Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại bưu điện thành phố hà nội (Trang 81 - 86)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2 Thực trạng quản lý nhân lực tại Bưu Điện Thành Phố Hà Nội

2.2.7. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

BĐTPHN là một trong những đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam rất trú trọng công tác đào tạo phát triển đội ngũ lao động của mình. Nếu như tuyển mới hàng năm bổ sung một lực lượng lao động có thể đáp ứng được những nhu cầu trước mắt thì đào tạo một mặt giúp đội ngũ lao động hoàn thiện mình, có nhiều hơn cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp; một mặt giúp doanh nghiệp thích ứng được những đòi hỏi về chất lượng lao động trong tương lai. Đào

tạo là một hoạt động được tiến hành thường xuyên, nhằm bổ sung kiến thức ngành nghề, cập nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ theo yêu cầu công tác, tạo ra đội ngũ lao động có cơ cấu hợp lý. Mỗi cán bộ công nhân viên đã được tuyển dụng đều phải qua đào tạo theo đúng yêu cầu của chức danh và nhiệm vụ được giao.

Các loại hình đào tạo đang được áp dụng tại BĐTPHN gồm có:

Đào tạo sau Đại học: gồm các chuyên ngành Điện tử Viễn Thông, Công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh. Hình thức là gửi đi các trường trong và ngoài ngành để đào tạo, kể cả tại chức và chính quy tập trung.

Đào tạo Đại học, cao đẳng: gồm cả chính quy tập trung và tại chức; đào tạo tại Học viện CNBCVT hoặc các trường ngoài ngành.

Đào tạo Trung học chuyên nghiệp: gồm cả hai hình thức đào tạo là tại chức và chính quy tập trung, đối tượng là cán bộ CNV trong ngành và học sinh phổ thông.

Đào tạo công nhân: đối tượng là học sinh phổ thông.

Đào tạo từ xa: chủ yếu là hình thức tham dự các khoá bồi dưỡng ngắn ngày do Tổng công ty thực hiện thông qua hệ thống truyền dẫn, hội nghị truyền hình.

Trình tự thực hiện công tác đào tạo ở BĐTPHN như sau:

a. Xác định nhu cầu đào tạo:

Nhu cầu đào tạo được lập theo hướng dẫn hàng năm của Tổng công ty.

BĐTPHN căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch mở các dịch vụ mới…

xác định nhu cầu đào tạo và trình Tổng công ty.

b. Chọn người cử đi đào tạo

Việc lựa chọn cử người đi đào tạo xuất phát từ quy hoạch đào tạo của BĐTPHN, với định hướng là tập trung vào các trình độ cao, chuyên môn sâu, các chuyên đề có tính cấp thiết; khuyến khích đào tạo chính quy tập trung, bồi dưỡng nâng cao thành thạo nghề nghiệp. Bưu điện thành phố có Hội đồng xét cử người đi đào tạo, đảm bảo công khai, công bằng và dân chủ. Giám đốc Bưu điện thành phố ra quyết định bằng văn bản danh sách những người được cử đi đào tạo.

Đối tượng được cử đi đào tạo: Là cán bộ công nhân viên của BĐTPHN, thuộc diện sắp xếp, bố trí theo kế hoạch dài hạn về phát triển nhân lực nhằm tạo ra cơ cấu

lao động hợp lý; là những người theo yêu cầu bố trí vào chức danh lao động, phải đào tạo bổ sung kiến thức còn thiếu so với tiêu chuẩn; là những người theo yêu cầu chuyển đổi chức danh của Bưu điện Thành phố hoặc chuyển nghề. Ngoài ra đối tượng còn bao gồm những người đi đào tạo theo nguyện vọng riêng. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm do những ràng buộc nhất định đối với đối tượng.

