Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại bưu điện thành phố hà nội (Trang 112 - 117)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.3 Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan quản lý

Nhà nước cần có cơ chế tạo điều kiện cho sự liên kết chặt chẽ giữa đơn vị với các cơ sở đào tạo nghề trong việc đào tạo nguồn nhân lực.

Đã có rất nhiều các đơn vị, không riêng gì các đơn vị ngành Bưu chính phải lên tiếng về trình độ của người lao động. Mặc dù đã qua đào tạo nhưng các đơn v vẫn phải mở lớp đào tạo lại. Như vậy, để có được một lao động có nghề thực sự thì hàng năm, cả Nhà nước và các đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động đều phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để đào tạo. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện thực trên là các trường, các cơ sở đào tạo nghề vẫn chưa có một giáo trình thống nhất,

giảng dạy lý thuyết nhiều hơn thực hành. Trong khi đó học nghề nhất thiết đòi hỏi phải thực hành nhiều. Có như thế, kho bắt tay vào công việc thực tế, người lao động mới không bị bỡ ngỡ, nhất là khi tiếp xúc với các loại trang thiết bị, máy móc công nghệ cao. Vì vậy, nhà nước cần phải có một cơ chế tạo ra sự liên kết giữa đơn vị với các cơ sở đào tạo lao động trong ngành. Sự liên kết này là nhân tố quan trọng hàng đầu. Khi đã có sự liên kết này, các học viên có điều kiện, có cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, có liên quan đến điều kiện công tác sau này. Điều này làm giảm đi các khoản chi phí đào tạo của đơn vị sau này mà các cơ sở đào tạo cũng không mất quá nhiều chi phí trong việc đầu tư cho học viên tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, cũng như các trang thiết bị, công nghệ hiện đại tại đơn vị. Quan trọng là học viên khi ra trường có tay nghề vững vàng, có thể đáp ứng ngay nhu cầu của đơn vị, khi đó người lao động không cảm thấy tự ti, lạc lõng trong môi trường làm việc mới. Chính vì vậy, nên các cơ quan chức năng của Nhà nước nên gắn kết các cơ sở dạy nghề với nhau cũng như giữa các cơ sở dạy nghề với các đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động.

Kết luận chương 3

Căn cứ vào tổng quan lý luận và thực tiễn, phân tích thực trạng công tác quản trị nhân lực, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu Điện Thành Phố Hà Nội.

Các giải pháp tập trung và các vấn đề: hoàn thiện và đổi mới công tác chuẩn bị và tiếp nhận nhân lực, tăng cường công tác tổ chức và sử dụng có hiệu quả nhân lực, tăng cường đào tạo và phát triển nhân lực. Nhóm giải phải này giúp cho đơn vị nâng cao được chất lượng nhân lực sử dụng tại đơn vị, đồng thời tận dụng được tối đa năng lực nhân lực hiện có của đơn vị. Ngoài ra, thực hiện tốt các quan hệ nhân sự trong đơn vị, tăng cường xây dựng văn hóa trong tập thể giúp cho đơn vị cải thiện được môi trường làm việc hiện có, nâng cao năng suất của người lao động.

Các giải pháp trên góp một phần hoàn thiện công tác quản trị nhân lực, giúp đơn vị có cái nhìn mới mẻ hơn về công tác quản trị nhân lực tại đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng tuyển chọn, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, cũng như giúp cho

người lao động có động lực làm việc hơn, nâng cao chất lượng và năng suất lao động. Giúp đơn vị hoàn thành các chỉ tiêu về chất lượng cũng như doanh thu được giao. Để các giải pháp trên đạt hiệu quả cao nhất đơn vị cần có sự kết hợp đồng bộ, linh hoạt áp dụng cho từng thời kỳ và điều kiện sản xuất kinh doanh nhất định.

KẾT LUẬN

Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực đối với bất kỳ doanh nghiệp nào nói chung và đối với Bưu Điện Thành Phố Hà Nội nói riêng là một yêu cầu tất yếu. Bởi nhân lực luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.

Hiện nay, Bưu chính đang dần chuyển sang giai đoạn hội nhập, tự mình phát triển và hạch toán độc lập. Tuy có rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng những thành tựu mà ngành Bưu Chính Việt Nam đã đạt được là những thành công lớn. Tuy vậy, để khẳng định tiền lực của mình trong một nền kinh tế mở như hiện nay, Bưu Chính Việt Nam cần phải đổi mới tư duy kinh doanh, đổi mới công nghệ, liên doanh lên kết, khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh, đó cũng là góp một phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

Để chuẩn bị cho quá trình hội nhập quốc tế, Nhà nước ta đã từng bước mở cửa thị trường Bưu chính, thúc đẩy cạnh tranh để cho các doanh nghiệp tập dượt, làm quen với môi trường cạnh tranh. Thị trường ngày càng trở lên sôi động. Khách hàng ngày càng trở lên khó tính, họ trở lên quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Bưu điện nói chung và Bưu điện Thành phố Hà Nội nói riêng, vì thế đòi hỏi trình độ của mỗi cán bộ công nhân viên phải ngày càng hoàn thiện, nâng cao hơn nữa để đáp ứng với yêu cầu trước mắt cũng như trong tương lai.

Qua những phân tích về tình hình thực hiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Bưu điện Thành phố Hà Nội, ta có thể thấy rằng hoạt động này đã được coi trọng và đã đạt được những thành công nhất định. Bên cạnh sự chỉ đạo thường xuyên của VNPT, Bưu điện thành phố Hà Nội đã có những thay đổi, chuyển biến trong nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, thể hiện ở mục tiêu kế hoạch hàng năm và chiến lược 5 năm của Bưu điện thành phố.

Trong quá trình thực hiện luận văn Thạc sỹ này, với vốn kiến thức và tầm hiểu biết có hạn, cùng với thời gian thực tế nghiên cứu chưa sâu, do vậy luận văn không thể tránh được những điểm hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự thông cảm, xem xét và đóng góp của các thầy cô để bài luận văn này được hoàn chỉnh hơn.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của TS. Đặng Huy Thái cùng ban giám đốc Bưu Điện Thành Phố Hà Nội, đã tạo điều kiện, hướng dẫn tôi hoàn thành bài luận văn này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại bưu điện thành phố hà nội (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)