Chương 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn
2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xi măng
Giai đoạn từ năm 2010 - 2014 là giai đoạn kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động lớn và phức tạp, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ 2010 đã ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội nói chung và SXKD của Công ty nói riêng, hàng hóa tồn kho cao, các công ty phá sản hàng loạt, thị trường bất động sản suy thoái tác động mạnh đến thị trường vật liệu xây dựng, đặc biệt là ngành sản xuất xi măng khi nhu cầu xi măng sụt giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, đời sống người lao động và hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn VICEM và của Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn.
Trước tình hình đó, Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn đã triển khai nhiều biện pháp quản lý điều hành kinh doanh, quản trị tốt chi phí giá thành, đảm bảo đủ việc làm, thu nhập cho người lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn tăng trưởng qua các năm. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2010 - 2014 được thể hiện qua các số liệu trên bảng 2.3.
2.1.3.1. Sản lượng sản xuất
Công ty có tốc độ tăng trưởng về sản lượng giai đoạn 2010 - 2014 khá tốt: nếu năm 2011 sản lượng sản xuất và tiêu thụ khoảng 2.084 và 1.1912 nghìn tấn thì từ 2011 sản lượng tăng đột biến lên 168% so với 2010. Năm 2012, 2013 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và thị trường bất động sản, sản lượng sản xuất và tiêu thụ có suy giảm nhưng không nhiều. Đến 2014, Công ty đã bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng ổn định. Về cơ cấu Sản lượng sản xuất và tiêu thụ của xi măng chiếm khoảng 70%, clinker 30%.
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chính của Công ty giai đoạn 2010 - 2014
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014 1 Sản lượng sản xuất 1.000
Tấn 2,084 3,493 3,281 3,591 3,612
Xi măng 1,630 2,208 2,332 2,555 2,554
Clinker 454 1,285 948 1,035 1,058
2 Sản lượng tiêu thụ 1.000
Tấn 1,91 2 3,227 3,020 3,306 3,326
Xi măng 1,481 2,007 2,120 2,323 2,322
Clinker 431 1,219 900 982 1,004
3 Doanh thu tổng số Tỷ đ 1,564 2,846 2,808 3,052 3,105
Xi măng 1,261 2,078 2,196 2,361 2,373
Clinker 302 768 611 691 731
4 Giá thành sản xuất Tỷ đ 1,197 2,088 2,281 2,335 2,330
5 Giá bán bình quân Tr.
đồng/tấn 0.82 0.88 0.93 0.92 0.93
Xi măng 0.85 1.04 1.04 1.02 1.02
Clinker 0.70 0.63 0.68 0.70 0.73
6 Lợi nhuận gộp Tỷ đ 367 758 527 716 775
7 Doanh thu hoạt động tài chính Tỷ đ 3 3.08 7.97 1 133 8 Chi phí (bán hàng và quản lý) Tỷ đ 221 727.19 566.75 770 661 9 Tổng LN trước thuế Tỷ đ 149 34 (32) (53) 246 10 Vốn điều lệ Tỷ đ 909 1,091 1,091 1,091 1,091
Vốn góp của nhà nước 711 867 867 867 867
Vốn của các cổ đông khác 199 223 223 223 223 11 Cổ tức chi trả cổ đông % năm
12 Nộp ngân sách nhà nước Tỷ đ 8 14 13 14 16
13 Lương BQ1 LĐ/tháng Tr.đ 7,3 8,7 6,4
(Nguồn: Phòng KTTC-CT Xi măng Bút Sơn)
Hình 2.2. Biểu đồ thực hiện các chỉ tiêu sản lượng năm 2010 - 2014
Hình 2.3. Biểu đồ thực hiện các chỉ tiêu giá trị năm 2010 - 2014 2.1.3.2. Doanh thu
Doanh thu bán hàng từ 2010 - 2014 tăng trưởng đáng kể, năm sau cao hơn năm trước, trong đó năm 2011 tăng đột biến, tương đương 180% doanh thu 2010, đạt 2.846 tỷ đồng.
