1. Khái niệm
Nguồn gốc của bầu không khí tâm lý xã hội trong tập thể quân nhân là sự phản ánh những điều kiện sống của xã hội và những điều kiện sống, hoạt động của tập thể trong những giai đoạn nhất định.
Bầu không khí tâm lý xã hội trong tập thể quân nhân là trạng thái tâm lí trội của tập thể, phản ánh tính chất mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tập thể, được biểu hiện ở thái độ của các quân nhân trong hoạt động và sinh hoạt tập thể.
Bầu không khí tâm lý tập thể là một mặt đời sống tinh thần của tập thể, một khía cạnh của ý thức xã hội, tâm lí xã hội là sự phản ánh những điều kiện sống chung (vật chất và tinh thần) của giai cấp, tầng lớp, của xã hội nói chung, cũng như những điều kiện sống và hoạt động riêng (khách quan và chủ quan) của tập thể quân nhân.
Như vậy, bầu không khí tâm lý tập thể nói chung, tập thể quân nhân nói riêng, một mặt phản ánh những điều kiện sống, hoạt động chung, mặt khác nó phản ánh những điều kiện sống riêng như: đặc điểm các nhiệm vụ của tập thể, thành phần của tập thể, đặc điểm tâm lý của các thành viên trong tập thể, sự phân công, trình độ và phong cách lãnh đạo, mối quan hệ qua lại giữa các thành viên...
Chính điều đó làm cho đời sống tinh thần, tâm lý ở mỗi tập thể có mầu sắc riêng.
Tuy nhiên, bầu không khí tâm lý tập thể không phải là bất biến nó thay đổi cùng với sự xuất hiện các sự kiện hoặc biến cố lớn trong tập thể, nó được củng cố, phát triển bởi các thành viên trong tập thể, bởi sự thống nhất về mục đích hoạt động, sự hoà hợp về mặt tâm lý của các thành viên trong tập thể.
Bầu không khí tâm lý tập thể được hình thành thông qua hoạt động quân sự và giao tiếp, phản ánh tính chất mối quan hệ qua lại giữa các quân nhân trong tập thể. Cơ sở của bầu không khí tâm lý tập thể là những cảm xúc nảy sinh trong quá trình con người quan hệ qua lại với nhau và được bộc lộ ra trong giao tiếp giữa con người.
Như vậy, có thể thấy rằng: nguồn gốc của giao tiếp nằm chính trong hoạt động sống mang tính vật chất của cá nhân, giao tiếp cũng là sự hiện thực hoá của toàn bộ hệ thống các mối quan hệ của con người. Do vậy, bầu không khí tâm lý tập thể gắn liền và không tách rời khỏi giao tiếp. Mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tập thể như thế nào sẽ phản ánh rõ ràng trong bầu không khí tâm lý tập thể như thế ấy. Sự hiểu biết đầy đủ về nhau, những giá trị tư tưởng, đạo đức được thống nhất, sự gần gũi của người lãnh đạo với những thành viên trong tập thể là những điều kiện quan trọng để xây dựng nên bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể.
Bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể quân nhân là trạng thái tâm lý tích cực trong tập thể, phản ánh tính chất tốt đẹp trong quan hệ giữa các thành viên, góp phần nâng cao hiệu quả học tập, rèn luyện của tập thể, xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh.
Vai trò của bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể quân nhân được thể hiện cụ thể trên các khía cạnh sau:
- Là điều kiện quan trọng để các thành viên trong tập thể thực hiện có hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện trong các tập thể quân sự.
- Là thành phần quan trọng để góp phần hình thành toàn bộ đời sống tinh thần của tập thể, tâm trạng của mỗi thành viên trong tập thể.
- Chi phối đến quá trình hình thành các nhu cầu, động cơ có giá trị xã hội cao ở mỗi quân nhân.
- Là tác nhân kích thích trực tiếp để phát triển ý chí của mỗi thành viên trong tập thể.
2. Đặc trưng của bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể quân nhân Tập thể quân nhân là một dạng tập thể xã hội chủ nghĩa trong môi trường hoạt động quân sự. Các thành viên trong tập thể liên kết với nhau nhằm mục đích huấn luyện, học tập, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Các mối quan hệ diễn ra trong trật tự của môi trường hoạt động quân sự. Đặc trưng của bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể quân nhân được thể hiện:
a) Tính thống nhất cao về mục đích hoạt động.
