Giao tiếp trong tập thể quân nhân

Một phần của tài liệu giáo trình tâm lý học xã hội (Trang 95 - 104)

Chương 7 Mối quan hệ qua lại và giao tiếp trong tập thể quân nhân

II. Giao tiếp trong tập thể quân nhân

1. Khái niệm

Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, nhận biết và tác động lẫn nhau trong quan hệ giữa các quân nhân để đạt được mục đích nhất định.

Giao tiếp không tách rời mối quan hệ qua lại nhưng cũng không đồng nhất với mối quan hệ qua lại. Nhờ có sự giao tiếp giữa các quân nhân mà quan hệ giữa họ trở lên sống động và cụ thể. Giao tiếp là quá trình hiện thực hoá, là phương pháp thể hiện mối quan hệ giữa các quân nhân.

Thông qua giao tiếp tích cực giữa các quân nhân hình thành nên các quan hệ tốt đẹp trong tập thể, giúp quân nhân phát triển nhận thức, đánh giá bản thân, tự điều chỉnh mình. Với người cán bộ, giao tiếp giúp định hình phong cách, tác phong công tác, hiểu rõ cấp dưới, tạo thuận lợi cho xây dựng tập thể.

2. Chức năng cơ bản của giao tiếp

- Chức năng thông báo: Truyền tín hiệu để thực hiện mục đích gíao tiếp (thu, nhận và xử lý thông tin).

Chức năng này được thể hiện ở cả hai phía: Chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp nhằm thoả mãn các nhu cầu tình cảm hoặc tiếp xúc giải trí.

- Chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi: Thể hiện sự linh hoạt tuỳ theo tình huống, thời cơ mà lựa chọn, thay đổi cách thức hoặc phương hướng, phương tiện giao tiếp cho phù hợp. Nó cũng thể hiện khả năng thích nghi lẫn

nhau, nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau, vai trò tích cực của các chủ thể trong quá trình giao tiếp.

3. Các loại giao tiếp

- Căn cứ vào tính chất của giao tiếp:

+ Giao tiếp trực tiếp: là sự tiếp xúc trao đổi giữa chủ thể và khách thể giao tiếp được thực hiện trong cùng một khoảng thời gian và không gian nhất định. Có hai hình thức là đối thoại và độc thoại.

+ Giao tiếp gián tiếp: là sự giao tiếp được thực hiện thông qua các phương tiện trung gian như điện thoại, thư tín, sách báo, truyền hình, fax...

Trong hai loại giao tiếp trên thì giao tiếp trực tiếp thường phức tạp hơn nhưng lại sinh động và linh hoạt hơn.

- Căn cứ vào mục đích giao tiếp:

+ Giao tiếp chính thức: là giao tiếp giữa các cá nhân đại diện cho nhóm hoặc cho chính mình, hoặc giữa nhóm với nhóm được thực hiện theo các chuẩn mực xã hội. ở đây, nội dung thường được thông báo rõ, thể hiện ở các hình thức như hội họp, trao đổi, ký kết...

+ Giao tiếp không chính thức: là giao tiếp không mang tính hình thức, thường nhằm thoả mãn nhu cầu tiếp xúc giải trí nên mang tính thân mật gần gũi.

- Căn cứ theo thời gian, không gian, điều kiện giao tiếp có: giao tiếp gần gũi hàng ngày, giao tiếp thường kỳ, giao tiếp ngẫu nhiên...

4. Vai trò của tri giác xã hội với quá trình giao tiếp.

Tri giác xã hội là nhận thức, hiểu biết, đánh giá của chủ thể về các đối tượng. Đối tượng xã hội có thể là chính bản thân mình, người khác, nhóm xã hội.

Cơ chế giao tiếp xã hội được thực hiện qua quá trình tri giác xã hội.

Không có tri giác xã hội thì giao tiếp không có hiệu quả.

Các cơ chế của tri giác xã hội bao gồm:

- ấn tượng ban đầu: Là hình ảnh tổng thể trên cơ sở nhìn nhận đối tượng một cách toàn diện, cảm nhận mọi biểu hiện như: diện mạo, lời nói, cử chỉ, tác phong, ánh mắt, nụ cười, thái độ...

