Biện pháp tâm lý - xã hội chủ yếu xây dựng tập thể cơ sở quân nhân vững mạnh toàn diện

Một phần của tài liệu giáo trình tâm lý học xã hội (Trang 84 - 90)

Chương 6 Tập thể quân nhân

III. Biện pháp tâm lý - xã hội chủ yếu xây dựng tập thể cơ sở quân nhân vững mạnh toàn diện

Xây dựng tập thể cơ sở quân nhân vững mạnh toàn diện là trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp ở mỗi đơn vị. Để thực hiện trách nhiệm đó lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị cần nghiên cứu, vận dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng, điều kiện để xây dựng tập thể. Trong đó, vấn đề có ý nghĩa quan trọng là phải nắm và thực hiện tốt những biện pháp tâm lý - xã hội cơ bản sau.

1. Thống nhất mục đích hoạt động cho tập thể và nhanh chóng chuyển nó thành mục đích hoạt động của mỗi quân nhân.

Mục đích hoạt động của tập thể cơ sở quân nhân là cơ sở tạo nên sự thống nhất về tư tưởng và hành động của mọi quân nhân. Đó cũng là điều kiện bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân, tập thể, xã hội trong mọi hoạt động của các quân nhân trong tập thể. Vì vậy, thống nhất mục đích hoạt động cho tập thể và nhanh chóng chuyển nó thành mục đích hoạt động của mỗi quân nhân là vấn đề quan trọng hàng đầu, tạo cơ sở phát huy tính tích cực tự giác của mọi quân nhân trong quá trình xây dựng và thực hiện thắng lợi các chức năng, nhiệm vụ của tập thể để xây dựng tập thể cơ sở quân nhân vững mạnh toàn diện.

Thực hiện biện pháp trên cán bộ chỉ huy, cán bộ chính trị phải thường xuyên làm tốt công tác giáo dục nâng cao giác ngộ chính trị, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng, của quân đội và trách nhiệm, nghĩa vụ của người quân nhân với

Tổ quốc. Đồng thời, quán triệt sâu sắc các quan điểm, nghị quyết của Đảng về bảo vệ Tổ quốc; nhiệm vụ chính trị của đơn vị, những thuận lợi khó khăn và khả năng thực hiện của đơn vị đến mọi thành viên, từ đó dân chủ bàn bạc và đi đến thống nhất mục đích trước mắt và mục đích lâu dài của tập thể. Việc thống nhất mục đích hoạt động cho tập thể cơ sở quân nhân được thực hiện thông qua các nhiệm vụ, nội dung giáo dục thường xuyên của đơn vị qua đó tác động vào hệ thống động cơ, mục đích hoạt động của cán bộ, chiến sỹ để biến những yêu cầu khách quan của xã hội, quân đội thành mục đích hoạt động của mỗi quân nhân.

Trên cơ sở đó tổ chức phân công, giao nhiệm vụ, đặt kế hoạch cụ thể cho từng bộ phận, từng cá nhân, phát động thi đua hướng vào thực hiện mục đích hoạt động đã được vạch ra, qua đó hình thành ở mỗi quân nhân xu hướng vươn tới mục đích hoạt động chung của tập thể.

Cùng với các yêu cầu trên, trong quá trình hoạt động cán bộ lãnh đạo, chỉ huy đơn vị phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu kết quả hoạt động với mục đích đã vạch ra, kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc xa rời mục đích hoạt động của tập thể. Đồng thời, phải thông qua nhiều hình thức, phương pháp tác động thích hợp để phát huy tính tích cực, chủ động của quân nhân trong thực hiện mọi nhiệm vụ, coi công việc của tập thể như của mình. Từng bước tập thể đạt được những thành tích nhất định để củng cố, xây dựng niềm tin cho quân nhân trên con đường thực hiện mục đích hoạt động của tập thể.

2. Tổ chức tốt các hoạt động chung cho tập thể cơ sở quân nhân

Tập thể cơ sở quân nhân chỉ có thể trưởng thành, phát triển thông qua các hoạt động chung. Đó cũng là điều kiện để các hiện tượng tâm lý - xã hội tích cực trong tập thể hình thành và phát huy tác dụng ảnh hưởng của nó.

Tổ chức tốt các hoạt động chung của tập thể là làm cho mọi hoạt động của tập thể diễn ra phù hợp với tính chất, đặc điểm nhiệm vụ; có nội dung đa dạng, phong phú, thiết thực, thu hút được đông đảo quân nhân trong tập thể tham gia hướng vào thực hiện thắng lợi các chức năng, nhiệm vụ của tập thể.

Thông qua đó mà hình thành sự tương đồng tâm lý, tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đõ lẫn nhau, hình thành tính kỷ luật và bầu không khí tâm lý tích cực lành mạnh trong đơn vị.

