CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Định hướng phát triển của Bưu Điện Thành Phố Hà Nội
Định hướng phát triển nguồn nhân lực của VNPT đến năm 2020 như sau:
Đổi mới cơ cấu lao động theo chủ trương tăng tỷ lệ đội ngũ cán bộ có trình độ, có tri thức và khuyến khích tăng số lượng cán bộ đã được đào tạo qua các trường trong ngành để có thể nắm được một cách đầy đủ các kiến thức và có những hiểu biết sâu sắc về ngành Bưu chính. Giảm thiểu số lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ thấp như công nhân và số cán bộ chưa qua đào tạo. Điều này nhằm tăng khả năng làm việc và tiếp cận các tri thức mới về ngành Bưu chính trong điều kiện khoa học - kỹ thuật - công nghệ trên thế giới thay đổi từng giờ như hiện nay. Phát triển nguồn nhân lực trở thành nhân tố đầu tiên quyết định tới sự phát triển của VNPT. Xây dựng đội ngũ lao động hợp lý, có trình độ, đội ngũ quản lý có khả năng lãnh đạo giỏi, công tác tổ chức lao động khoa học, tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có để phát huy các tiềm năng của mỗi doanh nghiệp. Như vậy mỗi Bưu điện tỉnh, thành phố cần phát huy tối đa những ưu điểm và hạn chế tối thiểu những nhược điểm của mình nhằm có được những thành công cho chính mình và góp phần vào những thành công chung của ngành Bưu chính. Tập trung đào tạo các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực chủ chốt như Bưu chính- Tin học, như vậy nhằm tạo đội ngũ chuyên gia có trình độ ngang tầm các đối thủ cạnh tranh quốc tế, làm nòng cốt cho công tác nghiên cứu, quản lý, ứng dụng và đào tạo. Với chủ trương như vậy VNPT đã và đang cùng các đơn vị trong toàn VNPT xây dựng ngành Bưu chính của nước ta ngày càng lớn mạnh.
Như vậy có thể thấy định hướng của VNPT là hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển hiện tại của xã hội, để thực hiện tốt được những định hướng trên thì VNPT cùng các đơn vị phải cùng cố gắng với quyết tâm cao, có như vậy thì mới hoàn thành được các kế hoạch đã đề ra, góp phần xây dựng ngành Bưu chính phát triển hơn.
3.1.2. Định hướng chiến lược phát triển của Bưu Điện Thành Phố Hà Nội Ngay từ khi có chủ trương tách Bưu Chính ra hoạt động độc lập, Tổng công ty đã tiến hành xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Bản chiến lược đã được Bộ Thông Tin và Truyền Thông chấp thuận để Tổng công ty chính thức thông qua và triển khai thực hiện. Ngày 29/03/2013, bản chiến lược đã chính thức được công khai, giới thiệu tại hội nghị bàn về các giải pháp điều hành kinh doanh năm 2013 với sự có mặt của toàn bộ đội ngũ cán bộ chủ chốt của Tổng Công ty Bưu Điện Việt Nam và các đơn vị.
Nhận định và dự báo được tình hình, song quá trình triển khai chiến lược Bưu điện Việt Nam đối diện với không ít khó khăn và thách thức. Tổng công ty đã quy hoạch dịch vụ thành các nhóm dịch vụ chủ yếu, căn cứ điều kiện và các yếu tố của thị trường, năng lực của doanh nghiệp, Tổng công ty có kế hoạch phát triển cụ thể cho từng nhóm dịch vụ cũng như là từng dịch vụ cụ thể, trong đó có nhóm dịch vụ Bưu chính chuyển phát vẫn phải là nhóm dịch vụ cốt lõi. Cơ cấu doanh thu tính lương các nhóm dịch vụ đã có sự chuyển dịch đang kể trong giai đoạn 2008 - 2012, sự chuyển dịch này là đúng với những dự báo và phù hợp với diễn biến của môi trường kinh doanh, cụ thể là: nhóm dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin từ 35%
(năm 2008) xuống còn 11% (năm 2012), nhóm dịch vụ tài chính bưu chính từ 7,7%
(năm 2008) tăng lên 16,3% (năm 2012). Việc thay đổi tỷ lệ cơ cấu các nhóm dịch vụ đến cưới năm 2012 là khá tích cực, và các tỷ lệ này còn có sự thay đổi trong những năm tới. Đặc biệt là tỷ trọng nhóm dịch vụ Bưu Chính, chuyển phát tiếp tục tăng lên, do sự phát triển chung của thị trường.
Để đảm bảo mục tiêu phát triển, trong những năm tới, Tổng công ty tiếp tục chú trọng 5 yếu tố: hạ tầng mạng lưới vật lý và công nghệ thông tin, nhóm bưu chính chuyển phát, nhóm tài chính bưu chính, nhóm phân phối truyền thông và phát triền thương hiệu. Với mục tiêu đến năm 2015: doanh thu đạt 12.000 tỷ đồng - 13.500 tỷ đồng, lợi nhuận 100 tỷ đến 200 tỷ đồng, và đến năm 2020, doanh thu đạt 28.000 - 30.000 tỷ đồng, lợi nhuận 600 tỷ - 800 tỷ đồng, giữ ổn định việc làm và thu nhập, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động Bưu Chính. Với
các chỉ số này, Bưu Điện Việt Nam kỳ vọng giữ vai trò chủ lực trong lĩnh vực Bưu Chính của đất nước và là doanh nghiệp Bưu Chính dẫn đầu trong khu vực. Đây là mục tiêu cao nhất và xuyên suốt đối với Bưu điện Việt Nam cũng như Bưu điện Thành phố Hà Nội.
