CHƯƠNG 3: TÍN NGƯỠNG THẦN ĐẠO Ở NHẬT BẢN NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỚI TÍN NGƯỠNG THÀNH HOÀNG Ở VIỆT NAM 3.1. Nguồn gốc Thành hoàng
3.5. Những sự khác biệt
Ngoài những điểm tương đồng vừa nêu thì giữa tín ngưỡng Shinto và tín ngưỡng Thành hoàng cũng có những điểm khác biệt.
Trước hết về mặt tinh thần, ở Việt Nam con cháu các lãnh chúa không thể tôn vinh cha mẹ mình lên làm Thành hoàng của làng. Các nhà nước quân chủ Việt Nam và Nhật Bản đều rất quan tâm tới hai tín ngưỡng này nhưng ở Việt Nam tín ngưỡng Thành hoàng không được đồng nhất với quyền lực triều đình. Thành hoàng được nhà nước quản lý về mặt tinh thần: ban cấp lý lịch, sắc phong..., song vẫn là vị thần của các làng quê.
Trong các triều đình của nền quân chủ Việt Nam không bao giờ có hệ thống Thành hoàng hoàng gia, mặc dầu nhiều ông vua đã được phong làm Thành hoàng ở các làng quê. Trong lịch sử phát triển của mình, nếu Shinto đã từng có quan hệ mật thiết với Phật giáo và các tôn giáo khác thì tín ngưỡng Thành hoàng ở Việt Nam không xác lập mối quan hệ nào với các tôn giáo khác ngoại trừ một số ít Thành hoàng là Khổng Tử, Lão Đam...
Do tính chất có phần biệt lập của làng xã Việt Nam và mối quan tâm không “mật thiết” lắm của triều đình nên Thành hoàng đã không xác lập được một tổ chức thống nhất, không có hệ thống triết học, các chuẩn mực đạo đức riêng của mình, không có giáo sĩ và giáo đoàn như ở Nhật Bản.
Cho đến nay thì Thành hoàng vẫn là vị thần của một làng mà thôi.
Về việc viếng thần: tín đồ Thần đạo phải thực hiện nghi thức tẩy uế trước khi vào viếng thần, sau đó bỏ tiền vào thùng phúng điếu rồi cầu nguyện. Trong khi viếng thần Thành hoàng thì không cần thực hiện những nghi thức này.
Về mặt chức năng: thần xã mang nặng ý nghĩa tôn giáo đơn thuần – nơi thờ thần, ngược lại ngôi đình đảm nhận một vai trò to lớn hơn – nó không chỉ đóng vai trò trung tâm tôn giáo (tín ngưỡng), văn hóa mà còn là trung tâm chính trị và xã hội của làng quê.
Việc cai quản các đền miếu Shinto do tổ chức các giáo sĩ mang tính chuyên nghiệp đảm nhiệm. Còn quản lý đình làng do một người được dân làng bầu ra, trông coi việc đèn hương. Ông ta vẫn có thể ở nhà của mình trong làng. Tại đình không có nơi cư trú cho bất kỳ ai trong làng.
Về phương diện kiến trúc, đình làng dù thờ một hay nhiều vị thần cũng chỉ có một gian cung cấm (Honden của thần xã), còn một số đền miếu Shinto người ta có thể xây dựng nhiều cung như đền Kasuga – Taisha là một ví dụ điển hình. Phong cách kiến trúc của các đền miếu Shinto ảnh hưởng phong cách kiến trúc Trung Hoa, hoàn toàn khác với kiến trúc đình làng đã trình bày như sau: sự có mặt của đấu củng, sự thay đổi của kết cấu chịu lực – từ cái kèo chuyển sang con giường, các thành phần kiến trúc được sơn vẽ v.v... Kiến trúc đình làng ít chịu ảnh hưởng của kiến trúc ngoại hơn. Song, có một sự khác biệt quan trọng cần nhấn mạnh là kiến trúc Shinto không sử dụng các hình điêu khắc trang trí lấy chủ đề từ khung cảnh sinh hoạt của người lao động, ngược lại kiến trúc đình làng Việt Nam lại lấy đó như là một đặc điểm đáng tự hào nhất của mình.