* Điều kiện và tiểu chuẩn của đối tượng được cử đi đào tạo:

- Đối với những người dự tuyển đào tạo công nhân:

- Đối với đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học: những người được cử đi đào tạo phải có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn sau: đã ký hợp đồng không xác định thời hạn (với các bậc đào tạo dài hạn) hoặc hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ 1 năm trở lên (với những người tham gia các khóa bồi dưỡng ngắn hạn); phải thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ được giao, không vi phạm kỷ luật lao động từ khiển trách trở lên tại thời điểm xét cử đi đào tạo; đáp ứng yêu cầu tuyển sinh đối với từng trình độ đào tạo và khoá đào tạo; phải thuộc diện nằm trong kế hoạch chi phí đào tạo.

- Đối với người dự tuyển đào tạo thạc sỹ: Ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn như đối với đối tượng đào tạo Đại học, còn cần có những tiêu chuẩn sau: Một là, đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo tại quy chế tuyển sinh sau đại học. Hai là, có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đăng ký dự thi từ 3 năm trở lên. Ba là, phải có bằng tốt nghiệp Đại học xếp loại khá đúng với chuyên ngành hoặc gần chuyên ngành đào tạo cao học. Bốn là, với người mới tốt nghiệp Đại học có bằng xếp loại giỏi trở lên nếu đúng với chuyên ngành đào tạo thì không cần đủ thời gian 3 năm công tác trong ngành. Năm là, với những người có bằng tốt nghiệp Đại học xếp loại trung bình (trừ hình thức đại học tại chức) muốn được tuyển đào tạo cao học phải có sáng kiến cải tiến hoặc có công trình nghiên cứu khoa học được công nhận từ cấp Bưu điện thành phố trở lên.

c. Thực hiện quá trình đào tạo

Quá trình đào tạo sẽ được thực hiện tại 3 nơi: Tại các trường của ngành Bưu điện, tại các trường ngoài ngành Bưu điện và tại Bưu điện thành phố.

Đào tạo tại các trường của ngành (Học viện Công nghệ BCVT, Trung Tâm đào tạo Bưu chính viễn thông I, Trường Công nhân Bưu điện I…), trình tự tiến hành như sau:

Bưu điện thành phố lập nhu cầu đạo tạo cho năm kế hoạch trình Tổng Công ty. Trên cơ sở báo cáo đó của đơn vị, cùng với những báo cáo của các đơn vị thành viên khác trong TCT, TCT cân đối nhu cầu và giao kế hoạch đào tạo hàng năm cho các trường.

- Các trường đạo tạo ra thông báo tuyển sinh gửi trực tiếp cho BĐTP với đầy đủ thông tin về ngành nghề, thời gian, địa điểm…

- BĐTP lập hồ sơ cá nhân và danh sách người dự tuyển gửi cho cơ sở đào tạo.

- Khi có kết quả tuyển sinh, Giám đốc Bưu điện tỉnh ra quyết định cử người đi học.

Đào tạo tại các trường ngoài ngành Bưu điện, trình tự tiến hành:

- BĐ thành phố lập kế hoạch đào tạo chi tiết về: trình độ, ngành nghề, loại hình đào tạo, dự kiến kinh phí đào tạo trình Tổng công ty duyệt.

- Căn cứ vào thông báo của các trường đào tạo, Bưu điện tỉnh quyết định cử người đi đào tạo, sau khi đã đối chiếu, sắp xếp lao động hợp lý.

- Chỉ những ngành nghề hoặc hình thức đào tạo nào không được tổ chức ở các trường của Tổng công ty thì Bưu điện thành phố mới cử người đi đào tạo ở các trường bên ngoài.

Đào tạo tại BĐTPHN: đây là hình thức bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày do Bưu điện Thành phố tổ chức. BĐTPHN tiến hành mời các Thầy cô giáo ở Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông về giảng dạy để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các lớp hướng về khách hàng; hoặc do các cán bộ của BĐTPHN đảm nhận đối với các lớp bồi dưỡng nhập ngành. Việc đào tạo ngay tại BĐTPHN có thuận lợi là tiến hành được nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và kinh phí đào tạo do không phải di chuyển xa.

d. Đảm bảo quyền lợi đối với những người được đi đào tạo:

Quyền lợi của người được cử đi đào tạo thực hiện theo hướng dẫn của Tổng công ty tại quy chế cử người đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước - quyết định số

397/QĐ-TCCB-LĐ/HĐQT ngày 20/11/2001 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính Viễn Thông Việt Nam. Theo đó:

* Đối với trường hợp được cử đi đào tạo tập trung dài hạn, người lao động được hưởng:

- Được thanh toán công tác phí trong thời gian đi đường của lượt đi và về mỗi năm hai lần (đợt tập trung đào tạo và nghỉ Tết).