ấn tượng ban đầu được hình thành trên cơ sở các đặc điểm trung tâm (nét nổi bật), theo sơ đồ mẫu nhân cách có sẵn trong mỗi người, kết quả tri giác chi phối ấn tượng về người khác (tâm thế chủ thể).

ấn tượng ban đầu thường mang tính chủ quan, khó xác định, bị nhiều yếu tố tác động, khó xóa nhoà. Song nó ảnh hưởng lớn đến thái độ ứng xử tiếp đó của chủ thể và đối tượng.

- Quy gán xã hội (đánh giá đối tượng): Là một quá trình suy diễn nhân quả, hiểu hành động của người khác bằng cách tìm những nguyên nhân ổn định để giải thích cho hành động hay biến đổi riêng biệt.

- Quy gán xã hội tuân theo những nguyên tắc sau:

Tâm lý ngây thơ: Tìm cách khám phá nguyên nhân của hành vi để hiểu và dự đoán sự kiện sắp tới với mong muốn có thể biết được môi trường và sự vật xung quanh.

Suy diễn tương ứng: khi quan sát hành vi người khác luôn tìm cách suy diễn ý nghĩa của hành vi đó tương ứng với những gì ta thấy.

Suy diễn đồng biến: Lý giải hành động, sự việc là do chủ thể, do đối tượng hoặc do bối cảnh (quy về đồng thời nhiều nguyên nhân)

- Định kiến xã hội: Thái độ có sẵn về đối tượng giao tiếp, thường mang hàm ý xấu.

Trong hoàn cảnh chủ thể thiếu hụt thông tin, kinh nghiệm sống hạn chế nhưng lại muôn đưa ra kết luận thì định kiến xã hội sẽ rút ngắn thời gian nhận thức, đưa ra hình ảnh giản ước về đối tượng.

Các cơ chế: ấn tượng ban đầu, quy gán xã hội, định kiến xã hội làm cho tri giác xã hội đã mang tính chủ quan lại càng thiếu khách quan hơn. Cần nâng cao khả năng nhận biết lẫn nhau để ứng xử thích hợp trong những hoàn cảnh cụ thể.

5. Các kĩ năng giao tiếp

a. Kĩ năng định hướng trong giao tiếp: Là khả năng dựa vào sự biểu lộ bên ngoài để phán đoán chính xác những trạng thái bên trong của đối tượng giao tiếp.Kĩ năng này bao gồm:

- Kĩ năng đọc nội tâm dựa trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói. THông qua quan sát các trạng thái tâm lí được biểu lộ qua nét mặt, cử chỉ, ngữ điệu, lời nói để đánh giá chính xác, đầy đủ thái độ của người khác.

- Kĩ năng chuyển từ sự tri giác bên ngoài vào nhận biết bản chất nhân cách. Qua những biểu hiện bên ngoài đã tri giác được nhanh chóng chuyển vào phán đoán các trạng thái, đặc điểm tâm lí của người khác.

b. Kĩ năng nhận biết những dấu hiệu bên ngoài trong giao tiếp:

Kĩ năng này được thực hiện thông qua hai nhóm dấu hiệu sau:

- Nhóm dấu hiệu bên ngoài nhận biết bằng nhận thức cảm tính: chiều cao, dáng vẻ, đầu tóc, trang phục, lứa tuổi, giới tính...

- Nhóm dấu hiệu bên ngoài mang tính tổng quát: tính cách, cảm xúc tình cảm, đạo đức...

Nhận biết những dấu hiệu bên ngoài trong giao tiếp còn liên quan tới trực giác trong đánh giá đối tượng, trình độ, kinh nghiệm, vốn sống của chủ thể giao tiếp...

c. Kĩ năng định vị trong giao tiếp

Là khả năng biết xác định vị trí, không gian, thời gian trong giao tiếp, đặt mình vào vị trí đối tượng để cùng chia sẻ các trạng thái tâm lí, tạo điều kiện cho đối tượng chủ động giao tiếp.

d. Kĩ năng điều chỉnh, điều khiển trong giao tiếp

Là một kĩ năng hết sức phức tạp và sinh động, bao gồm nhiều thành phần tâm lí tham gia (nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử), phối hợp nhịp nhàng, hợp lí để điều chỉnh, điều khiển trong quá trình giao tiếp.

