Tổng quan thực tiễn về xây dựng chiến lược kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất xi măng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn giai đoạn 2015 2020 (Trang 35 - 40)

Chương 1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHIẾN LƯỢC

1.2. Tổng quan thực tiễn về xây dựng chiến lược kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất xi măng

1.2.1. Một số đặc điểm của ngành sản xuất xi măng có ảnh hưởng tới xây dựng chiến lược kinh doanh

1.2.1.1. Đặc điểm của ngành xi măng

Ngành chiến lược, Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành sớm nhất ở nước ta (cùng với các ngành than, dệt, đường sắt). Trong những năm qua ngành xi măng đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, trung bình từ 10% - 12% GDP. Vì thế Chính phủ xác định Xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế.

Gây ô nhiễm môi trường, Do đặc điểm của ngành sản xuất xi măng thải ra các nguồn gây ô nhiễm không khí như trạm đập đá, nhà sấy than và đất sét, nhà nghiền

S W O T

Điểm mạnh Điểm yếu

Cơ hội Thách thức

Hữu ích Bất lợi

Bên ng o ài N ộ i b ộ

phối liệu, nhà lò nung, nhà nghiền xi măng, phương tiện đi lại….và các chất thải phát sinh từ các nguồn gây ô nhiễm này là bụi, khí SO2, khí CO, HC và một số khí khác. Do vậy tính chất của ngành sản xuất có tác động nhiều đến môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường làm việc.

Tài sản cố định rất lớn, đòn bảy cao, do yếu tố đầu tư vào máy móc thiết bị ban đầu của ngành là rất lớn (chiếm trên 70% cơ cấu tài sản), thời gian thu hồi vốn lâu, chi phí khâu hao từ tài sản là cao, nên rất dễ nhạy cảm với các biến động suy giảm sức mua của nền kinh tế. Mặt khác phần lớn các tài sản cố định của ngành được hình thành từ vốn vay, do vậy lại rất nhạy cảm với các biến động của lãi suất trong một thời gian kéo dài. Nguồn cung đối với xi măng cũng được xác định theo cơ cấu phí tổn của ngành. Nhìn chung, trong ngành công nghiệp xi măng, chi phí trung bình đang giảm đáng kể cùng với việc tận dụng ngày càng nhiều công suất đã lắp đặt. Theo nguyên tắc kinh nghiệm, thì hiệu quả kinh tế quy mô lớn trong ngành này không chỉ mang tính tương đối mà còn mang tính tuyệt đối đặc biệt là đối với các nhà máy nhỏ so với các nhà máy lớn. Đây là điều đặc biệt thú vị khi việc tận dụng công suất đang giảm đi do sự biến động của thị trường. Nói một cách khác, các nhà máy nhỏ đang phải đối mặt với tình trạng tăng nhiều hơn các khoản chi phí trung bình so với các nhà máy lớn và kết quả là phải sản xuất với công suất cao hơn nhiều.

Sản phẩm mang tính đặc thù, Xi măng nhìn chung được biết đến là một loại sản phẩm đồng nhất được sản xuất đại trà cho dù có một số loại xi măng khác nhau.

Kể cả trong cùng một loại xi măng cụ thể, các đặc tính có thể thay đổi tùy thuộc theo các nhà sản xuất, dẫn đến sự khác nhau về cường độ chịu nén, nhiệt thủy hóa và các thông số khác.

Phân bổ của ngành xi măng khá rải rác do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu.

Tại Việt Nam, đá vôi - nguyên liệu chính để sản xuất ra xi măng - có trữ lượng khá dồi dào tạo điều kiện cho ngành công nghiệp xi măng phát triển. Lợi thế về trữ lượng đá vôi lớn tạo điều kiện cho ngành công nghiệp xi măng phát triển. Với tổng cộng khoảng 190 mỏ đá vôi, trữ lượng về nguồn nguyên liệu có khả năng sản xuất ra khoảng 22 tỷ tấn xi măng. Tuy vậy, các mỏ đá vôi phân bổ khá rải rác và khác

nhau về quy mô nên điều này cũng ảnh hưởng đến phân bổ của ngành xi măng, theo đó các nhà máy xi măng lớn tập trung nhiều ở miền Bắc và các tỉnh cực Nam.

