Chiến lược chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn giai đoạn 2015 2020 (Trang 90 - 95)

Chương 3. HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

3.2. Các chiến lược kinh doanh 2015 - 2020 của Công ty Cổ phần Xi măng

3.2.4. Chiến lược chuỗi cung ứng

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất: Khai thác sản lượng, ổn định chất lượng, giảm giá thành sản xuất, công ty có kế hoạch chiến lược về nguồn nguyên liệu chính như sau:

Bảng 3.7. Nhu cầu nguyên liệu sản xuất 2015 - 2020

Năm Sản xuất và tiêu thụ XM

Nhu cầu nguyên liệu chính cho sản xuất xi măng (Đơn vị tính: triệu tấn)

Nhu cầu

CLK Thạch cao Phụ gia

Bazan Đá vôi phụ gia

2015 3.225 2.112 0.1496 0.684 0.293

2016 3.525 2.309 0.1653 0.748 0.320

2017 3.825 2.505 0.1774 0.811 0.348

2018 4.125 2.702 0.1914 0.875 0.375

2019 4.425 2.898 0.2053 0.939 0.402

2020 4.700 3.079 0.2180 0.997 0.427

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn)

Thạch cao: quy về độ ẩm 3%

Phụ gia bazan, đá vôi phụ gia: quy về độ ẩm 1%

Căn cứ năng lực sản xuất Clinker của 2 dây chuyền, với mục tiêu tiêu thụ xi măng như trên thì đến năm 2018 ViCem Bút sơn bắt đầu thiếu CLK cho sản xuất xi măng. Năm 2015 Bút Sơn cần đầu tư cải tạo dây chuyền 1 đảm bảo mục tiêu khai thác có hiệu quả trên cơ sở vận hành đủ năng suất thiết kế là 4000 TCLK/ngày.

3.2.4.1. Chiến lược nguồn nguyên liệu chính

Giai đoạn 2015-2020 nguồn nguyên liệu đá vôi, đá sét tại các mỏ hiện có của công ty đủ để đáp ứng sản xuất 2 dây chuyền xi măng.

Bảng 3.8. Tổng hợp trữ lượng nguyên liệu xi măng giai đoạn 2013-2025

TT Nguyên liệu ĐVT

Trữ lượng đến hết

2012

Sản lượng khai thác hàng năm

Trữ lượng còn lại sau 2020

Thời gian khai thác

còn lại sau 2020

(năm) 2013-

2015

2016- 2020

1 Đá vôi nghìn tấn 177.802 3.300 3.400 137.302

44 năm 1.1 Đá vôi Hồng Sơn nghìn tấn 36.360 1.650 1.700 6.110

1.2 Đá vôi Liên Sơn nghìn tấn 141.442 1.650 1.700 121.192 2 Đá sét nghìn tấn 18.448 640 660 11.308

21 năm 2.1 Mỏ sét Khả Phong nghìn tấn 7.642 320 330 4.072

2.2 Mỏ sét Ba Sao nghìn tấn 10.806 320 330 7.236

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn) 3.2.4.2. Chiến lược nguyên nhiên liệu điều chỉnh

a. Đất giàu sắt, đất giàu Silic cho sản xuất clinker.

Do đặc điểm là khai thác tự nhiên nên nguồn cung ứng đất giàu silic và đất giầu sắt ngày càng cạn kiệt, chất lượng ngày càng thấp, vì vậy mục tiêu đề ra là:

- Sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên, thông qua việc tính toán, phối trộn tối ưu các nguyên liệu tại các mỏ của công ty để việc sử dụng các nguyên liệu điều chỉnh là ít nhất.