Để thực hiện biện pháp này đòi hỏi cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị cần nắm vững tình hình, đặc điểm nhiệm vụ của đơn vị; trình độ giác ngộ chính trị, tư tưởng, đạo đức, năng lực nghiệp vụ và đặc điểm tâm lý lứa tuổi của các quân nhân trong đơn vị. Trên cơ sở đó căn cứ vào nội dung, chương trình huấn luyện, giáo dục; kế hoạch công tác và yêu cầu sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu của đơn vị để tổ chức các hoạt động chung cho tập thể. Trong quá trình tổ chức phải hướng mọi mặt hoạt động và đời sống vật chất tinh thần của tập thể vào mục đích chung của tập thể; quan tâm đầy đủ đến nhu cầu, nguyện vọng và sự tiến bộ của mọi thành viên; giáo dục cho mọi thành viên nêu cao tinh thần làm chủ tập thể, chống mọi biểu hiện chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bản vị địa phương đi ngược với yêu cầu, nhiệm vụ của tập thể. Lãnh đạo, chỉ huy các cấp cần phát huy tốt vai trò của hệ thống tổ chức lãnh đạo, chỉ huy, các tổ chức quần chúng, các cá nhân có uy tín trong tập thể. Đồng thời, thực hiện sự quản lý chặt chẽ, thực hành công bằng, dân chủ; cán bộ phải thường xuyên lắng nghe ý kiến của quần chúng, đáp ứng được các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của quần chúng.

3. Xây dựng và củng cố mối quan hệ qua lại tích cực giữa các quân nhân.

Sự phát triển của tập thể quân nhân phụ thuộc rất lớn vào tính chất các mối quan hệ qua lại giữa các quân nhân trong tập thể. Mối quan hệ qua lại tích cực, lành mạnh sẽ góp phần củng cố tập thể tạo nên sự đoàn kết, nhất trí cao, có bầu không khí tâm lý tích cực, lành mạnh là điều kiện thúc đẩy sự phát triển nhân cách quân nhân qua đó nâng cao hiệu suất hoạt động của tập thể. Ngược lại, mối quan hệ qua lại giữa các quân nhân tiêu cực, không lành mạnh là tiền đề làm nẩy sinh sự mất đoàn kết, thiếu thống nhất và tạo ra các hiện tượng tâm lý xã hội tiêu cực, kìm hãm sự phát triển nhân cách của các quân nhân và tập thể quân nhân. Vì vậy, xây dựng củng cố mối quan hệ qua lại tích cực giữa các quân nhân là một biện pháp quan trong góp phần xây dựng tập thể cơ sở quân nhân vững mạnh.

Xây dựng các mối quan hệ qua lại tích cực trong tập thể cơ sở quân nhân là làm cho các mối quan hệ qua lại giữa các quân nhân luôn dựa trên cơ sở nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chuẩn mực đạo đức của người quân nhân cách mạng. Đó là mối quan hệ dựa trên sự nhất trí về chính trị, đạo đức, sự bình đẳng xã hội, phù hợp với yêu cầu của điều lệnh, điều lệ quân

đội và các chuẩn mực đạo đức cách mạng. Trong đó nét đặc trưng là tình đồng chí, tình bạn chiến đấu, vừa tôn trọng, yêu thương lẫn nhau, vừa yêu cầu cao lẫn nhau cùng hướng vào thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

Xây dựng mối quan hệ qua lại trong tập thể cơ sở quân nhân cần tập trung xây dựng các mối quan hệ giữa cán bộ - chiến sỹ, chiến sỹ - chiến sỹ và quan hệ trong đội ngũ cán bộ sỹ quan với nhau. Trong quá trình đó cần giáo dục cho mọi quân nhân ý thức đầy đủ các chuẩn mực thái độ, hành vi đạo đức cộng sản; vai trò và các nguyên tắc của mối quan hệ qua lại giữa các quân nhân trong quân đội ta. Đồng thời, thông qua tổ chức cuộc sống, hoạt động làm cho quân nhân hiểu biết nhau sâu sắc, có thái độ tình cảm chân thành và sự hợp tác trong hoạt động và hình thành sự đòi hỏi cao lẫn nhau nhằm tạo ra sự nỗ lực chung của mọi quân nhân hướng vào thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của tập thể. Cán bộ các cấp phải thực sự là trung tâm đoàn kết, là tấm gương trong sáng về đạo đức cách mạng cho quân nhân noi theo và có kĩ năng nắm bắt giải quyết kịp thời các xung đột nẩy sinh trong tập thể.

4. Phát huy vai trò các tổ chức, đội ngũ cán bộ các cấp và lực lượng nòng cốt trong xây dựng tập thể cơ sở quân nhân.

Các tổ chức, đội ngũ cán bộ các cấp và lực lượng nòng cốt trong các tập thể quân nhân là lực lượng đóng vai trò trung tâm lãnh đạo, quản lý, điều hành toàn bộ quá trình xây dựng tập thể và bảo đảm cho các tập thể quân nhân thực hiện thắng lợi các chức năng, nhiệm vụ được giao. Vì vậy, để xây dựng tập thể quân nhân vững mạnh cần phát huy vai trò to lớn của các tổ chức, đội ngũ cán bộ các cấp và lực lượng nòng cốt trong mỗi đơn vị.