1.2.1.2. Những ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh

Do đặc thù của ngành xi măng do vậy chúng ta cần xem xét một số ảnh hưởng tới việc xây dựng chiến lược kinh doanh của ngành như sau:

- Tính đồng nhất của sản phẩm khiến cho chiến lược khác biệt hóa là ít có ý nghĩa

Do đầu tư ban đầu lớn, chi phí cao dẫn tới việc theo đuổi hiệu quả kinh tế theo quy mô là tất yếu, những chiến lược liên quan đến cắt giảm chi phí, mở rộng thị trường, liên kết sẽ được xem xét mạnh mẽ.

Trong phân tích môi trường kinh doanh cần dự tính các tác động đến môi trường sống, môi trường làm việc và ảnh hưởng đến cộng đồng

Việc dự tính các yếu tố đầu vào là vô cùng quan trọng và phải được dự tính cẩn trọng và dài hạn.

Các yếu tố cạnh tranh trong ngành sẽ cao, rào cản gia nhập là lớn …dẫn tới các chiên lược liên hết theo chiều dọc sẽ được gợi ý khá nhiều.

Nhu cầu tiêu thụ bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế, do vậy việc dự báo trước diễn biến nền kinh tế là vô cùng quan trọng; đồng thời việc linh hoạt về giá sẽ có ý nghĩa lớn.

1.2.2. Kinh nghiệm xây dựng chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng

1.2.2.1. Kinh nghiệm chiến lược của công ty Cemex

Công ty Cemex là một trong những công ty sán xuất xi măng tại Mexico, trong những năm vừa qua công ty luôn dẫn đầu về thị phần sản xuất kinh doanh xi măng của mình. Chiến lược mà công ty lựa chọn đó là chiến lược tạo sự khác biệt.

Quan điểm chiến lược của công ty là mọi chiến lược thành công đều liên quan đến việc tạo sự khác biệt, ngay cả chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp. “Chúng tôi có thể đưa quý vị bay đến Genoa nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh”, “Hàng của chúng tôi không thể bán rẻ hơn được nữa”,… Nhưng với hầu hết công ty, sự khác biệt được

thể hiện theo cách mà khách hàng đánh giá cao. Xi măng vốn là một sản phẩm rất thông thường, không có gì đặc biệt. Tuy nhiên, công ty Cemex tại Mexico - nhà cung cấp lớn thứ ba thế giới - đã phát triển khả năng giao hàng nhanh chóng và tin cậy khiến sản phẩm của họ trở nên khác biệt rõ ràng so với các sản phẩm của nhiều đối thủ cạnh tranh. Cemex đã có được quyền lực công nghiệp mạnh mẽ trong nhiều thị trường vì họ đã chấp nhận chiến lược sản xuất và chiến lược hậu cần công nghệ cao nhằm giao hàng đúng hẹn đến 98% thời gian, so với 34% của hầu hết các đối thủ cạnh tranh. Trong lĩnh vực xây dựng, vốn luôn hoạt động theo quy trình chặt chẽ, việc giao hàng đúng hẹn được đánh giá rất cao, đặc biệt là khi việc giao hàng trễ đồng nghĩa với việc công nhân không có việc làm nhưng vẫn phải trả lương.

Trong trường hợp này, uy tín cao đã tạo nên sự khác biệt hiệu quả cho một sản phẩm bình thường. Bạn có thể đạt được điều tương tự bằng cách cung cấp cho khách hàng dịch vụ hỗ trợ hoàn hảo.

1.2.2.2. Chiến lược của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn

Ngay từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta còn rất ác liệt, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương xây dựng nhà máy xi măng hiện đại công xuất lớn để chuẩn bị cho công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước sau chiến tranh. Từ năm 1968 đoàn Địa chất 306 đã được giao nhiệm vụ khảo sát địa chất tại khu vực Bỉm sơn để chuẩn bị xây dựng nhà máy. Sau giải phóng miền Nam thống nhất tổ Quốc được sự giúp đỡ của nhân dân Liên xô ngày 3/2/1976 công trình xây dựng nhà máy Xi măng Bỉm sơn chính thức được khởi công thi công.