Bắt đầu từ cuối năm 2013 đến nay, thị trường bất động sản bắt đầu phục hồi, nhu cầu vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng có xu hướng tăng, góp một phần đáng kể vào việc tăng doanh thu của công ty. Năm 2014 doanh thu đạt 3105 tỷ đồng.
2.1.3.3. Kết quả kinh doanh
Là một công ty cổ phiếu có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán, với mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh, từ khi bắt đầu cổ phần hóa đến nay kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty tương đối tốt, với mức chi trả cổ tức tăng từ 12% năm 2006 lên đến mức 18% năm 2010, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước vì vậy phần vốn chủ sở hữu của công ty trong 5 năm tăng gần 100%.
Bảng 2.3. Các chỉ tiêu vốn, lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2010 - 2014
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Bình quân
1 Doanh thu 1000
Tỷ đ 1,564 2,846 2,808 3,052 3,105 2,675 Chỉ số liên hoàn 1.00 1.82 0.99 1.09 1.02 1.18 Chỉ số cố định 1.00 1.82 1.80 1.95 1.99 1.71
2 Vốn điều lệ 1000
Tỷ đ 909 1,091 1,091 1,091 1,091 1,054
Chỉ số liên hoàn 1 1.20 1.00 1.00 1.00 1
Chỉ số cố định 1 1.20 1.20 1.20 1.20 1
3 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đ 149 34 -32 -53 246 69 Chỉ số liên hoàn 1 0.23 -0.95 1.66 -4.67 (1) Chỉ số cố định 1 0.23 -0.21 -0.35 1.65 0.46 4 Lợi nhuận trước
thuế/Doanh thu đ/đ 0.10 0.01 (0.01) (0.02) 0.08 0.03 Chỉ số liên hoàn 1 0.12 (0.96) 1.52 (4.59) (0.58) Chỉ số cố định 1 0.12 (0.12) (0.18) 0.83 0.33 5 Lợi nhuận trước
thuế/Vốn điều lệ đ/đ 0.16 0.03 (0.03) (0.05) 0.23 0.07 Chỉ số liên hoàn 1 0.19 (0.95) 1.66 (4.67) (0.56) Chỉ số cố định 1 0.19 (0.18) (0.29) 1.38 0.42 (Nguồn số liệu: Phòng KTTC- CT Xi măng Bút Sơn)
a) Vốn kinh doanh
Vốn điều lệ: từ năm 2006 Công ty tiến hành cổ phần hoá Nhà nước sở hữu trên 70%, vốn điều lệ duy trì ổn định ở mức 1.000 tỷ đồng. Từ năm 2010 - 2014, vốn chủ sở hữu của Công ty thay đổi không nhiều, năm 2010, vốn chủ sở hữu của Công ty là 909 tỷ đồng, tương đương 90,9 triệu cổ phiếu thì đến 2011 để mở rộng sản xuất Công ty đã tăng vốn lên 1.091 tỷ (tương đương 109 triệu cổ phiếu). Do trong giai đoạn từ sau 2011 đến nay hoạt động của Công ty bị ảnh hưởng do khủng hoảng kinh tế chung nên đến nay Công ty không có gì thay đổi.
Hình 2.4. Biểu đồ chỉ số biến động cố định và liên hoàn của vốn chủ sở hữu 2010 - 2014
b) Hiệu quả kinh doanh
Lợi nhuận 5 năm Công ty là 344 tỷ đồng, mức tăng trưởng năm 2014 gấp gần 1,7 lần 2010, đặc biệt là từ sau khi kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng bắt đồng phục hồi, sản lượng và doanh thu 2014 gấp gần 2 lần 2010, vượt qua giai đoạn khó khăn từ 2012 - 2013 đến năm 2014 Công ty bắt đầu có lợi nhuận với tỷ lệ sinh lời lợi nhuận trước thuế trên doanh thu là 8%, lợi nhuận trước thuế trên vốn điều lệ (hay vốn chủ sở hữu) là 23%.
