Chương 9 TÂM TRạNG TậP THể QUÂN NHÂN
II. Những biện pháp gây dựng và nâng cao uy tín của sĩ quan quân đội
1. Luôn có chí tiến thủ trong quá trình phục vụ quân đội.
Lãnh đạo quản lý bộ đội là một yêu cầu khách quan. Đảng, nhà nước, quân đội đào tạo ra đội ngũ sĩ quan chính là để đáp ứng yêu cầu đó. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Học để làm người, học để làm cán bộ”
Uy tín là sự ảnh hưởng tác động tâm lý tới người khác. Do đó trong uy tín cá nhân thì mặt quyền uy rất quan trọng. Bởi vì quyền uy được xác lập bởi các quy chế hoạt động của tổ chức, bởi ảnh hưởng của tổ chức đó tới xã hội và tới cá nhân.
Mỗi sĩ quan khi ra trường đã được giao một cương vị với những quyền hạn và quyền lực nhất định. Những quyền hạn và quyền lực ấy sẽ thay đổi và theo quy luật chung là người sĩ quan đó sẽ ngày càng có quyền hạn cao hơn, trách nhiệm lớn hơn trước Đảng và quân đội.
Tốc độ và mức độ thay đổi vị trí xã hội phụ thuộc rất lớn vào chí tiến thủ của mỗi cá nhân. Đó là một động lực mạnh mẽ giúp mỗi người nuôi dưỡng khát vọng và kiên trì vươn tới nắm lấy quyền hành lãnh đạo chỉ huy bộ đội để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, châm ngôn có câu “trong ba lô của mỗi người lính binh nhì đều có một ước mơ thống chế”.
Những sĩ quan giảm chí tiến thủ và không còn chí tiến thủ thường co mình, muốn sự yên bình phẳng lặng theo chiều hướng tiêu cực. Đó là những sĩ quan ít vươn tới cái mới, ngại cải tiến công việc và dĩ nhiên uy tín sẽ giảm sút trước một cuộc sống đầy biến động.
Tuy nhiên, từ bản chất xã hội của uy tín, của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam đòi hỏi mỗi người cần nhận thức rõ ràng, không được lấy quyền uy làm mục đích, cần đoạn tuyệt với sự tham vọng quyền lực cá nhân. Cần coi đó chỉ là phương tiện, là điều kiện để cống hiến, để tổ chức bộ đội thực hiện mục tiêu lãnh đạo quản lý.
2. Ra sức tu dưỡng rèn luyện mọi mặt để ngày càng hoàn thiện hơn về nhân cách của người lãnh đạo quản lý
Uy tín là cái không thể “xin và cho”, tổ chức chỉ tạo ra các điều kiện để người sĩ quan gây dựng uy tín của mình và đồng thời có các yêu cầu về phẩm chất cũng như năng lực mà người sĩ quan phải phấn đấu.
Muốn có uy tín mỗi người phải tự học tập tu dưỡng, tích luỹ tri thức, kinh nghiệm, vốn sống, nâng cao năng lực mọi mặt để được đồng nghiệp và quần chúng thừa nhận, tin theo. Trong đó biết sống và làm việc với con người là một trong những phẩm chất đặc trưng của người lãnh đạo quản lý. Đó là sự nghiêm khắc với bản thân, độ lượng với người khác, phấn đấu rèn luyện suốt đời của mọi sĩ quan, bất luận ở cương vị nào, cương vị càng cao thì phẩm chất này ngày càng quan trọng. Đó là con đường “Hữu xạ tự nhiên hương”.
Trong quá trình gây dựng và nâng cao uy tín phải đề cao tính tự chủ, tự kiềm chế, tự điều chỉnh và tự phê bình. Khi có biểu hiện giảm sút uy tín thì biện pháp khắc phục nhanh chóng nhất là tự phê bình nghiêm túc, có các yêu cầu sửa chữa cụ thể để được mọi người thừa nhận. Các hoạt động bao che khuyết điểm, thanh minh lỗi lầm đều có kết quả ngược lại. Tập thể bao giờ cũng bao dung đối với những sĩ quan khiêm nhường, giản dị, biết rõ yếu điểm của mình để cố gắng sửa chữa hoàn thiện bản thân.
Để có uy tín trong tập thể quân nhân thì sự trong sáng về đạo đức, lối sống cũng như sinh hoạt có vai trò cực kì quan trọng. Trong xã hội hiện đại và phức tạp như hiện nay thì những vi phạm về đạo đức lối sống bao giờ cũng là nguyên nhân rất nhạy cảm dễ làm giảm sút và mất uy tín người sĩ quan và có thể nói đó là căn nguyên vô hình làm “xói mòn” uy tín người cán bộ.
Quá trình gây dựng và nâng cao uy tín người sĩ quan cần tạo dựng cho mình một phong cách lãnh đạo quản lý thích hợp để tạo nên cái riêng của mình. Bởi vì lãnh đạo quản lý là một nghệ thuật tuy phải tuân thủ các nguyên tắc của Đảng mà trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ và các yều cầu cơ bản của mỗi loại cán bộ. Nhưng trong cuộc sống thực tiễn, sự vận dụng các yêu cầu ấy lại vô cùng linh hoạt.
Phong cách giúp người sĩ quan thích ứng với môi trường sống và hoạt động. Thực tiễn chứng minh rằng, những cán bộ sĩ quan rập khuôn máy móc không bao giờ có uy tín cao trước quần chúng. Phong cách lãnh đạo quản lý thích hợp và có hiệu quả cao, dễ chiếm lĩnh được uy tín với tập thể đó là phong cách dân chủ hoặc theo nguyên tắc tâp trung dân chủ.
