Dự báo kết quả thực hiện chiến lược

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn giai đoạn 2015 2020 (Trang 119 - 123)

Chương 3. HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

3.4. Dự báo kết quả thực hiện chiến lược

Với chiến lược kinh doanh từ 2015 - 2020 đã đề ra cùng với nhóm giải pháp hoàn thiện chiến lược đó, để thực hiện thành công chiến lược kinh doanh đã đề ra, Công ty nên thành lập Ban thực hiện chiến lược để theo dõi việc thực hiện tất cả các công việc đề ra trong Kế hoạch chiến lược tổng thể. Ban thực hiên chiến lược có vai trò rất quan trọng, nhiều công việc phải được thúc đẩy tiến hành song song và khẩn trương. Việc thực hiện sẽ tác động đến các đơn vị trong Công ty và phải được thực hiện sao cho có ảnh hưởng ít nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại.

Thành phần và vai trò của các thành viên tham gia triển khai chiến lược như sau:

- Ban thực hiện chiến lược: Gồm Ban Tổng Giám đốc, các phòng ban chức năng...Chịu trách nhiệm kiểm soát tổng tiến độ so với Kế hoạch tổng thể, quyết định các vấn đề chủ chốt.

- Bộ phận thực hiện: Gồm các nhóm, tổ…chịu trách nhiệm thúc đẩy và kiểm soát hàng ngày toàn bộ chương trình thực hiện, phối hợp và giải quyết các vấn đề liên quan giữa các nhóm hay giữa các phòng ban, thực hiện chi tiết từng thành phần chương trình, kiểm soát tiến độ, báo cáo Ban thực hiện chiến lược.

Thực hiện thành công chiến lược kinh doanh 2015 - 2020 sẽ đưa Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn trở thành nhà sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, trong đó Xi măng là sản phẩm chủ chốt, và cung cấp dịch vụ tiên phong trên thị trường miền bắc Việt Nam, góp phần xây dựng Vicem trở thành tập đoàn kinh tế lớn nhất trong ngành xi măng Việt Nam và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á.

Các sản phẩm của Vicem Bút Sơn thỏa mãn tối đa các yêu cầu của khách hàng với dịch vụ và chất lượng vượt trội và trở thành thương hiệu tin cậy nhất và được biết đến trên thị trường Việt Nam và Đông Nam Á. Song song với đó, xây dựng Vicem Bút Sơn thành một môi trường năng động, sáng tạo. Đãi ngộ thỏa đáng với hiệu suất công việc của người lao động. Khuyến khích và mang lại cơ hội phát triển, thành đạt cho người lao động.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược của doanh nghiệp và nghiên cứu, đánh giá phân tích thực trạng xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn, cùng với quan điểm định hướng chung cho việc hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty 2015 - 2020. Thông qua phân tích điểm mạnh, yếu và ma trận SWOT, tác giả nhận định và lựa chọn những chiến lược kinh doanh phù hợp với Công ty trong giai đoạn 2015 - 2020, cụ thể:

- Tập trung danh mục lĩnh vực kinh doanh xi măng: gồm xi măng PC 40, PCB 40, PCB 30, xi măng chuyên dụng, vật liệu xây dựng: đá, VLXKN, vôi công nghiệp, bê tông tươi, vữa chống co ngót, vữa khô xây trát, keo dán gạch.…

- Đồng bộ cấu trúc tổ chức doanh nghiệp với chiến lược, bao gồm các lĩnh vực quản lý: lĩnh vực xi măng, lĩnh vực cốt liệu, lĩnh vực vận tải và xếp dỡ, lĩnh vực sản xuất các sản phẩm phụ.

- Tăng cường tối ưu sản xuất thông qua việc tiêu chuẩn hóa các chỉ tiêu vận hành sản xuất quan trọng.

- Thực hiện chiến lược về nguồn nguyên liệu và nhiên liệu chính đảm bảo ổn định các yếu tố đầu vào trong tương lai.

- Tái cấu trúc các chức năng hỗ trợ chính gồm nhân sự, tài chính và công nghệ thông tin.

- Đào tạo và nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng mềm ngang tầm với trình độ quốc tế và khu vực đáp ứng yêu cầu quản lý, sản xuất và kinh doanh.

- Kế hoạch về nguồn tài chính đảm bảo đủ vốn và triển khai các phương án chiến lược đã thông qua, thu hồi vốn đầu tư.

