Công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại bưu điện thành phố hà nội (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2 Thực trạng quản lý nhân lực tại Bưu Điện Thành Phố Hà Nội

2.2.1. Công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực

Xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực là một công việc rất quan trọng, được thực hiện hàng năm và cả trong kế hoạch dài hạn của của BĐTPHN (kế hoạch chiến lược năm năm). Để xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực, BĐTPHN dựa vào một số căn cứ chính sau:

Một là, kế hoạch sản xuất kinh doanh của VNPT giao.

Hàng năm, vào khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12, BĐTPHN tiến hành đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm và xây dựng kế hoạch cho năm tới. Trong đó có kế hoạch nguồn nhân lực. Kế hoạch nguồn nhân lực được thực hiện sau cùng so với các kế hoạch khác của đơn vị. Bởi căn cứ vào việc dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ, căn cứ vào các chỉ tiêu được VNPT giao sẽ cho biết BĐTPHN cần bao nhiêu lao động với những phẩm chất cần thiết gì để hoàn thành kế hoạch.

Hai là, chiến lược sản xuất kinh doanh của đơn vị. Trong chiến lược này, đơn vị sẽ xác định được mục tiêu, nhiệm vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị. Từ đó có kế hoạch cụ thể về các mặt hoạt động, trong đó có kế hoạch nguồn nhân lực.

Ba là, phân tích hiện trạng nguồn nhân lực.

Đây là hoạt động được tiến hành thường xuyên tại BĐTPHN, kết quả của phân tích hiện trạng nguồn nhân lực được thống kê, và được dùng làm căn cứ để lập kế hoạch đào tạo cũng như là tuyển mới.

Thông qua việc phân tích lực lượng lao động hiện tại, BĐTPHN sẽ có cơ sở để đánh giá trình độ, năng lực, cơ cấu, số lượng lao động hiện tại để so sánh với

mục tiêu, nhiệm vụ trong chiến lược sản xuất, kinh doanh của đơn vị để có căn cứ xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực.

BĐTPHN tiến hành phân tích thực trạng nguồn nhân lực trên các tiêu chí chính sau:

Quy mô lao động:

Bảng 2.2. Quy mô lao động của BĐTPHN qua một số năm

Năm 2011 2012 2013

Lao động Lao động % năm trước Lao động

Tổng lao động 2430 2622 7,9 2622

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động BĐTPHN) Tổng số lao động trong bảng trên không bao gồm lao động phát xã. Nhìn vào bảng trên ta thấy quy mô lao động của BĐTPHN năm 2012 so với năm 2011 có tăng nhưng tốc độ tăng không đáng kể và vẫn giữ nguyên sang năm 2013.

Đặc biệt năm 2013, do sự suy thoái chung của nền kinh tế vẫn chưa có nhiều dấu hiện phực hồi. Do đó, việc tuyển dụng mới cũng không thực hiện như các năm trước.

Bên cạnh việc phân tích thực trạng nguồn nhân lực theo các tiêu thức như trên, BĐTPHN còn tiến hành phân tích theo các tiêu thức khác như: lứa tuổi, giới tính, thâm niên công tác.

Về quy trình lập và duyệt kế hoạch nhân lực

Do đặc điểm về phân cấp quản lý trong công tác quản trị nhân lực cũng như trong tất cả các công tác sản xuất kinh doanh khác, quy trình xây dựng kế hoạch nhân lực của BĐTPHN được thực hiện như sau:

Vào tháng 11 hàng năm, BĐTPHN tiến hành đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm và xây dựng kế hoạch cho năm tới, trong đó có kế hoạch NNL. Kế hoạch NNL được thực hiện sau cùng so với các kế hoạch khác của đơn vị.

BĐTPHN căn cứ vào nhu cầu sản xuất, trình độ lao động, chỉ tiêu lao động cho năm tới, lao động tăng thêm trong năm kế hoạch trên cơ sở định mức lao động, lao động giảm đi do nghỉ hưu,... để tính toán định biên lao động cho năm kế hoạch. Trên cơ sở thống kê, phân tích số lao động hiện có, đơn vị sẽ tính toán được số lao động giảm đi trong năm và cân đối giữa cung và cầu nhân lực để lập kế hoạch nhân lực.