Để đạt được lợi nhuận tăng lên qua các năm và tăng so với kế hoạch là do Công ty đã không ngừng tăng năng lực sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm, đặc biệt là
là tập trung vào phát triển các dòng sản phẩm xi măng có chất lượng cao, phục vụ cho công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng. Đồng thời, Công ty thực hiện tốt việc quản trị chi phí hợp lý nên giá thành xi măng hợp lý, có khả năng cạnh tranh so với các thương hiệu xi măng khác trên thị trường như Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, …
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu bình quân 5 năm đạt 0,03 đồng/đồng doanh thu, chỉ số tăng trưởng bình quân là 1,3 - trong đó năm 2010 thực hiện cao nhất đạt 0,16 đồng lợi nhuận/ đồng doanh thu.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn điều lệ bình quân 5 năm đạt 0,07 đồng/đồng vốn, chỉ sồ tăng trưởng bình quân là l,26, năm 2010 thực hiện 0,1 đồng/đồng vốn.
Ta thấy, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn điều lệ của Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn giai đoạn 2010 - 2014 tuy không cao so với một số công ty trong ngành nhưng mức tăng đều, tương đối ổn định, điều đó là một tín hiệu tốt trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty nhất là trong hoàn cảnh cầu giảm do sản xuất gặp nhiều khó khăn trong thời giai đoạn kinh tế thế giới khủng hoảng kéo dài từ 2010 đến giữa 2013. Tuy nhiên có thể thấy một trong những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của Công ty, làm chi phí và giá thành sản xuất tăng là do chi phí tài chính của Công ty là khá cao, đặc biệt là các hợp đồng vay ngoại tệ bằng đồng Yên nhật, việc dự báo trích dự phòng tỷ giá trong những năm vừa qua là khá lớn, chính vì thế để có thể giảm chi phí tài chính trong thời gian tới Công ty cần có những giải pháp về vốn để đảm bảo đủ vốn duy trì hoạt động nhưng với chi phí vốn rẻ hơn.
Đánh giá tổng quan về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần ta thấy hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch, các chỉ tiêu tăng trưởng phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty ở mức ổn định và phát triển. Song trong điều kiện sản xuất kinh doanh các năm tiếp theo còn nhiều bất ổn, nền kinh tế chưa hoàn toàn phục hồi sau khủng hoảng, mức cầu tiêu dùng thấp, có dấu hiệu của đình trệ, gây nhiều khó khăn cho sản xuất, thì vấn đề đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tích luỹ vốn để mở rộng sản xuất là một thách thức lớn đối với lãnh đạo và tập thể cán bộ, công nhân lao động trong toàn Công ty.
2.1.3.4. Giá thành sản xuất
Giá thành sản xuất 1 tấn xi măng và clinker của Công ty được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.4. Giá thành sản xuất xi măng và clinker của Công ty năm 2014
TT Khoản mục chi phí ĐVT
Giá thành Clinker
Giá thành xi măng rời Thành
tiền
Tỷ trọng
Thành tiền
Tỷ trọng
I.