Mặc dù tình hình kinh tế có nhiều biến động, nhưng Công ty xác định, đây chính là cơ hội để tiếp tục khẳng định thương hiệu. Đạt được kết quả cao là do Xi măng Bỉm Sơn đã làm chủ được công nghệ, thiết bị, nêu cao tinh thần chủ động sáng tạo của tập thể CBCNVC. Bên cạnh đó, các giải pháp về thúc đẩy sản xuất kinh doanh cũng được điều hành linh hoạt và hợp lý. Công ty luôn phát huy tối đa năng suất và hệ số sử dụng thời gian thiết bị, đảm bảo ổn định chất lượng xi măng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng. Song song với việc đẩy mạnh sản xuất, công tác thị trường, tiêu thụ sản phẩm, cũng được đặt

lên hàng đầu và coi đó là sự sống còn của Công ty. Vì vậy, Công ty luôn củng cố và giữ vững các địa bàn truyền thống, đồng thời mở rộng địa bàn miền Trung và Tây Nguyên, tập trung khu vực có lợi nhuận cao. Đặc biệt, nắm bắt chính xác thông tin về cung và cầu xi măng trên thị trường để lên kế hoạch sản xuất, phân tích kỹ những tồn tại để đưa ra các giải pháp điều hành linh hoạt, kích thích sản xuất, tiêu thụ tối đa sản phẩm...

“Phát triển bền vững” là kim chỉ nam xuyên suốt trong quá trình phát triển của Xi măng Bỉm Sơn. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua Xi măng Bỉm Sơn chú trọng công tác đầu tư chiều sâu, nâng cấp cải tạo dây chuyền công nghệ ướt sang khô, cải tạo hệ thống thiết bị lò nung, đầu tư xây dựng dây chuyền mới công suất 2 triệu tấn xi măng/năm, 5 nghìn tấn clinke/ngày đêm, với tổng vốn đầu tư trên 4.000 tỷ đồng.

Sau khi hoàn thành sẽ nâng công suất của Công ty lên 3,2 triệu tấn xi măng/năm.

Hiện nay, công trình đang được triển khai thi công đồng bộ. Tổng giá trị đầu tư xây dựng dự án đến hết tháng 3-2009 đạt hơn 4.297 tỷ đồng, bằng 83,5% tổng mức đầu tư mà Công ty đang xin điều chỉnh. Công ty đã tổ chức nghiệm thu dây chuyền đóng bao số 2 và dự kiến đầu tháng 4 sẽ đưa vào vận hành. Từ tháng 4 đến tháng 9 sẽ tổ chức nghiệm thu công đoạn nghiền xi măng, để đưa vào vận hành.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm về xây dựng chiến lược với Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn

Bài học thứ nhất là: Biết tận dụng và phát huy thế mạnh của Công ty để phát triển và chiếm lĩnh thị trường Xi măng, từng bước tiếp cận thị trường quốc tế, sử dụng tối đa sức mạnh của thương hiệu lớn để phát triển kinh doanh các sản phẩm cho các dự án xây dựng lớn, đồng thời phát triển hệ thống bán lẻ.

Bài học thứ hai là: Luôn coi trọng công tác quản lý, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý và biết vận dụng linh hoạt các chính sách quản lý phù hợp với diễn biến của thị trường trong từng giai đoạn, tận dụng triệt để thời cơ mà thị trường mang đến (kể cả trong bối cảnh thị trường suy giảm). Công tác quản lý phải luôn được chú trọng, đặc biệt trong giai đoạn thành lập mới đơn vị thành viên hoặc mới triển khai hoạt động kinh doanh. Thường xuyên tăng cường

công tác kiểm tra giám sát để phát hiện kịp thời và tháo gỡ các khó khăn cho các đơn vị nhằm hạn chế các tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Bài học thứ ba là: Công tác đào tạo và luân chuyển cán bộ cần được thực hiện thường xuyên để hạn chế những tồn tại mang tính hệ thống ở các đơn vị thành viên, đồng thời phân công, bố trí công việc cho các cán bộ theo đúng năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng tối đa yêu cầu công việc và sự phát triển chung của Công ty.

Bài học thứ tư là: Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tài chính của công ty.

Công tác tài chính phải được theo dõi, giám sát thường xuyên nhằm đảm bảo nguồn vốn, duy trì khả năng thanh toán và đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.

Bài học thứ năm là: Biết kế thừa thành quả và phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước, xây dựng khối đoàn kết trong cả công ty, tất cả vì sự phát triển chung của công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn giai đoạn 2015 2020 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)