Biểu hiện: cử chỉ, điệu bộ hành vi phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, mục đích, nội dung, nhiệm vụ giao tiếp; biết phát hiện, biết lắng nghe, biết xử lí thông tin, điều khiển đối tượng theo ý mình; biết tự chủ, kiềm chế hành vi, cảm xúc; linh hoạt trong ứng xử.

e. Kĩ năng sử dụng phương tiện giao tiếp

Khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện giao tiếp (ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, kí hiệu, vật thể) để giải quyết các nhiệm vụ giao tiếp.

Đòi hỏi chủ thể phải thực sự làm chủ các phương tiện giao tiếp; liên tục rèn luyện, thực hành và có nhân cách mẫu mực.

Chương 8

Dư luận tập thể quân nhân

i. Khái quát chung về dư luận tập thể quân nhân 1.Khái niệm và vai trò của dư luận tập thể

Trong cuộc sống và hoạt động chung, do nhu cầu nhận thức, cảm xúc tình cảm, nhu cầu tự khẳng định của các thành viên trong tập thể quân nhân mà giữa họ thường có sự trao đổi, nhận xét, đánh giá, tỏ thái độ chung đối với các sự kiện, hiện tượng xảy ra liên quan đến nhu cầu của tập thể. Đây là dư luận tập thể quân nhân, một hiện tượng tâm lý xã hội điển hình trong tập thể.

Dư luận tập thể quân nhân là sự phán xét, đánh giá biểu thị thái độ chung của quân nhân đối với các sự kiện hiện tượng xảy ra có liên quan đến nhu cầu, lợi ích của đa số các thành viên trong tập thể.

Là một hiện tượng tâm lý xã hội trong tập thể, dư luận tập thể quân nhân chịu sự qui định của ý thức xã hội đồng thời dư luận tập thể còn phản ánh điều kiện sống, đặc điểm hoạt động, trình độ nhận thức, vốn sống, kinh nghiệm, xu hướng của cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị. Vì vậy, dư luận tập thể là một hình thức biểu hiện đặc thù của ý thức xã hội, ý thức tập thể, là sự kết hợp hữu cơ những yếu tố của hệ tư tưởng và tâm lý xã hội trong tập thể. Đó là sự kết hợp các quan điểm, thái độ của các quân nhân trong quá trình hoạt động chung. Dư luận tập thể không phải là tổng cộng đơn giản các ý kiến cá nhân mà là sự phán xét, đánh giá biểu thị thái độ chung (đồng tình hay phản đối, yêu ghét...) của tập thể quân nhân đối với các sự kiện xảy ra có quan hệ tới nhu cầu và lợi ích của họ.

Dư luận tập thể quân nhân là hiện tượng tâm lý xã hội có tính ý thức cao, phản ánh trí tuệ của tập thể, là chỉ số nói lên sự trưởng thành về xu hướng tư tưởng, chính trị đạo đức của tập thể quân nhân. Một tập thể quân nhân mạnh là tập thể phải có dư luận thống nhất, dám đấu tranh với những sai trái; nêu gương những biểu hiện tốt, sự phán xét đánh giá công khai, tự giác đúng đắn làm cho ý thức tập thể được giác ngộ thêm, các chuẩn mực đạo đức được củng cố, trình độ chính trị, tư tưởng được nâng cao.

Dư luận tập thể khi đã hình thành có khả năng cưỡng bức về mặt tâm lý đối với cá nhân và nhóm. Điều này thể hiện ở chỗ khi đã có dư luận, dù đúng hay sai đều có tác động, ảnh hưởng đến cá nhân hay tập thể; buộc họ (dù chưa thật tự giác) cũng phải thay đổi, điều chỉnh thái độ, hành vi theo yêu cầu của nó. Sự thay đổi có thể là chân thực hoặc chỉ là hình thức bề ngoài để đánh lừa tập thể trước “búa rìu” của dư luận.