- Có kế hoạch tìm thêm các nguồn cung cấp bổ sung theo tiêu chí: Chất lượng, khả năng cung cấp và giá cả hợp lý.

b. Phụ gia cho xi măng

Nhu cầu phụ gia hàng năm tăng rất lớn và tuỳ thuộc cơ cấu sản phẩm, đến năm 2020 dự kiến khối lượng sử dụng là 1,5 triệu tấn/ năm. Công ty đầu tư nghiên cứu và sử dụng bổ sung, thay thế bằng các nguồn phụ gia nhân tạo, phụ gia có hoạt tính cao, cung cấp ổn định, gần nhà máy có giá thấp. Sử dụng lượng đá vôi tự khai thác làm phụ gia trong xi măng, khối lượng chiếm từ 25% đến 50% tổng khối lượng phụ gia.

c. Thạch cao

- Theo kế hoạch chiến lược của Vicem, ký hợp đồng ngắn hạn đối với nguồn thạch cao Thái lan, ký hợp đồng dài hạn với nguồn thạch cao Lào và Trung quốc để đa dạng thị trường. Thực hiện mua sắm tổng thể và tập trung.

- Năm 2013 Vicem Bút Sơn đã nghiên cứu sử dụng nguồn thạch cao nhân tạo, năm 2014 đã đưa vào sử dụng để thay thế một phần thạch cao tự nhiên nhằm giảm giá thành sản xuất.

3.2.4.3. Chiến lược nguồn nhiên liệu a. Than cám

Theo kế hoạch chiến lược của Vicem, thực hiện mua sắm tổng thể và tập trung. Sử dụng chủ yếu than do Vật tư kỹ thuật xi măng cung cấp, ngoài ra nghiên cứu sử dụng thêm nguồn than nhập khẩu có giá thấp từ Indonesia và Úc.

Để duy trì nguồn cấp than ổn định thì việc sử dụng nhiên liệu thay thế là cần thiết, tập trung nghiên cứu các phương án để sử dụng chất thải đốt cho lò nung.

b. Dầu đốt lò

Dầu đốt được sử dụng chủ yếu trong quá trình sấy lò, hiện nay công ty đang sử dụng dầu FO-R là sản phẩm có nguồn gốc từ ngành sản xuất nhựa và cao su phế thải thay thế dầu FO có giá thành thấp hơn.

c. Điện

Thực hiện chương trình tiết kiệm năng lượng điện trong các hoạt động sản xuất: Khai thác tối đa năng suất thiết bị, thực hiện chạy máy theo kế hoạch hợp lý tránh giờ cao điểm, hạn chế tối đa việc chạy các thiết bị không tải.v.v.

Triển khai sớm dự án tận dụng nhiệt khí thải để phát điện theo chương trình của chính phủ đối với ngành công nghiệp xi măng. Dự kiến cuối năm 2018 sẽ đi vào hoạt động với công suất 6 MWh, đảm bảo cung cấp khoảng 15 % lượng điện tiêu thụ toàn Công ty.

3.2.4.4. Chiến lược Logistic

Để đáp ứng yêu cầu của chiến lược khác biệt và chiến lược đa dạng hóa nhằm tạo dựng lợi thế cạnh tranh đã đề ra. Công ty sẽ triển khai xây dựng và hoàn thiện

hệ thống logistics với 3 mục tiêu chính sau: Thứ nhất, chuỗi cung ứng phải nhanh nhẹn, có thể phản ứng nhanh chóng với những thay đổi bất ngờ của cung và cầu. Thứ hai, phải thích nghi theo thời gian với cơ cấu thị trường và thay đổi chiến lược. Thứ ba, phải phù hợp với những lợi ích của công ty để công ty có thể tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và tối đa hóa lợi nhuận, giúp công ty tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.

a. Đối với nguyên nhiên liệu đầu vào

- Ký hợp đồng nguyên tắc với các nhà cung cấp chính, thực hiện việc giao nhận hàng tại kho Công ty.

- Nhận ủy thác để ký hợp đồng vận chuyển Thạch cao Trung Quốc từ Lào Cai về Công ty bằng đường sắt.

- Cho thuê mặt bằng tại cảng Bút Sơn để các nhà cung cấp có thể thực hiện việc dự trữ và phối trộn than nhằm cung cấp cho Công ty và các đơn vị khác trong khu vực.

- Ký hợp đồng từ 2-3 nhà cung cấp đối với mỗi chủng loại vật tư.

- Thực hiện tốt quy định hàng tồn kho để chủ động trong sản xuất và tiết giảm tối đa công tác xúc bốc, vận chuyển trong quá trình sử dụng.