Về nội dung kế hoạch NNL, BĐTPHN đã và đang thực hiện các nội dung sau:

Tính toán định biên lao động.

Số lượng lao động được tính toán cho từng loại công việc, từng loại chức danh, từng bộ phận căn cứ vào khối lượng công việc, định mức lao động, cân đối giữa lao động cần tăng thêm và lao động giảm đi.

Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn:

Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn Chỉ tiêu

2011 2012 2013

% %

Tổng số 2430 2622 7,9 2622 0

Sau Đại học 194 199 2,58 205 3,02

Đại học 292 311 6,51 324 4,18

Cao đẳng 437 469 7,32 581 23,88

Trung cấp 268 315 17,53 371 17,78

Công nhân 1239 1328 7,18 1141 (14,08)

Chưa đào tạo 0 0 0

Tổng LĐ 2430 2622 2622

(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ - Lao động BĐTPHN) Cơ cấu lao động trực tiếp, gián tiếp:

Bảng 2.4. Cơ cấu lao động trực tiếp gián tiếp

TT Chỉ tiêu Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013 Số LĐ Tỷ lệ %

1 Lao động quản lý 506 557 10,08 557

2 Lao động công nghệ 1782 1923 7,91 1832

3 Lao động phục vụ 142 142 0,00 233

Tổng 2430 2622 2622

(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ - Lao động, BĐTPHN)

Bảng 2.5. Sắp xếp chức danh trên tổng lao động tại BĐTPHN

Chức danh

Sau đại học

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

cấp

Chưa

đào tạo Tổng

I. Tổng LĐ quản lý 195 162 109 91 557

II. Tổng LĐ phụ trợ 23 69 85 56 233

1. Văn thư lưu trữ 12 21 8 7 48

2. Bảo vệ, thường

trực 9 21 6 36

3. Lái xe phục vụ 5 32 15 52

4. Nhân viên phục vụ 6 25 31

5. Thủ quỹ 11 34 18 3 66

III. LĐ công nghệ 4 126 291 139 1272 1832

1. KSV doanh thác 4 89 42 31

2. Giao dịch Bưu

điện 37 226 67 487

3. CN vận chuyển 190 785

4. PHBC 23 27

Tổng 199 311 469 315 1328 0 2622

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Lao Động BĐTPHN) - Định biên lao động được xác định như sau:

Tđb = Tcn + Tpv + Tql +Tbs (2.1)

Trong đó: T đb - Định biên lao động của doanh nghiệp Tcn - Định biên lao động công nghệ

Tpv - Định biên lao động phục vụ và bổ trợ Tql - Định biên lao động quản lý

Tbs - Định biên lao động bổ sung

Căn cứ vào kế hoạch sản lượng và doanh thu, kế hoạch phát triển mạng lưới, kế hoạch phát triển dịch vụ mới, BĐTPHN xác định định biên lao động công nghệ

cho từng bộ phận trên cơ sở nhu cầu, khối lượng công việc, định mức lao động và đặc điểm tổ chức lao động.

Đối với lao động khai thác bưu chính, phát hành báo chí, giao dịch, chuyển phát nhanh, điện hoa, khai thác điện báo, hệ thông tin đặc biệt, nguồn.

Đặc điểm sản xuất của các lao động công nghệ trên đây là phải đảm bảo phục vụ 365 ngày trong năm, theo quy luật không đều, khối lượng các sản phẩm thông tin từng giờ trong ngày, trong tuần, tháng nhiều ít chủ yếu do khách hàng sử dụng các dịch vụ Bưu chính quyết định. Nhưng khi có yêu cầu sử dụng thì chất lượng đòi hỏi phải nhanh, chính xác, an toàn do vậy thời gian sản xuất bao gồm thời gian thực tế làm việc và thời gian thường trực. Với những đặc điểm sản xuất đó định biên của các loại lao động công nghệ trên được xác định trên cơ sở tổ chức lao động khoa học, thể hiện trong việc tổ chức ca làm việc hợp lý có năng suất lao động, chất lượng cao và đảm bảo nguyên tắc giờ nhiều việc nhiều người, giờ ít việc ít người.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại bưu điện thành phố hà nội (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)