Thực hiện giải pháp này trước hết phải phát huy vai trò, chức năng của tổ chức Đảng, tổ chức chỉ huy và các tổ chức quần chúng trong lãnh đạo, quản lý và điều hành mọi hoạt động của tập thể quân nhân. Đồng thời phải xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, cùng tác động lẫn nhau giữa các tổ chức hướng vào thực hiện thắng lợi các chức năng, nhiệm vụ của tập thể. Đối với bộ phận lãnh đạo, chỉ huy đơn vị phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân trước tập thể; phải không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao

phẩm chất, năng lực của bản thân đáp ứng yêu cầu xây dựng tập thể. Đồng thời cần tập hợp những quân nhân tích cực, lực lượng nòng cốt trong tập thể, bồi dưỡng cho họ cả về phẩm chất, năng lực để họ cùng tham gia thuyết phục, giáo dục cán bộ, chiến sỹ và gương mẫu đi đầu trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tập thể.

5. Duy trì nghiêm các chế độ điều lệnh, điều lệ quân đội kết hợp với chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho bộ đội.

Duy trì nghiêm các chế độ điều lệnh, điều lệ quân đội kết hợp với chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội là điều kiện quan trọng để nâng cao tinh thần trách nhiệm, trạng thái làm việc nghiêm túc tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển nhân cách mỗi quân nhân và cả tập thể.

Để thực hiện giải pháp trên đòi hỏi lãnh đạo, chỉ huy mỗi đơn vị cần xác lập và duy trì tốt các chế độ điều lệnh, điều lệ quân đội; tổ chức nghiêm túc, khoa học mọi hoạt động theo chức trách, nhiệm vụ của mỗi quân nhân. Đồng thời quan tâm tổ chức tốt đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội. Trong điều kiện cho phép cần cố gắng tối đa để thoả mãn những nhu cầu chính đáng của quân nhân.

6. Chủ động, tích cực định hướng, điều khiển điều chỉnh các hiện tượng tâm lý xã hội trong tập thể quân nhân theo hướng tích cực.

Xuất phát từ vai trò to lớn của các hiện tượng tâm lý xã hội nẩy sinh trong tập thể đối với sự hình thành phát triển nhân cách quân đội và tập thể quân nhân. Do đó, muốn xây dựng tập thể quân nhân vững mạnh lãnh đạo, chỉ huy các cấp cần tích cực, chủ động định hướng các hiện tượng tâm lý xã hội trong tập thể theo hướng tích cực hướng vào thực hiện thắng lợi các chức năng, nhiệm vụ của tập thể.

Định hướng, điều khiển, điều chỉnh các hiện tượng tâm lý xã hội trong tập thể quân nhân theo hướng tích cực là một quá trình khó khăn, phức tạp.

Muốn thực hiện tốt giải pháp này cán bộ lãnh đạo, chỉ huy đơn vị cần nắm chắc đặc điểm, quy luật, cơ chế vận hành, các nhân tố tác động và sự biến đổi của các hiện tượng tâm lý xã hội, biết tìm hiểu, đánh giá đúng thực trạng diễn

biến của nó; có kĩ xảo, kĩ năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo các tri thức đó để định hướng, điều khiển, điều chỉnh các hiện tượng tâm lí xã hội theo hướng tích cực phù hợp với điều kiện sống, đặc điểm hoạt động và đặc trưng tâm lí của các quân nhân trong tập thể. Trong đó cần coi trọng sự định hướng, điều khiển, điều chỉnh các hiện tượng tâm lý xã hội tương đối ổn định bền vững, có tác động to lớn đến mọi mặt đời sống, hoạt động của tập thể như: dư luận, tâm trạng, uy tín, truyền thống nẩy sinh trong tập thể.

Tập thể cơ sở quân nhân là tế bào cơ bản tạo nên sức mạnh chiến đấu và trưởng thành của quân đội. Trách nhiệm của người chỉ huy, cán bộ chính trị cấp phân đội là xây dựng cho mọi tập thể cơ sở quân nhân vững mạnh về mọi mặt. Muốn làm được điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ, sỹ quan phải có kiến thức và sự hiểu biết sâu sắc về tập thể cơ sở quân nhân và tâm lý tập thể quân nhân để có thể vận dụng vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị, kết hợp với các biện pháp tổng hợp để xây dựng tập thể cơ sở quân nhân vững mạnh về mọi mặt.

Chương 7

Một phần của tài liệu giáo trình tâm lý học xã hội (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w