3. Xác lập tốt các mối quan hệ và giao tiếp trong tập thể
uy tín của mỗi người sĩ quan là sự phản ánh tính chất của mối quan hệ qua lại. Do đó người sĩ quan có uy tín đến mức độ nào phụ thuộc một cách tất yếu vào năng lực xác lập mối quan hệ của anh ta trong tập thể. Trong quân đội ta, những mối quan hệ qua lại dựa trên tư tưởng Mác - Lênin, trên những nguyên tắc của quân đội nhân dân Việt Nam và truyền thống của dân tộc. Đó là sự thống nhất về quyền lợi và mục đích của mọi cán bộ, chiến sĩ. Đó là những mối quan hệ của sự tôn trọng, tin cậy, đoàn kết trên tinh thần đồng chí, giúp đỡ lẫn nhau lúc thường cũng như lúc chiến đấu, thi hành một cách nhanh chóng và chính xác mệnh lệnh của cấp trên.
Người sĩ quan có vai trò hàng đầu trong việc xác lập mối quan hệ qua lại, uy tín của bản thân cũng được hình thành và phát triển trong quá trình ấy.
Điều kiện trước tiên để xác lập mối quan hệ với người khác đó là sự tin cậy và quí trọng con người. Sự tin cậy và quí trọng ấy có ảnh hưởng đến việc tự đánh giá và lòng tự trọng của người khác. Khi không có điều kiện ấy thì không có uy tín được.
Trong quan hệ với cấp dưới thì thái độ lịch thiệp, hoà nhã có vai trò rất lớn. Trái với thái độ ấy là sự thô bạo sẽ gây lên tình trạng phản đối ngấm ngầm của cấp dưới. Tuy nhiên thái độ hoà nhã lịch thiệp chỉ đạt được mục đích khi nào nó biểu hiện một cách tự nhiên ra bên ngoài tính chất có văn hoá, sự quan tâm quí trọng và yêu mến cấp dưới.
Sự giản dị khiêm nhường và tự nhiên trong hành vi của người sĩ quan có ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ qua lại. Nhưng đồng thời khi cần thiết lại phải chứng tỏ vị trí của người chỉ huy lãnh đạo. Sự khiêm nhường giản dị không thể dẫn tới sự hèn nhát, e ngại, thiếu cương quyết trong giải quyết công việc.
Trong quan hệ với mọi người, mỗi sĩ quan không được định kiến với người khác, nhất là với cấp dưới. Cả định kiến tốt và định kiến xấu đều dẫn
đến sự đánh giá thiếu khách quan, kết quả là đánh giá cấp dưới quá thấp hoặc quá cao.
Thật khó đánh giá hết ý nghĩa của những mối quan hệ qua lại đúng đắn giữa người sĩ quan với đồng nghiệp và với cấp đưới. Nó không chỉ phản ánh sự thống nhất về mục đích và nhiệm vụ mà còn được biểu hiện ở sự tín nhiệm, kính trọng lẫn nhau, bảo đảm sự ủng hộ giúp đỡ nhau để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.
4. Thường xuyên cảnh giác với uy tín “thiên về mệnh lệnh”, hoặc
“thiên về tự do thoải mái”. Đoạn tuyệt với con đường xây dựng uy tín giả hiệu.
Thực tiễn cuộc sống quân ngũ chỉ rõ rằng, có một số sĩ quan có được uy tín là do quá “thiên về mệnh lệnh”, hoặc ngược lại quá “thiên về tự do thoải mái”. Đây là một dạng uy tín, nhưng không hoàn toàn là “uy tín thực sự”.
Những sĩ quan thiên về mệnh lệnh, ngoài những nét căn bản của uy tín thực sự thì ở họ lại quá tự tin, đánh giá thấp vai trò của những người xung quanh. Một mặt, có cố gắng tham khảo ý kiến của tập thể, nhưng khi quyết định lại chỉ dựa vào kinh nghiệm và quyền lực cá nhân. Các quyết định của họ mang đậm màu sắc ý chí luận.
Ngược lại, những sĩ quan thiên về tự do thoải mái thường đánh giá quá cao vai trò của quần chúng, thiếu tự tin trong hành động. Các quyết định của họ mang đậm màu sắc “theo đuôi” để vừa lòng mọi người.
Cá biệt trong quân đội, có một vài sĩ quan, nhất là trong số các sĩ quan trẻ do chưa có kinh nghiệm trong việc lãnh đạo quản lý con người, nên đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng chạy theo con đường gây dựng một thứ uy tín giả hiệu như: Dựa vào sự trấn áp, dựa trên cơ sở xa cách, lý luận suông, giả dân chủ, v.v
Gây dựng và nâng cao uy tín trước đồng nghiệp và các cán bộ chiến sĩ thuộc quyền là yêu cầu thường xuyên đối với mỗi sĩ quan quân đội. Trên con đường đầy gian nan và thử thách ấy, mỗi sĩ quan cần phải nắm bản chất xã hội của uy tín của người sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, và trực tiếp nhất là hiểu rõ những nhân tố tạo thành uy tín cá nhân. Biết kết hợp một cách hợp lý nhất giữa những nhân tố khách quan và chủ quan, giữa sự giúp đỡ tạo điều kiện của tổ chức với sự rèn luyện của bản thân, trong đó lấy tự tu dưỡng rèn luyện là con đường chủ yếu.
Chương 11