Tính thống nhất cao về mục đích hoạt động thể hiện ở việc mỗi thành viên trong tập thể ý thức rõ ràng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ huấn luyện, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Coi đó là mục tiêu, yêu cầu phấn đấu của bản thân mình. Trong hoạt động luôn thể hiện tinh thần tích cực, chủ động, miệt mài, chịu khó, say sưa với công việc, giữa các thành viên có tinh thần thi đua với nhau, giúp đỡ nhau thực hiện thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.
Tính thống nhất mục đích hoạt động còn thể hiện ở việc từng cá nhân thường xuyên chấp hành nghiêm chỉnh điều lệnh kỉ luật quân đội, lễ tiết tác phong quân nhân, nguyên tắc các mối quan hệ qua lại tốt đẹp trong tập thể.
b) Thái độ quan tâm lẫn nhau sẵn sàng chia sẻ khó khăn, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể.
Sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, tính thần đoàn kết, nhất trí cao trong tập thể là vấn đề thuộc về bản chất mối quan hệ qua lại trong quân đội nhân dân Việt Nam. Một trong mười lời thề danh dự của quân nhân đã nêu rõ: “Đoàn kết chặt chẽ với nhau như ruột thịt trên tình thương yêu giai cấp, hết lòng giúp đỡ lẫn nhau lúc thường cũng như lúc ra trận, thực hiện toàn quân một ý chí”.
Quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần đoàn kết nhất trí cao được thể hiện trước hết ở người lãnh đạo luôn sâu sát nắm chắc điều kiện hậu phương
gia đình, tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn, thuận lợi trong học tập, rèn luyện của từng thành viên trong tập thể, đồng thời mỗi thành viên trong tập thể thường xuyên trao đổi tâm tư, tình cảm với nhau, giúp đỡ lẫn nhau và tạo điều kiện cho người lãnh đạo thực hiện tốt chức trách của mình. Thái độ quan tâm giúp đỡ lẫn nhau còn thể hiện ở tâm thế sẵn sàng chia sẻ cảm xúc cho nhau, chia sẻ niềm vui trước kết quả học tập, rèn luyện, không đố kị, ghen ghét, động viên nhau kịp thời trước những khó khăn của cuộc sống, tất cả đều hướng tới mục tiêu xây dựng tập thể ngày càng vững mạnh.
c) Thái độ đòi hỏi cao lẫn nhau.
Đòi hỏi cao lẫn nhau là một đặc trưng rất quan trọng của bầu không khí tâm lí tích cực trong tập thể quân nhân. Đòi hỏi cao vừa thể hiện sự quan tâm lẫn nhau, nhưng đồng thời cũng thể hịên trách nhiệm chung của tập thể đối với nhiệm vụ học tập, rèn luyện của người quân nhân trong môi trường hoạt động quân sự.
Đòi hỏi cao lẫn nhau bao gồm đòi hỏi của người chỉ huy đối với mỗi quân nhân, đòi hỏi của các quân nhân đối với nhau và bao gồm cả đòi hỏi của của các quân nhân trong tập thể đối với người chỉ huy của mình.
Nội dung của yêu cầu cao được thể hiện một cách toàn diện trên tất cả các mặt của cuộc sống, cả những yêu cầu cần xây dựng phẩm chất nhân cách của người quân nhân lẫn những yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ huy của các sỹ quan trong đơn vị. Mọi thành viên phải thường xuyên kiểm tra, giám sát lẫn nhau, giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ theo chức trách của mình.
Như vậy, yêu cầu cao tồn tại như một phương thức thực hiện sự ảnh hưởng lẫn nhau. Đòi hỏi cao vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả hoạt động của tập thể, đồng thời nó định hướng cho quan hệ của các thành viên đúng với chuẩn mực XHCN, phù hợp với yêu cầu của điều lệnh, điều lệ và các quy tắc ứng xử trong quân đội.
d) Thái độ đấu tranh vì nhau, vì tập thể.
Đấu tranh tích cực vì nhau là một trong những nội dung không thể thiếu để bầu không khí tâm lý tập thể quân nhân phát triển theo hướng tích cực.
Tính tích cực của bầu không khí tâm lý tập thể quân nhân được xác định bởi
sự trưởng thành về chính trị - đạo đức của mỗi thành viên, tính chất tích cực trong mối quan hệ giữa con người với con người, sự thống nhất về ý chi, hành động, tất cả đều hướng tới mục tiêu xây dựng tập thể lành mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thái độ đấu tranh vì nhau, không dung túng bao che cho nhau sẽ giữ vững định hướng trong quan hệ giữa các thành viên, ngăn chặn kịp thời tình trạng vô kỷ luật, lỏng lẻo về tổ chức trong tập thể. Nhờ đấu tranh phê bình thẳng thắn trong tập thể mà từng người có thể nhận thức một cách đúng đắn những mặt yếu trong hoạt động của mình, củng cố tính tự tin ở mỗi người, động viên họ nỗ lực phấn đấu vươn lên tự hoàn thiện nhân cách của mình...