3.1.3. Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của Bưu Điện Thành Phố Hà Nội Phát triển nguồn nhân lực trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của Bưu điện thành phố Hà Nội. Xây dựng cơ cấu nhân lực hợp lý gồm các công nhân lành nghề, các chuyên gia có trình độ cao, các nhà quản lý, các nhà kinh doanh giỏi. Sử dụng hiệu quả lao động và trọng dụng nhân tài nhằm vận dụng, phát huy hết mọi tiềm năng của tập thể, cá nhân của Bưu điện thành phố và của VNPT. Đến năm 2015 đạt chỉ tiêu năng xuất, chất lượng lao động phục vụ Bưu chính có trình độ cao đẳng đại học trở lên.
Hình thành hệ thống lao động được tổ chức ở trình độ cao, có cấu trúc hợp lý về cơ cấu trình độ và ngành nghề đến từng lĩnh vực, từng đơn vị sản xuất kinh doanh, làm rõ trách nhiệm đến từng người lao động. Xoá bỏ tình trạng lao động chưa qua đào tạo. Khắc phục sự chênh lệch trình độ và chất lượng đội ngũ lao động tại các vùng miền, làm cho đội ngũ lao động của toàn Bưu điện thành phố phát triển đồng đều đáp ứng yêu cầu phát triển cao cả về quy mô và chất lượng của mạng lưới, công nghệ và dịch vụ. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao làm việc tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, các cán bộ đầu đàn trên từng lĩnh vực đủ khả năng làm nòng cốt trong quá trình chuyển giao công nghệ, đi tắt đón đầu, góp phần thúc đẩy Bưu chính hội nhập phát triển vào khu vực và thế giới.
3.1.4. Những thuận lợi khó khăn đối với công tác quản trị nhân lực của Bưu Điện Thành Phố Hà Nội
Do công tác đổi mới tổ chức, sản xuất của VNPT và của Bưu điện thành phố diễn ra với tốc độ không như mong muốn đã tạo ra tâm lý thiếu ổn định trong cán bộ công nhân viên.
- Trình độ, năng lực và sự năng động của đội ngũ làm công tác kinh doanh, chăm sóc khách hàng còn nhiều hạn chế.
- Cơ chế phối hợp kinh doanh giữa Bưu điện thành phố và Viễn thông hà nội về một số dịch vụ Viễn thông hiện chưa thực hiện được do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể của Ngành.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên sau khi thực hiện chia tách: tư tưởng bao cấp, thói quen ỷ lại trong cán bộ công nhân viên chậm được khắc phục; trình độ năng lực đội ngũ làm công tác kinh doanh, bán hàng, chăm sóc khách hàng còn nhiều hạn chế; khó khăn trong việc tiếp thu, triển khai các dịch vụ mới tại các điểm giao dịch công cộng, khó khăn trong việc mở rộng dịch vụ, trong quan hệ hợp tác (đại lý các dịch vụ) với Viễn thông tỉnh và các doanh nghiệp khác.
- Trình độ, năng lực và sự năng động của đội ngũ làm công tác kinh doanh, chăm sóc khách hàng còn nhiều hạn chế.
Nhìn một cách tổng thể, những thành công trong công tác quản trị nguồn nhân lực tại BĐTPHN là rất đáng kể. Để có được những thành quả như vậy là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của VNPT; sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền các cấp của tỉnh; sự phát triển của nền kinh tế địa phương góp phần làm cho nhu cầu sử dụng dịch vụ tăng mạnh. Nhưng yếu tố quan trọng nhất chính là sự nhận thức của ban lãnh đạo Bưu điện Thành phố, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc đối với công tác quản trị nguồn nhân lực. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản trị nguồn nhân lực tại đơn vị trong thời gian qua, các yếu tố chủ yếu có thể kể đến:
Khó khăn thứ nhất là tâm lý băn khoăn, lo lắng trong đội ngũ CBCNV, đặc biệt là trong khối SXKD Bưu chính. Sở dĩ có tâm lý như vậy bởi sau khi chia tách, các Bưu điện phải tự hạch toán độc lập, lấy thu bù chi. Không còn sự hỗ trợ của Viễn Thông nên thu nhập của người lao động giảm rõ rệt. Có một thực tế là lực lượng lao động đang phục vụ trong lĩnh vực Bưu chính hiện nay có một số lượng đáng kể các nhân viên có trình độ trung bình, một lực lượng lao động đông đảo không đáp ứng được yêu cầu đổi mới và kinh doanh Bưu chính hiện đại. Vấn đề giải quyết lao động đối với Bưu chính là vấn đề phức tạp và nhạy cảm vì nếu không thực hiện hợp lý thì có thể có ảnh hưởng không tốt tới uy tín và truyền thống ngành
Bưu điện và tâm lý xáo trộn đối với đội ngũ lao động hiện tại, ảnh hưởng tới hiệu quả lao động sản xuất.
Khó khăn nữa là do hiện nay, khoa học công nghệ phát triển ngày càng mạnh.
Các công ty dịch vụ bưu chính tư nhân hoạt động mạnh mẽ. Đây là sự cạnh tranh không hề nhỏ. Yêu cầu đội ngũ cán bộ Bưu chính cần phải có năng lực thực sự, phải có trình độ cao để tồn tại vững chắc trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.