- Ứng dụng hệ thống quản lý các cầu cân, áp dụng các phần mềm tiên tiến trong việc quản lý, giám sát quá trình nhập vật tư đầu vào.

b. Đối với vật tư phụ tùng, thiết bị lẻ

- Tổng hợp các loại vật tư phụ tùng có tần suất hỏng hóc cao, thường xuyên phải thay thế để ký hợp đồng nguyên tắc với các nhà cung cấp có năng lực và uy tín, giảm tối thiểu hàng tồn kho.

- Thực hiện kết nối điện tử với hệ thống quản lý vật tư phụ tùng của vicem và các đơn vị thành viên nhằm tận dụng lợi thế hỗ trợ của các đơn vị trong vicem.

c. Sản phẩm đầu ra

Tập trung khai thác và đẩy mạnh việc cung ứng xi măng đến các địa bàn bằng đường thủy và đường sắt, để thực hiện được Công ty sẽ triển khai 1 số công việc sau:

- Nâng cấp và mở rộng cảng Bút Sơn, nâng cao năng lực bốc xếp, nâng cao năng lực xếp dỡ hàng hóa lên 2,5 lần so với hiện nay.

- Nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến băng tải xuất xi măng ra cảng Bút Sơn và nhập nguyên nhiên liệu đầu vào.

- Khôi phục lại hệ thống xuất xi măng rời ra đường sắt. Liên kết với ngành đường sắt đóng các toa xe chuyên dụng chứa xi măng rời, các chủng loại xi măng bao nhằm cung cấp xi măng rời và xi măng bao cho địa bàn Tây Bắc.

- Để cung cấp sản phẩm kịp thời cho thị trường Tây Bắc, đặc biệt trong mùa mưa lũ, Công ty có kế hoạch mở 02 tổng kho tại địa bàn Lào Cai và Sơn La.

- Tìm kiếm mua lại hoặc sáp nhập 1 nhà máy sản xuất xi măng tại địa bàn Tây Bắc với công suất 500 nghìn tấn XM/năm.

- Ký hợp đồng liên kết với ngành đường sắt để tạo thuận lợi cho nhà phân phối được nhận hàng tại ga đầu mối.

- Liên kết hoặc thuê lại cảng thủy nội địa tại khu vực Yên Lệnh nhằm khai thác tuyến vận tải cảng Bút Sơn-sông Châu-sông Hồng (dự án đang được tỉnh Hà Nam triển khai) nhằm cung cấp xi măng và các sản phẩm phụ như gạch Block, khí trưng áp, vữa..cho các địa bàn nam sông Hồng, vận chuyển cát từ khu vực này về Bút Sơn.

- Có chính sách hỗ trợ nhà phân phối tại các địa bàn đầu tư trang bị xe tải nhỏ nhằm vận chuyển xi măng vào tất cả các ngõ ngách và các vùng nông thôn theo yêu cầu của khách hàng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong hệ thống logistics.

Áp dụng các phần mềm tiên tiến trong quản lý kho bãi, cảng bến, cơ sở bán hàng.

d. Chiến lược quản lý hàng tồn kho

- Phối hợp thực hiện chiến lược tồn kho chung trong toàn Vicem từ khâu rà soát giảm tồn kho ứ đọng đến luân chuyển, sử dụng hàng tồn kho giữa các đơn vị trong toàn Vicem.

- Công ty cũng đã ban hành và thực hiện qui trình quản lý nội bộ thông qua hệ thống báo cáo quản trị về vật tư trong đó báo cáo về hàng tồn kho, nhập xuất theo tuần, theo tháng, số liệu được kiểm soát lẫn nhau giữa các đơn vị mua hàng, quản lý kho, kế toán tài chính, và sử dụng phần mềm quản lý vật tư để quản lý chặt chẽ việc nhập xuất vật tư

- Chế độ kiểm kê đánh giá hàng tồn kho được Công ty thực hiện theo qui định của nhà nước (06 tháng/lần) và Công ty còn thực hiện hàng tháng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn giai đoạn 2015 2020 (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)