Tuy nhiên, đấu tranh phê bình chỉ có tác dụng tích cực khi đó là những ý kiến mang tính xây dựng, bảo đảm tính khách quan, hợp tình, hợp lý, tránh chỉ dựa vào sự thiện cảm, ác cảm của cá nhân. Mặt khác đấu tranh phê bình trong tập thể cũng cần thể hiện sự kiên quyết, phê bình những cá nhân có biểu hiện sai trái nhưng cũng cần thấy rõ những ưu điểm, thành tích của họ.
Đấu tranh vì nhau một cách kiên quyết sẽ gây ra những cảm xúc nhất định ở mỗi con người như: ăn năn, hối hận, tin tưởng, quyết tâm... Các cảm xúc đó chi phối đến suy nghĩ, hành động của cá nhân, làm biến đổi tính tích cực hành động của mỗi thành viên trong tập thể, ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ người - người, làm cho quan hệ đó phát triển theo hướng tích cực.
e) Người lãnh đạo chỉ huy luôn thể hiện được uy tín của mình trước tập thể.
Uy tín của người lãnh đạo chỉ huy là một trong những đặc trưng quan trọng trong tập thể quân nhân, bởi vì uy tín của người lãnh đạo, chỉ huy là tác nhân điều chỉnh mạnh mẽ mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tập thể nói chung, giữa người lãnh đạo chỉ huy với cán bộ chiến sĩ dưới quyền nói riêng. Uy tín của người lãnh đạo chỉ huy được xây dựng trên cơ sở năng lực tổ chức, lãnh đạo, phẩm chất đạo đức cách mạng nói chung. Uy tín đó được thể hiện ở sự thừa nhận, tin tưởng của mọi người, các quân nhân trong tập thể luôn coi người chỉ huy là người đại diện cho quyền lợi chung của tập thể. Do đó người chỉ huy luôn được coi là thủ lĩnh không chính thức trong tập thể.
g) Dư luận trong tập thể lành mạnh luôn hướng vào xây dựng tập thể ngày càng vững mạnh.
Dư luận trong tập thể quân nhân là một hiện tượng tâm lý phức tạp, một hình thức biểu hiện của của trạng thái ý thức xã hội. Đây là sự biểu thị thái độ, quan điểm, cảm xúc, ý chí của đại đa số thành viên trong tập thể, do đó có sức mạnh to lớn đối với quá trình xây dựng tập thể quân nhân vững mạnh.
Trong mối quan hệ qua lại giữa dư luận tập thể và bầu không khí tâm lý tập thể có thể nhận thấy rằng: Bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể quân nhân chịu sự chi phối, ràng buộc bởi dư luận tích cực. Nhờ sức mạnh của dư luận mà từng người trong tập thể buộc phải điều chỉnh hành vi của mình theo những chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa, dư luận là luồng thông tin ngược thông báo cho mỗi thành viên, giúp họ biết được thái độ của tập thể đối với hành vi của mình, qua đó ngăn ngừa các biểu hiện lệch lạc sắp xảy ra kích thích quân nhân vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
h) Mọi quân nhân đều có tình cảm gắn bó với tập thể, tự hào với tập thể của mình.
Bầu không khí tâm lý tập thể là một hiện tượng tâm lý tập thể, được hình thành từ thái độ của mọi người trong tập thể đối với công việc, đồng chí đồng đội, người lãnh đạo và thái độ với bản thân, do vậy bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể quân nhân phải dựa trên cơ sở cảm xúc, tình cảm tích cực của mọi cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.
Tình cảm gắn bó với tập thể, tự hào về tập thể là những biểu hiện cụ thể của bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể quân nhân đồng thời là một đặc trưng quan trọng phản ánh tính chất của bầu không khí tâm lý trong tập thể.
Bắt nguồn từ sự thống nhất cao về lý tưởng phục vụ Đảng, Tổ quốc và nhân dân, niềm tin chính trị đạo đức, tình cảm đó còn xuất phát từ lòng tự hào về truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”, truyền thống huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu của tập thể. Những nét đẹp truyền thống quân đội, truyền thống tập thể đã kích thích tính tích cực của con người, cố kết các thành viên thành một khối, làm cho mọi người ngày càng gắn bó với tập thể, tự hào về tập thể.
i) Kết quả hoạt động của tập thể luôn đạt ở mức cao.
