũng giống nhau về đặc điểm có ý nghĩa xã hội nào đó (giới, lứa tuổi, chủng tộc, vị thế xã hội, nghề nghiệp, thái độ).

- Nhóm lớn có trật tự và kiểu tương tác giữa các cá nhân. Mỗi cá nhân có vị trí, vai trò, quyền lực, lợi ích, trách nhiệm và nghĩa vụ được xác định một cách khá chặt chẽ.

2. Đặc điểm tâm lí của các nhóm lớn a. Đặc điểm tâm lý của dân tộc

- Thuộc tính dân tộc: Là yếu tố khắc hoạ những đặc điểm nhất định của môi trường xã hội rộng lớn.

Đặc điểm dân tộc ở mức độ nào đó được đúc kết trong kinh nghiệm lịch sử của mỗi dân tộc và sự tiếp thu những đặc điểm này là một nội dung quan trọng của quá trình xã hội hoá cá nhân. Thông qua môi trường sống, trước hết là gia đình và nhà trường, cá nhân tiếp xúc với văn hoá dân tộc, phong tục và truyền thống để tiếp thu, đồng thời để điều chỉnh các quan hệ xã hội của bản thân. Việc tiếp thu các đặc điểm dân tộc phụ thuộc vào điều kiện lịch sử xã hội cụ thể, vào hệ tư tưởng đang thống trị xã hội.

- Tính cách dân tộc: Là thành tố cơ bản của kết cấu tâm lý dân tộc, là sự định hình của các nét tiêu biểu mang tính ổn định đặc trưng trong các mối quan hệ.

Tính cách dân tộc thường được biểu hiện rõ ràng nhất khi chủ thể không phải là một vài người mà là một nhóm xã hội. Tuy nhiên không nên tuyệt đối hoá nét tiêu biểu chung của tính cách dân tộc. Vì trong thực tế xã hội, ở bất kì nhóm xã hội nào các đặc điểm dân tộc và xã hội cũng hoà quyện vào nhau

không tách rời. Mặt khác, bất kì một nét nào đó trong tính cách dân tộc thuộc các nhóm dân tộc khác nhau không phải chỉ là của riêng một dân tộc nào đó mà có thể là của các dân tộc khác. Điều quan trọng là phải chú ý đến mức độ và đặc điểm biểu hiện nổi trội hay không nổi trội của các thành tố tâm lý dân tộc cũng như thứ bậc của nó trong hệ giá trị tư tưởng.

Tính cách dân tộc thường được biểu hiện trong các dạng hoạt động. Do đó muốn hiểu tính cách dân tộc phải nghiên cứu các sản phẩm của hoạt động.

Đặc biệt là nghiên cứu phong tục, truyền thống, nghệ thuật dân gian ngôn ngữ. Trong đó, ngôn ngữ có một vị trí quan trọng bởi chức năng của nó là truyền lại tính cách dân tộc trong quá trình xã hội hoá.

- Khí chất, khả năng của dân tộc: Là những vấn đề liên quan tới sự bình đẳng giữa các dân tộc.

- ý thức thường ngày của dân tộc: Hiện tượng nảy sinh do quá trình dập khuôn hoá vốn có trong nhận thức các đối tượng xã hội và đặc biệt là trong nhận thức về đại diện của nhóm dân tộc khác.

Các khuôn mẫu dân tộc xuất hiện gắn liền với sự phát triển của ý thức dân tộc, ý thức về mình thuộc một dân tộc nhất định. Đó là sự hình thành tình cảm “cái ta”, thể hiện ý thức về đặc điểm của riêng nhóm mình, về sự khác biệt của nhóm mình so với nhóm khác. Hình ảnh về các nhóm khác thường bị đơn giản hoá. Hình ảnh đó xuất hiện do ảnh hưởng của quan hệ giữa các nhóm dân tộc. Trong các quan hệ giữa các nhóm dân tộc bao giờ cũng tồn tại một tâm thế đặc biệt - tâm thế dân tộc đối với đại diện của nhóm dân tộc khác. Nếu quan hệ này trong quá khứ mang dấu ấn hằn thù thì mỗi lần gặp đại diện của nhóm đó lại tái hiện, và vì thế lại xuất hiện một tâm thế tiêu cực.