Từ những chiến lược đã lựa chọn, tác giả đã đề xuất những giải pháp có tính khả thi để hoàn thiện chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty gồm: giải pháp tái cấu trúc, giải pháp về nguồn vốn và tài chính, giải pháp về đổi mới thiết bị, công nghệ và ứng dụng tiến bộ, các sáng kiến cải tiến vào thực tế sản xuất, giải pháp về marketing và quảng bá hình ảnh, giải pháp đẩy mạnh các hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tốt những giải pháp này sẽ giúp Công ty đạt được những mục tiêu và chiến lược kinh doanh 2015 - 2020 đã đặt ra.

KẾT LUẬN

Để kinh doanh có hiệu quả và đứng vững trong nền kinh tế thị trường, Công ty cổ phần Vicem Bút Sơn cần phải có một chiến lược phát triển lâu dài, tổng hợp tính đến cả thiên thời, địa lợi, nhân hoà, cả sức mạnh bên ngoài, kết hợp nội lực bên trong. Đề tài Luận văn: “Hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn giai đoạn 2015 - 2020” nhằm góp phần nhỏ bé vào chiến lược chung này.

Chương I luận văn đã hệ thống hoá các khái niệm cơ sở lý thuyết về việc xây dựng chiến lược phát triển. Xây dựng chiến lược bao gồm: xác định sứ mệnh và mục tiêu hoạt động, thực hiện nghiên cứu môi trường, hình thành chiến lược và cuối cùng là lựa chọn chiến lược dựa trên những nguyên tắc đặt ra. Các công cụ để xây dựng chiến lược và lựa chọn chiến lược bao gồm: ma trận IFE, EFE, IE, SWOT,...

Chương II đã đi sâu phân tích các hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian vừa qua, tình hình thị trường, sản phẩm. Qua đó tìm hiểu thực trạng xây dựng chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian tới, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và ma trận SWOT xây dựng các chiến lược phát triển của Công ty giai đoạn 2015 - 2020.

Từ đó đánh giá các mặt mạnh, yếu, cơ hội thách thức, phân tích ma trận SWOT, dựa trên định hướng về chiến lược kinh doanh, định hướng phát triển của Công ty, sứ mệnh và mục tiêu của Công ty, tác giả đã lựa chọn các chiến lược phát triển phù hợp với Công ty cùng các giải pháp để thực hiện và hoàn thiện chiến lược kinh doanh 2015 - 2020 bao gồm các giải pháp về giải pháp tái cấu trúc, giải pháp về nguồn vốn và tài chính, giải pháp về đổi mới thiết bị, công nghệ và ứng dụng tiến bộ, các sáng kiến cải tiến vào thực tế sản xuất, giải pháp về marketing và quảng bá hình ảnh, giải pháp đẩy mạnh các hoạt động tiêu thụ sản phẩm... Thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp này sẽ giúp Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra, trở thành một Công ty Xi măng và vật liệu xây dựng hàng đầu trên thị trường Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính Trị Quốc Gia.

2. Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn, Báo cáo Tài chính, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.

3. Bùi Hữu Đạo (2012), Hệ thống Quản lý Chất Lượng- Công cụ để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, Tạp chí Thương Mại, (số 17).

4. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2003), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Thống Kê.

5. Hoàng Nguyên Học (2010), Cơ chế và giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tạp chí Tài Chính, (số 1)

6. Hồ Đức Hùng (2000), Quản trị toàn diện doanh nghiệp, NXB đại học quốc gia Tp.HCM.

7. Đoàn Khải (2011), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trước khi gia nhập WTO, Tạp chí Giáo Dục Lý Luận, (số 7).

8. Nguyễn Đình Phan (1996), Quản trị kinh doanh - Những vấn đề lí luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia.

9. Hà Văn Lê (2005), Đổi mới quản lý nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế của Xi Măng Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh Tế, Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

10. Trần Ngọc Thơ (2007), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê.

11. D. La rue - A. Caillat, Kinh tế doanh nghiệp, Nhà xuất bản kỹ thuật, 1992.

12. Fred R. David (2006), Khái luận về quản trị chiến lược, bản tiếng Việt, nhà Xuất Bản Thống Kê

13. FRED R.DAVID, Khái niệm về quản trị chiến lược, Nhà xuất bản thống kê năm 1998.

14. Garry D.Sith Danny R.ARnold - BobbyG.Bizzell, Chiến lược và sách lược kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê, 1997.

15. Kaplan, R.S. and Norton, D. P. (2004), Strategy Maps, Harvard Business School Press, Boston

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn giai đoạn 2015 2020 (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)