Quan điểm và định hướng chung cho việc hoàn thiện chiến lược kinh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn giai đoạn 2015 2020 (Trang 76 - 79)

Chương 3. HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

3.1. Quan điểm và định hướng chung cho việc hoàn thiện chiến lược kinh

3.1.1. Dự báo thị trường Xi măng đến năm 2020

Kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi và có mức tăng trưởng khá, mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong giai đoạn 2013  2025 dự kiến đạt từ 5 đến 7%, tốc độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đô thị hóa tăng cao cùng với một số dự báo về các yếu tố tác động đến tăng trưởng của ngành xi măng như:

Theo quyết định 1488/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ và văn bản điều chỉnh quy hoạch 485/TTg-KTN, trong giai đoạn 2013-2020 dự kiến sẽ có thêm 36 dự án xi măng đi vào hoạt động, với tổng công suất tăng thêm là 56,940 triệu tấn, nâng tổng công suất thiết kế toàn ngành đạt 126,420 triệu tấn vào năm 2020 trong khi nhu cầu cả nước chỉ khoảng 93-95 triệu tấn, tương đương các nhà máy chỉ hoạt động với xấp xỉ 73% công suất. Trường hợp các dự án được đầu tư đúng tiến độ và đúng công suất theo quyết định 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011 và cho thấy mỗi năm dư thừa khoảng 20 triệu tấn xi măng chưa tính đến xuất khẩu, và đến năm 2020 con số này là khoảng 35 triệu tấn, tương ứng từ năm 2012÷2015 tăng bình quân ≈ 6%/năm, đến năm 2020 tăng 81,9% so với năm 2012. Để thúc đẩy ngành công nghiệp xi măng phát triển theo đúng lộ trình tại quy hoạch 1488, Chính phủ đang xúc tiến một số giải pháp chiến lược cho ngành xi măng như sau:

- Xem xét giãn tiến độ một số dự án sản xuất xi măng công suất lò nhỏ, lò đứng. Ngày 03/4/2013 Thủ tướng chính phủ đã có văn bản Số 485/TTg-KTN rà soát, điều chỉnh tiến độ các dự án xi măng theo quy hoạch đã điều chỉnh.

- Khuyến khích đầu tư xây dựng đường bê tông xi măng cho các dự án đường cao tốc, tỉnh lộ, giao thông nông thôn thay cho đường nhựa.

+ Theo quyết định số 865/QĐ-TTg ngày 10/7/2008 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng duyên hải Bắc bộ đến năm 2025 tầm nhìn 2050 có hơn 25 dự án xây dựng, cải tạo đường cao tốc, tỉnh lộ và giao thông nông thôn.

+ Theo quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 05/5/2008 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2050 có hơn 20 dự án xây dựng, cải tạo đường cao tốc, tỉnh lộ và giao thông nông thôn.

- Định hướng và xây dựng chính sách xuất khẩu xi măng.

- Dự báo về vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2012  2025.

- Theo mức tiêu thụ bình quân đầu người.

Trên cơ sở các yếu tố về phát triển kinh tế xã hội và các kết quả tính toán, dự báo nhu cầu xi măng ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2025 như sau:

Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu xi măng đến 2020 (triệu tấn)

Năm Theo quy hoạch Các phương pháp tính toán nhu cầu xi măng P/án 1 P/án 2 P/ án tổng hợp

2015 59,5 - 65,5 79,7 87,6 79,7 - 87,6

2020 68,0 - 70,0 101,7 111,8 101,7 - 111,8

(Nguồn: Dự báo của Bộ Xây dựng) Theo chiến lược phát triển của Vicem, có 02 kịch bản về tăng trưởng cho ngành xi măng Việt Nam gồm:

1. Tăng trưởng theo kịch bản thứ nhất sẽ là 9%, phù hợp với quy hoạch tại quyết định 1488/QĐ-TTg.

2. Tăng trưởng theo kịch bản thứ 2 sẽ là 5÷7%/năm.

Vicem Bút Sơn căn cứ theo xu hướng tăng trưởng lượng tiêu thụ từ năm 2010 và thực tế lượng tiêu thụ năm 2014, đồng thời căn cứ vào tình hình kinh tế hiện nay Vicem Bút Sơn lựa chọn phương án tăng trưởng 5-7%.