Về chế độ tiền lương và khuyến khích thu nhập:

- Được đài thọ tiền học phí.

- Được hưởng 100% hệ số lương cấp bậc hoặc chức vụ trước khi đi học và phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ (nếu có).

- Được hỗ trợ khuyến khích thu nhập tuỳ theo kết quả học tập với các mức xếp loại: khá - giỏi - trung bình.

- Được xét thưởng lợi nhuận cuối năm theo kết quả học tập, với mức thưởng cao nhất của từng người không quá 50% mức thưởng của cán bộ công nhân viên hiện đang công tác.

- Bảo hiểm xã hội: BĐTPHN có trách nhiệm trả lương và đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng theo quy định: đơn vị đóng 18% tiền lương, người lao động đóng 8% tiền lương.

Đối với lao động nữ có con nhỏ: ngoài khoản tiền lương theo chế độ quy định, tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay lương, được hỗ trợ thêm từ quỹ phúc lợi, quỹ tiền lương để đảm bảo mức thu nhập thấp nhất cũng bằng 70% tiền lương và thu nhập như khi đang công tác.

* Trường hợp được cử đi đào tạo tại chức và bồi dưỡng ngắn hạn, người lao động được hưởng:

- Được đài thọ tiền học phí. Được hưởng chế độ ăn giữa ca như thời gian làm việc.

- Được hưởng tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương như trong thời gian công tác tuỳ theo thành tích kết quả học tập của cá nhân (theo mức 1, 2 hoặc 3 trong quy chế tiền lương tương ứng với xếp loại giỏi, khá và trung bình).

- Thời gian đi đào tạo được tính như thời gian công tác để xét thưởng lợi

nhuận cuối năm. Được thanh toán chế độ công tác phí trong thời gian đi đường.

- Về tiền thuê chỗ ở: trong thời gian đi đào tạo, người lao động được bố trí ở ký túc xá nhà trường. Nếu không bố trí được chỗ ở, phải thuê ngoài thì được thanh toán tiền thuê chỗ ở theo mức chi thực tế nhưng tối đa không quá 15.000 đ/người/ngày.

Bảng 2.10. Chi phí dành cho đào tạo BĐTPHN (2013)

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2011 2012 2013 Dự kiến 2014

Tổng số tiền CP cho ĐT 80 95,5 77,7 82

Tổng chi phí của BĐTPHN 16.500 18.500 11.609 13.500 Tỷ lệ trong tổng chi phí (%) 20,6 19,04 15 16.5

(Nguồn: phòng KT- TC BĐTPHN) e. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo

Thực tế việc đánh giá hiệu quả đào tạo mới chỉ dừng lại ở bước 1, tức là đánh giá xem những người được cử đi đào tạo đã tiếp thu, học hỏi được gì sau khoá học.

Để đánh giá, đơn vị dựa và kết quả xếp loại học tập chứ chưa xem xét hiệu quả giữa kinh phí đào tạo bỏ ra và lợi ích đạt được trong sản xuất.

Kết luận: Hiện nay công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại BĐTPHN đang được triển khai thực hiện nhưng chưa đồng bộ. Xác định về nhu cầu lao động chưa được xác định một cách cụ thể cho từng vị trí chức danh. Bên cạnh đó, do chỉ đánh giá được hiệu quả của công tác này qua việc tiếp thu kiến thức sau khi đi đào tạo chứ chưa xem xét được hiệu quả giữ kinh phí bỏ ra và lợi ích đào tạo nên công tác này khi triển khai chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại bưu điện thành phố hà nội (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)