BẢNG SO SÁNH SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA TÍN NGƯỠNG THẦN ĐẠO VÀ THÀNH HOÀNG
Nội dung Giống nhau Khác nhau
Thần đạo Thành hoàng - Nguồn gốc
- Mục đích việc thờ các vị thần tự nhiên
- Thờ đa thần
-Vai trò của nơi thờ thần
- Lễ hội
Xuất phát từ tục sùng bái các hiện tượng tự nhiên như: mây, mưa, giông bão, mặt trời v.v…
Mong thần linh che chở, phù hộ, mang lại mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa v.v…
Dành niềm tôn kính cho tất cả các vị thần, không kể tà thần và hung thần.
Vừa là nơi tế lễ, vừa là nơi tổ chức lễ hội, nơi tụ tập cộng đồng.
Mục đích: làm vui lòng thần và tạ ơn thần đã phù hộ. Kiệu thần: được sơn thếp lộng lẫy. Trong kiệu là biểu tượng của thần.
Những người khiêng kiệu đều được tuyển chọn kỹ lưỡng.
Con cháu các lãnh chúa có thể tôn vinh cha mẹ mình lên làm thần.
Thần đạo từng được đồng nhất với quyền lực triều đình.
Có hệ thống Thần đạo Hoàng gia.
Từng bị ảnh hưởng bởi Phật giáo và các tôn giáo khác.
Tổ chức thống nhất, có các giáo sĩ và giáo đoàn chuyên nghiệp.
Con cháu không thể tôn vinh cha mẹ mình làm Thành hoàng.
Không có quan hệ mật thiết với quyên lực triều đình.
Không có hệ thống Thành hoàng hoàng gia.
Không có quan hệ với các tôn giáo khác.
Không có các giáo sĩ và giáo đoàn chuyên nghiệp.
- Ý nghĩa việc rước thần
- Kiến trúc
Cho dân chúng được nghênh đón thần để bày tỏ sự tôn kính của mình.
Các thần xã và ngôi đình cổ nhất có mặt bằng hình chữ nhất.
Điện thờ đều được chia làm hai phần: phần dành cho nghi lễ hội họp, phần dành cho nơi ở của thần linh.
Trong khuôn viên đình làng và thần xã thường có cây thiêng như: cây đa, cây thông, tùng...
Hầu như các thành phần kiến trúc đều không được sơn vẽ, vẫn giữ được vẻ mộc mạc của cây rừng.
Thần xã mang nặng ý nghĩa tín ngưỡng, tôn giáo đơn thuần.
Phải thực hiện một vài nghi thức trước khi vào đền như:
tẩy uế, bỏ tiền phúng điếu rồi cầu nguyện, viết điều ước lên thẻ gỗ…
Trong đền thường có tượng thú bằng đá như: tượng chó, sư tử… và có những quẻ xăm đoán vận mệnh.
Việc cai quản đền thần do các giáo sĩ chuyên nghiệp đảm nhận.
Có một số đền có nhiều gian cung cấm nếu thờ nhiều thần
Ngôi đình có vai trò to lớn hơn: là trung tâm tín ngưỡng, văn hóa và trung tâm chính trị xã hội của làng quê.
Không cần thực hiện nghi thức tẩy uế.
Trong đình miền Bắc thường không có tượng thú.
Do một người được dân làng bầu ra trông coi việc đèn hương.
Dù thờ một hay nhiều thần cũng chỉ có một gian
khác nhau.
Không sử dụng các điêu khắc trang trí với chủ đề khung cảnh sinh hoạt của người lao động.
Trong bái điện có trưng bày các sản phẩm của nền nông nghiệp lúa nước như: gạo, ngũ cốc v.v...
cung cấm.
Sử dụng nhiều điêu khắc trang trí với chủ đề lao động và xem đó là niềm tự hào.
Trong bái điện không trưng bày các sản phẩm nông nghiệp.