Kết quả hoạt động là hệ quả của bầu không khí tâm lý tập thể. Bất cứ tập thể nào muốn có kết quả hoạt động cao đều phải dựa vào cái nền của bầu không khí tâm lý tích cực.
Hoạt động của tập thể quân nhân là hoạt động trong lĩnh vực quân sự.
Mục đích của hoạt động này là huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Kết quả hoạt động của tập thể quân nhân được đánh giá toàn diện: Đó là sự trưởng thành về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, kết quả của hoạt động học tập, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu cũng như các hoạt động xây dựng đơn vị khác. Kết quả hoạt động của đơn vị đạt ở mức cao là một chỉ số quan trọng nói lên tính tích cực của bầu không khí tâm lý, đồng thời là dấu hiệu khẳng định sự phát triển cao của tập thể.
Trên đây là những đặc trưng cơ bản của bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể quân nhân. Những nội dung này gắn bó chặt chẽ với nhau và là nguồn gốc sức mạnh của tập thể, là hạt nhân cố kết các thành viên trong tập thể thành một sức mạnh thống nhất, đảm bảo cho các tập thể quân nhân hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
3. Các yếu tố cơ bản tạo nên bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể quân nhân.
Bầu không khí tâm lý là trạng thái tâm lý của tập thể, phản ánh tính chất của các mối quan hệ trong tập thể. Do vậy, nó liên quan tới các mặt quan hệ của các thành viên trong tập thể.
Như vậy, theo các nhà tâm lí học,các thành phần cơ bản tạo nên bầu không khí tâm lý tập thể chính là mối quan hệ giữa những con người trong tập thể với nhau và quan hệ giữa những con người trong tập thể đối với công việc. Từ cách tiếp cận như vậy có thể chỉ ra những yếu tố cơ bản tạo nên bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể quân nhân sau đây:
a) Quan hệ giữa các thành viên trong tập thể quân nhân theo chiều dọc.
Đây là mối quan hệ giữa người lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ chiến sĩ thuộc quyền trong tập thể. Quan hệ giữa người lãnh đạo, chỉ huy với cán bộ chiến sĩ thuộc quyền đóng vai trò quan trọng trong bầu không khí tâm lý tập
thể quân nhân, nó tạo ra bối cảnh chung cho sự tác động qua lại giữa quan hệ công việc và quan hệ tình cảm.
Quan hệ giữa các thành viên trong tập thể theo chiều dọc thể hiện ở các nội dung cụ thể sau đây:
- Sự hiểu biết, gần gũi của người lãnh đạo, chỉ huy đối với cấp dưới.
Sự gần gũi của người lãnh đạo chỉ huy đối với cấp dưới thể hiện ở việc tôn trọng cấp dưới, quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của mọi người, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các thành viên, thông cảm chia sẻ với họ, hiểu biết tâm lý cũng như điều kiện, hoàn cảnh riêng của từng người. Mức độ gần gũi càng cao càng xoá bỏ ngăn cách giữa cấp trên và cấp dưới, tăng thêm sự gắn bó về tình cảm làm cho quan hệ chính thức giữa cấp trên, cấp dưới và quan hệ tình cảm được xích lại gần nhau.
- Sự tôn trọng, tin tưởng của người chỉ huy với cấp dưới. Đây là nội dung quan trọng của bầu không khí tâm lý tập thể quân nhân. Thái độ tôn trọng, tin tưởng cấp dưới là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, giúp mọi thành viên trong tập thể sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn trở ngại, khích lệ họ phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập, rèn luyện làm cho quan hệ trên dưới càng trở nên gắn bó. Sự tôn trọng, tin tưởng của người chỉ huy đối với cấp dưới thể hiện ở thái độ công bằng, thẳng thắn, tôn trọng nhân cách cấp dưới, luôn cởi mở chân tình, thường xuyên động viên giúp đỡ cấp dưới vượt qua khó khăn thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Sự tôn trọng và tin tưởng của cấp dưới đối với người lãnh đạo chỉ huy.
Đây là nội dung thể hiện thái độ của những người thuộc quyền đối với người lãnh đạo, chỉ huy. Nội dung này liên quan mật thiết với sự hiểu biết, gần gũi của người lãnh đạo, chỉ huy đối với cấp dưới.
Trong tập thể quân nhân nếu người lãnh đạo, chỉ huy thể hiện lòng nhân ái, sự gần gũi, quan tâm đến mọi người sẽ dẫn đến trạng thái tin tưởng của tập thể học viên đối với người lãnh đạo chỉ huy, sự tin tưởng là hệ quả tất yếu của mối tương tác trong quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới. Thái độ của tập thể