NGUYÊN NHIÊN VẬT LIỆU
TRỰC TIẾP 532,603 83% 591,903 81%
1 Nguyên liệu chính 72,303 11% 62,542 9%
Đá vôi tấn 56,075 48,505
Đá mạt (đá 0,5x1) tấn 1,758 1,520
Đá sét tấn 14,471 12,517
2 Phụ gia SX clinker 8,921 1% 7,717 1%
Quặng sắt tấn 4,605 3,984
Đá silíc tấn 4,316 3,733
3 Nhiên liệu động lực 427,522 66% 429,194 59%
Than cám 326,922 282,787
- Than cám 3c kg 264,926 229,161
- Than cám 4a kg 61,995 53,626
- Than cám 4b kg
- Than cám 5a kg
Dầu Diesel (ADO) lít 1,209 3,103
Dầu ma dút (FO-R) kg 13,051 11,289
Điện năng 86,341 132,015
4 Vật liệu chủ yếu khác 23,856 4% 26,926 4%
Dầu máy bôi trơn lít 2,489 3,521
Mỡ máy bôi trơn kg 194 462
Gạch chịu lửa 15,227 13,172
- Cg-Mg kg 12,275 10,618
- Sa mốt kg 2,953 2,554
TT Khoản mục chi phí ĐVT
Giá thành Clinker
Giá thành xi măng rời Thành
tiền
Tỷ trọng
Thành tiền
Tỷ trọng
Bê tông chịu nhiệt kg 2,082 1,801
Bi đạn kg 2,882
Tấm lót kg 3,864 5,088
Vật liệu chủ yếu sx Xi măng 65,523 4%
Thạch cao tấn 37,996
Phụ gia khác 27,528
- Đá bazan tấn 6,000
- Đá vôi tấn 3,142
- Phụ gia trợ nghiền kg 18,386
II NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP 26,544 4% 37,786 5%
Tiền lương CN TT 22,208 31,614
BHXH, YT, CĐ, Tn 2,499 3,557
Ăn ca + độc hại 1,837 2,614
III. CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG 85,689 13% 102,930 14%
1 Chi phí nhân viên PX 1,813 2,691
Tiền lương nhân viên PX 1,517 2,251
BHXH, YT, CĐ, TN 171 253
Ăn ca + độc hại 125 186
2
Vật liệu khác dùng cho
PX,SCTX 12,856 15,860
3 Khấu hao, sửa chữa TSCĐ 68,008 80,194
Khấu hao TSCĐ 40,767 52,417
Chi phí sửa chữa lớn 27,241 27,777
4
CPDV mua ngoài & bằng tiền
khác 3,012 4,185
Cộng giá thành sản xuất tấn 644,836 100% 732,619 100%
(Nguồn: Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn)
Về cơ cấu giá thành sản phẩm của Công ty, các nguyên nhiên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 80 - 85%, nhân công trực tiếp khoảng 5% và chi phí sản xuất chung là 13 - 15%.
2.1.3.5. Mạng lưới phân phối tiêu thụ
Thị trường miền bắc hiện nay có 50 nhãn hiệu xi măng khác nhau trong đó các nhãn hiệu đều tập trung vào phân khúc xi măng bao.Công suất tại thị trường miền Bắc khoảng 55 triệu tấn, trong đó có 25 đơn vị có công suất lớn hơn 500.000 tấn, Vicem Bút Sơn là nhà sản xuất xi măng lớn thứ 06 tại thị trường miền Bắc (tính đến hết năm 2012), hầu hết tất cả các nhà sản xuất tại khu vực này đều tự túc được clinker, riêng đối với các trạm nghiền do công suất nhỏ nên không tính. Sản phẩm của Bút Sơn được phân phối trên thị trường toàn Miền Bắc, trong đó tập trung chính ở thị trường Hà Nội và Hà Nam.
Mô hình kinh doanh của Công ty được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
Hình 2.5. Mô hình tổ chức kinh doanh của Công ty CP xi măng Vicem Bút Sơn (Nguồn: Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn, 2015) Các chi nhánh gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định với chức năng chính là tiêu thụ xi măng thông qua các đại lý và bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng.
Các văn phòng đại diện ở Hưng Yên, Sơn la, Hà Tây, Vĩnh Phúc... có chức năng tìm hiểu và phát triển thị trường, hỗ trợ bán hàng cho Công ty.
Bán trực tiếp cho các công trình như công trình thuỷ điện Sơn La, cầu Thanh Trì, sân bay Nội Bài....
Phòng kinh doanh tiêu thụ
Các chi nhánh
Văn phòng đại diện
Bán TT cho các công trình
Các nhà phân phối
Các nhà phân phối chính: Công ty vật tư kỹ thuật xi măng, công ty vật tư vận tải xi măng, công ty kinh doanh Đà Nẵng... kinh doanh xi măng theo phương thức mua đứt bán đoạn và kinh doanh trên các địa bàn đã được Công ty phân công.