Tình hình thực hiện quy hoạch: Đối với các dự án xi măng lò quay: Đã tiến hành triển khai đầu tư xây dựng 29 dự án trong tổng số 33 dự án có trong quy hoạch

và đếm đầu, 29 dự án này sẽ lần lượt đưa vào vận hành sản xuất. Có 14 dự án đang gặp khó khăn, chưa xác định được lộ trình triển khai ( với tổng công suất thiết kế 14,560 triệu tấn): XM Thạnh Mỹ (Quảng Nam), XM Quang Minh (Hải Phòng), XM Lai Châu, XM Lâm Thao (Phú Thọ), dự án XM Quang Minh và XM Lâm Thao không có khả năng thực hiện. Các dự án xi măng lò đứng chuyển đổi công nghệ sang lò quay theo quy hoạch được phê duyệt: Đã và đang tiến hành chuyển đổi 16 nhà máy xi măng lò đứng trên tổng số 20 nhà máy, trong đó có 5 nhà máy chuyển đổi đã đi vào hoạt động. Dự án chuyển đổi xi măng lò đứng Quảng Trị gặp khó khăn không thu xếp được nguồn vốn. Còn 4 nhà máy chưa xác định lộ trình tiến độ chuyển đổi.

Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ xi măng và tiến độ triển khai đầu tư các dự án. Bộ Xây dựng đã xem xét và trình bổ sung vào quy hoạch 17 dự án xi măng với tổng công suất khoảng 16,440 triệu tấn xi măng; xem xét đề nghị tăng công suất của 4 dự án xi măng với tổng công suất từ 4 triệu tấn lên 7,15 triệu tấn;

(iii) xem xét bổ sung vào quy hoạch thêm 10 dự án với tổng công suất 13,650 triệu tấn. Theo đó, nâng tổng công suất các dự án đến năm 2020 đạt trên 100 triệu tấn.

Bảng 3.2: Dự báo cân đối cung cầu theo tiến độ thực hiện các dự án (triệu tấn)

Năm 2015 2020

Nhu cầu 70,7 101,7

Năng lực sản xuất 92,6 120

Chênh lệch nhu cầu và năng lực -14,1 -8,2

(Nguồn: Dự báo bộ xây dựng đến 2020) 3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn đến 2020

Mục tiêu phát triển của ngành xi măng Việt Nam đến năm 2020 là đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xi măng. Đưa ngành xi măng Việt Nam thành một ngành công nghiệp mạnh, có công nghệ hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở đó, Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn cũng xác định rõ mục tiêu và phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh:

- Tiếp tục cải tạo mở rộng, nâng công suất các cơ sở hiện có, tiếp tục đầu tư xây dựng một số dự án có công suất lớn đảm bảo có công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, công suất cao, đáp ứng cao về bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh công tác đầu tư, tiêu chuẩn hoá đội ngũ quản lý và đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức theo hướng gọn nhẹ, tinh giản.

- Tiếp tục duy trì việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000 một cách khoa học, có hiệu quả.

- Nhà máy cần có phương hướng tập trung mọi nguồn lực để cạnh tranh với tất cả các đối thủ cạnh tranh giành ưu thế trong việc cung ứng sản phẩm cho các công trình xây dựng. Đối với hoạt động sản xuất thì nhà máy có chiến lược đổi mới máy móc thiết bị vì máy móc thiết bị hiện đại luôn đi cùng với thành công của nhà máy.

Điều đó đòi hỏi nhà máy phải hoàn thiện nâng cấp, đổi mới dây truyền, mở rộng nhà xưởng.

- Về sản phẩm: Phải liên tục nghiên cứu thay đổi mẫu mã cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh được. Bên cạnh đó, cần phải chú trọng đến vấn đề vỏ bao xi măng nhằm đảm bảo chất lượng xi măng, chống bị bục nát, rách, vỡ trong quá trình bảo quản và giao nhận.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn giai đoạn 2015 2020 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)