Dư luận tập thể hình thành có thể nhanh hoặc chậm và lan truyền từ nhóm, tập thể này sang nhóm, tập thể khác nhưng sự biến đổi lại không linh hoạt. Sự biến đổi không linh hoạt thể hiện “tính ỳ”, bảo thủ của dư luận vẫn giữ nguyên những thái độ đánh giá với đối tượng trong khi sự kiện, hiện tượng đã thay đổi. Đặc điểm này của dư luận tập thể đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo chỉ huy bộ đội cần phải thận trọng trong tiếp nhận thông tin từ dư luận tập thể quân nhân.

Trong tập thể quân nhân, có dư luận tập thể chính thức và dư luận tập thể không chính thức. Dư luận tập thể chính thức là dư luận tự giác, được cán bộ lãnh đạo chỉ huy đơn vị định hướng, lan truyền, ủng hộ. Còn dư luận tập thể không chính thức được hình thành và lan truyền tự phát , không được sự định hướng, điều khiển của cán bộ lãnh đạo chỉ huy trong đơn vị.Dư luận không chính thức có khi xuất hiện từ những thông tin sai lệch về sự kiện hoặc tin đồn mà người cán bộ cần phải lưu ý.

Căn cứ vào tính chất, mức độ phù hợp với mục đích hoạt động chung, yêu cầu giáo dục trong tập thể quân nhân mà người ta chia thành hai loại dư luận tập thể tích cực và dư luận tập thể tiêu cực. Dư luận tập thể tích cực là dư luận phù hợp với mục đích chung nhằm phục vụ cho lợi ích tập thể, giáo dục con người quân nhân cách mạng và đạt trình độ thống nhất cao. Dư luận tập thể tiêu cực là dư luận không phù hợp với mục đích hoạt động chung của xã hội, quân đội; thiếu tính khách quan chân thực, kém thống nhất, trái với yêu cầu giáo dục xã hội chủ nghĩa.

Trong tập thể quân nhân, dư luận có vai trò to lớn thực hiện các chức năng đánh giá, định hướng, điều chỉnh, kích thích thúc đẩy đối với quân nhân và tập thể quân nhân.

- Trước hết, dư luận tập thể đánh giá các thành viên trong đơn vị. Trên cơ sở các chuẩn mực của xã hội, yêu cầu nhiệm vụ của quân đội và tập thể đặt ra mà dư luận tập thể kiểm tra, đánh giá thái độ, hành vi của mỗi quân nhân. Qua đó giúp cho người quân nhân hiểu rõ mình, tự khẳng định vai trò, vị trí của mình và điều chỉnh bản thân cho phù hợp với yêu cầu của xã hội, quân đội và tập thể.

- Dư luận tập thể còn định hướng, điều chỉnh thái độ, hành vi nhân cách của từng cán bộ, chiến sỹ cũng như cả đơn vị. Những dư luận tích cực có tác dụng hướng dẫn nhận thức, tình cảm và điều chỉnh hành vi cá nhân theo chuẩn mực của tập thể. Sức mạnh của dư luận tập thể có khi đạt tới mức bắt buộc mọi người phải tuân theo, kiểm tra lại mình, điều chỉnh thái độ, hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của nhóm và tập thể. Nếu là dư luận tiêu cực thì nó điều chỉnh hành vi của cán bộ, chiến sỹ theo hướng ngược lại, kìm hãm sự phát triển của nhân cách và tập thể làm giảm hiệu suất hoạt động của đơn vị.

Là một sức mạnh tinh thần to lớn, dư luận tập thể quân nhân còn có vai trò kích thích, thúc đẩy hoạt động của cá nhân và tập thể; kích thích các quá trình tâm lý xã hội trong tập thể đồng thời động viên, thúc đẩy hành động của quân nhân, mang lại luồng sinh khí mới mẻ cho đơn vị. Dư luận lành mạnh, tích cực sẽ cổ vũ và khích lệ quân nhân, làm tăng cường khối đoàn kết, củng cố mối quan hệ tích cực và kỷ luật, lôi cuốn mọi người vào các phong trào tập thể. Ngược lại, dư luận không lành mạnh, thiếu tính tư tưởng sẽ trở thành lực cản, mang lại bầu không khí tâm lý căng thẳng, tâm trạng bi quan, dễ sinh mất đoàn kết do sự hiểu lầm gây ra.