Xi măng của Công ty được vận chuyển theo ba phương thức: đường sắt, đường bộ và đường sông nhưng chủ yếu là đường bộ.
- Thị trường Hà Nội: Là thị trường tiêu thụ xi măng lớn nhất tại miền Bắc, tất cả các chủng loại xi măng đều tập trung đưa xi măng về tiêu thụ. Đối thủ chính của xi măng bao Vicem Bút Sơn gồm 3 đối thủ: Chinfon, Phúc Sơn, Vissai. Thi phần của Bút Sơn chiếm khoảng 16 - 20%.
Tại thị trường Hà Nội Công ty đã tổ chức phân vùng thị trường cho các Nhà phân phối chính theo quận huyện và bước đầu đã thu được những kết quả khả quan như lợi nhuận của hệ thống phân phối dần được nâng lên, công tác quản lý hàng về địa bàn được thực hiện tốt.
Bảng 2.5. Tỷ trọng thị trường của Vicem Bút Sơn tại Hà Nội 2010 - 2013
Địa bàn Hà Nội 2010 2011 2012 2013 Cộng
Cầu thị trường (tấn) 4.105.300 5.089.500 6.000.000 5.700.000 20.894.800 Tăng trưởng thị trường (tấn) 321.101 984.200 910.500 -300.000 1.915.801 Thị phần Vicem Bút Sơn (%) 16,8 18,0 16,0 17,0
Tăng trưởng thị phần (%) -2,2 1,2 -2,0 1,0
Sản lượng tiêu thụ Bút Sơn (tấn) 780.000 967.000 945.026 977.200 3.669.226 Tăng trưởng sản lượng (tấn) 61.000 -21.974 32.174 93.174 (Nguồn: Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn)
- Thị trường Hà Nam: Trên địa bàn Hà Nam có rất nhiều nhà máy xi măng đang hoạt động, với nhiều chủng loại xi măng tập trung tiêu thụ trên địa bàn. Đối thủ chính của xi măng bao Vicem Bút Sơn tại Hà Nam là: Vissai, Xuân Thành.
Địa bàn Hà Nam có hệ thống phân phối mạnh, Nhà phân phối gắn bó với Công ty nên duy trì được sản lượng và thị phần xi măng Vicem Bút Sơn trên địa bàn.
Bảng 2.6. Tỷ trọng thị trường của Vicem Bút Sơn tại Hà Nam 2010 - 2013 Địa bàn Hà Nam 2010 2011 2012 2013 Cộng Cầu thị trường (tấn) 617.550 582.300 727.000 690.000 2.616.850 Tăng trưởng thị trường (tấn) 24.701 -35.250 144.700 -37.000 97.151 Thị phần Vicem Bút Sơn (%) 65,0 71,1 69,5 66,00
Tăng trưởng thị phần (%) -9,0 6,1 -1,6 -3,5
Sản lượng tiêu thụ Bút Sơn (tấn) 401.400 414.000 505.300 458.000 1.778.700 Tăng trưởng sản lượng (tấn) -37.300 12.600 91.300 -47.300 19.300 (Nguồn: Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn) Thị trường Tây Bắc: Nhà phân phối gắn bó với xi măng công ty, có kinh nghiệm tiếp thị và cung cấp vào các công trình dự án lơn. Thiết lập được hệ thống vận chuyển xi măng bằng đường sắt và giao cho Nhà phân phối tại ga đầu mối, đối với vận chuyển xi măng bằng đường bộ Nhà phân phối chính của xi măng Vicem Bút Sơn có năng lực vận tải tốt tận dụng được hàng 2 chiều để tiết giảm chi phí.