Không phải lúc nào khuôn mẫu dân tộc cũng vẽ nên hình ảnh về nhóm khác với sự tiêu cực nhưng nó luôn tạo ra nhận thức chủ quan về đại diện của nhóm khác. Khuôn mẫu dân tộc thường nảy sinh do hạn chế về giao tiếp giữa các dân tộc. Các đặc điểm cá nhân của một thành viên nào đó của nhóm dân tộc khác được tiếp nhận như điển hình của nhóm đó. Vì thế, khuôn mẫu có ảnh hưởng tới việc nảy sinh thiện cảm hay ác cảm giữa các dân tộc.

- Tự kỷ dân tộc: Khuynh hướng nhận thức toàn bộ hiện tượng cuộc sống của các dân tộc từ quan điểm của dân tộc mình vốn được coi là chuẩn mực.

Tự ý thức về dân tộc mình và đánh giá sai lệch về dân tộc khác là những yếu tố hình thành tự kỉ dân tộc. Bản chất của tự kỉ dân tộc là sự tập trung có

tính thiên vị về các đặc điểm của dân tộc mình, tuy nhiên không phải lúc nào, tự kỉ dân tộc cũng là sự hằn thù với các dân tộc khác. Sắc thái, mức độ của nó phụ thuộc vào các quan hệ xã hội, về đường lối chính trị về dân tộc và hệ tư tưởng. Nếu đường lối chính trị về dân tộc không đúng đắn và thích hợp, tự kỉ dân tộc có thể trở thành nguyên nhân làm bùng nổ xung đột dân tộc.

- Nguồn gốc các đặc điểm tộc người: Các đặc điểm này là điều kiện của những điều kiện lịch sử nhất định, là sự cố định một số đặc điểm trong nhiều thế hệ, tuy nhiên chúng có thể thay đổi trong quá trình lịch sử.

b. Đặc điểm tâm lý giai cấp

- Nhu cầu giai cấp: Thành tố quan trọng bậc nhất trong tâm lý giai cấp, thuộc lĩnh vực xúc cảm của tâm lí xã hội. Vị thế của giai cấp sẽ quy định cơ cấu của các nhu cầu, ý nghĩa và vai trò của từng nhu cầu.

Giữa nhu cầu và các giá trị cũng có mối liên hệ qua lại với nhau. Chính sự tương quan đó đảm bảo vai trò điều chỉnh các định hướng giá trị của giai cấp, điều chỉnh khả năng thể hiện nhu cầu cá nhân và ảnh hưởng tới định hướng sống của mỗi người.

- Lợi ích giai cấp: Nội dung cụ thể của lợi ích giai cấp là do hệ thống các quan hệ xã hội quy định. Lợi ích giai cấp hình thành từ sự phát triển của nhóm (giai cấp sẽ quyết định hành vi và hoạt động của mỗi thành viên). Mặt khác, lợi ích giai cấp hình thành như lợi ích cá nhân nhưng mỗi cá nhân trong giai cấp không chỉ là thành viên của nhóm xã hội này mà còn là thành viên của nhóm xã hội khác. Sự chồng chéo những lợi ích khác nhau được xác định bởi thuộc tính của từng nhóm xã hội. Vì thế cần phải biết rõ trong trường hợp nào thì những lợi ích nào đóng vai trò quyết định và nhìn chung trong toàn bộ hệ thống các lợi ích thì lợi ích nào là ổn định hơn cả và là chủ yếu. Đây là điều đặc biệt có ý nghĩa khi nghiên cứu tâm lý giai cấp.

- Tình cảm giai cấp: Là một đặc điểm của trạng thái tình cảm nhóm.

Những tình cảm tích cực luôn là động lực mạnh mẽ trong hoạt động của giai cấp.

Ngược lại những tình cảm tiêu cực sẽ cản trở, kìm hãm hoạt động của giai cấp.

- Thói quen, tập quán và truyền thống của giai cấp: Những nhân tố này có vai trò điều tiết hành vi và hoạt động của các thành viên trong nhóm, tạo nên lối sống của giai cấp.

Thói quen, tập quán hình thành dưới ảnh hưởng của những điều kiện sống nhất định, sau đó tự củng cố và trở thành cơ chế điều tiết hành vi của mỗi cá nhân và của cả nhóm, nhất là ở các nước chậm phát triển.

Chương 5

Một phần của tài liệu giáo trình tâm lý học xã hội (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w