2. Sự hình thành dư luận tập thể quân nhân

Dư luận tập thể có quá trình nảy sinh, diễn biến và kết thúc. Tham gia vào quá trình hình thành dư luận trong tập thể có cả yếu tố tự phát và tự giác, tác động trực tiếp và gián tiếp của các nhân tố chính trị, kinh tế và tâm lý.

Mặc dù quá trình hình thành dư luận phức tạp nhưng nó diễn ra có tính qui luật. Nắm được tính qui luật của nó sẽ giúp người cán bộ định hướng, điều chỉnh, điều khiển dư luận trong đơn vị phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý, giáo dục bộ đội.

Trước hết, có thể thấy rằng dư luận trong tập thể hình thành và diễn biến thường trải qua ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Khi có một sự kiện, hiện tượng xảy ra có liên quan đến nhu cầu, lợi ích của tập thể, quân nhân sẽ trực tiếp phản ánh, có những cảm nhận, rung động và nhận xét, đánh giá riêng về sự kiện đó. Những hiểu biết, cảm xúc của mỗi người trước các sự kiện thường không giống nhau thậm chí có khi còn trái ngược nhau.

Giai đoạn 2: Diễn ra quá trình trao đổi giữa các quân nhân những cảm xúc, hiểu biết và ý kiến nhận xét, đánh giá về sự kiện, hiện tượng đó. Trong mối quan hệ và giao tiếp trong tập thể sẽ diễn ra cơ chế chuyển từ ý kiến cá nhân, ý thức cá nhân thành ý thức tập thể. Kể từ khi có sự trao đổi quan niệm, tranh luận là bắt đầu hình thành dư luận trong tập thể. Tuy nhiên, lúc này dư luận ban đầu còn chưa thống nhất, còn có những luồng ý kiến khác nhau, còn một số phân vân chưa tỏ rõ thái độ cụ thể, dứt khoát đối với sự kiện xảy ra.

Giai đoạn 3: Thông qua sự cọ sát, trao đổi, tranh luận các ý kiến khác nhau được thống nhất lại xung quanh một số quan điểm cơ bản, cuối cùng hình thành sự phán xét đánh giá, tỏ thái độ chung giống nhau đối với sợ kiện ấy.

Sự phân chia ra ba giai đoạn chỉ có tính chất tương đối. Trên thực tế, quá trình diễn biến của dư luận rất phức tạp: nó có thể âm ỉ, kéo dài ; có thể diễn ra nhanh chóng rồi kết thúc và các giai đoạn của nó đan xen, hoà nhập vào nhau.

Dư luận tập thể là một hình thức biểu hiện đặc thù của ý thức tập thể phản ánh điều kiện hoạt động của đơn vị cũng như các nhu cầu, lợi ích của quân nhân. Vì vậy có nhiều nhân tố chi phối, tham gia vào quá trình hình thành nó, trong đó đặc biệt lưu ý đến các nhân tố tâm lý xã hội dưới đây:

-Dư luận tập thể hình thành phụ thuộc rất lớn vào tính chất, ý nghĩa của sự kiện hiện tượng xảy ra trong đó lợi ích và tính công chúng là quan trọng nhất. Nếu sự kiện xảy ra quan trọng, liên quan đến nhu cầu, lợi ích thiết thân của đa số các thành viên thì dư luận sẽ hình thành nhanh chóng. Ngược lại sự kiện bình thường, liên quan ít hoặc không liên hệ gì đến lợi ích của các thành viên thì dư luận hình thành chậm chạp hoặc không xuất hiện dư luận.

Một phần của tài liệu giáo trình tâm lý học xã hội (Trang 95 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w