Tại các thị trường mục tiêu như Nam Định, Vĩnh Phúc, Hưng Yên phát triển dần để trở thành thị trường cốt lõi trước năm 2015 và các thị trường tiềm năng như Thái Bình, Bắc Ninh, Phú Thọ đang được đầu tư phát triển để trở thành thị trường tiềm năng. Tổ chức phát triển một số thị trường mới như Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái để tăng mà xi măng Vicem Bút Sơn đang kinh doanh hệ thống phân phối của xi măng Vicem Bút Sơn còn yếu, xi măng Vicem Bút Sơn chủ yếu cạnh tranh về giá để thâm nhập thị trường chưa tạo được lợi ích cạnh tranh cho kênh phân phối từ Nhà phân phối chính, Nhà phân phối cấp 2, Cửa hàng vật liệu xây dựng.
Trong giai đoạn từ 2010 - 2014 Công ty đã làm khá tốt công tác thị trường, sản lượng tăng trưởng liên tục, mạng lưới phân phối và thị phần tiêu thu luôn được duy trì và mở rộng, cụ thể như sau:
- Thiết lập được hệ thống phân phối rộng khắp tại các địa bàn. Tại các địa bàn cốt lõi các NPP có kinh nghiệm, tiềm lực tài chính mạnh, mạng lưới phân phối rộng.
- Tổ chức lại hệ thống phân phối tại một số địa bàn theo nguyên tắc phân vùng thị trường bán hàng độc quyền.
- Chính sách bán hàng được ban hành linh hoạt theo từng thời điểm, từng khu vực đã được phân vùng. Thực hiện chiết khấu cho khách hàng theo phương pháp luỹ tiến trong đó khuyến khích cho những tấn xi măng tiêu thụ tăng thêm so với kế hoạch thoả thuận nên đã khuyến khích được các nhà phân phối tích cực tìm biện pháp để tăng tối đa sản lượng tiêu thụ trên địa bàn và từng bước nâng cao lợi nhuận của hệ thống phân phối và hiệu quả kinh doanh của Công ty.
- Tổ chức phối hợp thị trường thường xuyên giữa các NPP, các đơn vị trong Vicem để hạn chế cạnh tranh nội bộ và từng bước nâng dần lợi nhuận của hệ thống phân phối.
- Tổ chức tốt việc tiếp thị xi măng cung cấp cho dự án lớn và dự án xây dựng nông thôn mới tại Hà Nam, Hà Nội và các tỉnh lân cận.
- Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ xi măng về đúng địa bàn bằng cách in mã vùng trên vỏ bao cho từng NPP, duy trì các trạm kiểm soát cố định và các điểm kiểm soát lưu động để kiểm soát xi măng về các địa bàn có cơ chế đặc thù đã hạn chế tối đa việc bán xi măng trái địa bàn, đảm bảo quyền lợi của NPP và hiệu quả của Công ty khi ban hành các cơ chế chiết khấu, khuyến mại cho các địa bàn cần cạnh tranh.
- Bố trí cán bộ thị trường trực tiếp xuống địa bàn quản lý nguồn hàng và hỗ trợ nhà phân phối tiếp thị bán xi măng vào các cửa hàng, công trình tại các khu vực còn trống góp phần mở rộng hệ thống của nhà phân phối và tăng sản lượng tiêu thụ của xi măng Vicem Bút Sơn.
- Tổ chức thường xuyên các cuộc họp với các nhà phân phối chính, nhà phân phối cấp hai, hệ thống các cửa hàng ở các khu vực địa bàn nhỏ để cùng nhau trao đổi bàn biện pháp tiêu thụ xi măng Bút Sơn và hạn chế cạnh tranh nội bộ.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ kỹ thuật cho các trạm trộn và các công trình lớn cũng như người tiêu dùng dân dụng trực tiếp.
Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác thị trường cũng còn những điểm hạn chế như:
- Hệ thống phân phối tại một số địa bàn mục tiêu và tiềm năng còn mỏng, quy mô và năng lực của NPP còn hạn chế chưa tưng xứng với tiềm năng của thị trường.
- Cơ chế bán hàng một số thời điểm còn chậm chưa tạo bước đột phá khác biệt để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.