Con người anh hùng trong cuộc sống thời bình

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi sau 1975 của nguyễn khắc trường (Trang 48 - 57)

CHƯƠNG 2. CÁI NHÌN VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG

2.2. CON NGƯỜI TRONG CÁI NHÌN TRÂN TRỌNG, ĐỒNG CẢM

2.2.1. Con người anh hùng trong cuộc sống thời bình

Ngay sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các nhà văn đã nhận thấy vẻ đẹp của con người không hoàn toàn chỉ là sự cân đối về

hình thể, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phong phú của một tâm hồn, vào cách sống và lý tưởng của người đó. Ngòi bút của các nhà văn hôm nay vẫn đang trăn trở trên từng trang viết, sống với từng nỗi niềm tâm sự, chia sẻ với nhiều băn khoăn, nắm bắt từng nhu cầu, thao thức với khát vọng với từng con người ở giữa cuộc đời. Trên tinh thần tích cực ấy, với cái nhìn trân trọng, trong các tác phẩm văn xuôi của mình, Nguyễn Khắc Trường muốn gửi gắm những tâm sự, nhận thức về con người, về mỗi cuộc đời trong hiện tại. Chính vì vậy, mà trong các tác phẩm văn xuôi sau 1975 của ông, nhà văn đã xây dựng nên những nhân vật mang đầy sức sống, sự hăng say, nhiệt tình, lòng nhiệt huyết, sự mạnh mẽ, quyết tâm xây dựng kinh tế chống lại đói nghèo và quyết liệt chống lại cái xấu, cái ác trong cuộc đời. Họ chính là những người anh hùng trong cuộc sống thời bình hôm nay.

Nhân vật trong những tác phẩm văn xuôi viết trước và những năm đầu sau 1975 của ông hầu như chỉ xây dựng một loại nhân vật: Mang phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ hồ với lòng hăng say, nhiệt tình trong nhiệm vụ mới của người lính khi đất nước không còn chiến tranh. Họ là những người có nhân cách cao đẹp, là những con người mang vẻ đẹp của lý tưởng cách mạng, của đức tin thuần tuý vô điều kiện.

Với quan niệm mỗi con người đều chứa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ, kỳ diệu, Nguyễn Khắc Trường đã chú trọng lột tả phẩm chất của con người qua những nhân vật chính diện trong các tác phẩm của ông. Đó là vẻ đẹp cao quý của những người chiến sỹ trẻ với đời sống tinh thần phong phú, biểu hiện một sức sống kỳ diệu của những tâm hồn lạc quan, sự quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách để có thể thành công trên mặt trận mới – mặt trận làm kinh tế. Đằng sau những cuộc đời bình dị, nhà văn đã làm sáng ngời lên phẩm chất tốt đẹp của người lính ở mọi thời đại.

Để thể hiện niềm tin vào phẩm tốt đẹp của người lính dù ở bất cứ nhiệm vụ nào họ cũng hoàn thành rất xuất sắc. Nguyễn Khắc Trường đã miêu

tả những ước mơ cháy bỏng của họ trong việc tăng gia sản xuất ở các nông trường để đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đồng đội, đồng chí và nhân dân của mình. Ở họ luôn cháy bỏng những khát khao là làm sao cho đơn vị mình, nông trường mà mình phụ trách luôn đạt năng suất, chất lượng cao và mỗi thành viên trong đó luôn làm việc nhiệt tình, tích cực vì công việc chung. Sống và cống hiến hết mình trên mặt trận phát triển kinh tế và sau đó họ lại tiếp tục tới những chân trời mới để khai hoang, mở rộng quy mô sản xuất góp phần làm cho nước ta nhanh chóng khắc phục được những khó khăn thử thách sau chiến tranh. Đó là Quỳnh trong truyện ngắn Miền đất mặt trời.

Anh vốn là sinh viên của trường Đại học nông nghiệp, chiến tranh xảy ra, như bao thế hệ thanh niên yêu nước, anh tạm gác việc học hành lên đường nhập ngũ vào chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị - nơi khốc liệt nhất trong những năm chống Mỹ cứu nước. May mắn sống sót sau những năm chiến đấu dũng cảm trên chiến trường, anh được đơn vị cử đi học lớp quản lý kinh tế, rồi được về làm việc ở một cơ quan của Bộ. Nhưng vốn là người thẳng thắn, bộc trực, không quen với sự nhàn rỗi của cuộc sống thời bình nên lúc nào anh cũng cảm thấy trống trếnh bởi sự nhàn rỗi thừa thãi và thờ thẩn cả người.

Trong khi nhiều người mơ ước có được cuộc sống như anh mà không được thì anh lại tự nguyện ra đi khỏi nơi “êm ấm” ấy một cách nhẹ nhàng khi biết thủ trưởng đang tìm người tăng cường cho một đơn vị làm kinh tế dọc đường số 9. Anh ra đi để được trở về với nơi đã găn bó một phần với tuổi trẻ của đời mình, trở về nơi lưu giữ thân xác người bạn thân của mình. Anh trở về đó để hoàn thành ước nguyện của bạn và cả của mình. Và vẫn với tinh thần lao động hăng say, nhiệt tình của người lính, anh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trên mặt trận mới. Những việc làm của anh ở thời điểm đó đã góp phần không nhỏ trong cuộc chiến đấu với biết bao khó khăn của đất nước ta sau những năm chiến tranh khốc liệt. Và quan trọng hơn, việc làm của anh đã giúp cho những người dân sống trên mảnh đất vốn có khí hậu khắc nghiệt,

mảnh đất mà tác giả gọi là “miền đất mặt trời” có được kinh nghiệm tăng gia sản xuất để nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo.

Bên cạnh hình ảnh những người lính trong cuộc sống thời bình, nổi lên trong các tác phẩm văn xuôi của ông còn có các nhân vật mang hơi thở lành mạnh của cuộc sống thời hậu chiến như: Kim Tước, Lưu, Tùng, Đào. Họ là những con người bộc trực, dám nghĩ, dám làm, nhiệt tình trong công việc, dám nhìn thẳng vào sự thật để nói lên sự thật và biết lên án cái tiêu cực, bê bối. Trong tập truyện ngắn Miền đất mặt trời - tác giả viết vào những năm đầu sau khi kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, chúng ta thấy hiện lên những nhân vật nữ: Kim Tước, Lanh. Họ vốn là những kỹ sư nông nghiệp, xung phong làm biệt phái ở các đơn vị bộ đội làm kinh tế. Ở họ luôn có sự hăng say, nhiệt tình trong việc phổ biến kỹ thuật, giúp cho các đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thí điểm, trinh sát, thăm dò tính chất đất đai, phối hợp canh tác làm sao để luôn đạt được năng suất, chất lượng cao nhất trong sản xuất. Quan trọng hơn là giúp nhân dân ta có kỹ thuật và vốn hiểu biết về đất đai để chiến đấu chống lại đói nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, tốt đẹp hơn trên chính quê hương của mình. Họ luôn trăn trở, dằn vặt khi mà những kiến thức, sự hiểu biết của mình không được thủ trưởng đơn vị đón nhận một cách nhiệt tình: “Anh ấy vẫn để đơn vị phát hoang tiếp sao? Vẫn cày tiếp sao? Kim Tước bồn chồn cả người lên. Một cái gì đó chưa rõ rệt như là sự thách thức, thách thức theo “mốt” cuả tự ái, của dỗi hờn trong tâm trí cô.

Khác với lúc nãy, khi ra khỏi cuộc họp, Kim Tước ngường ngượng thấy mình đã gay gắt quá, nhiều lời quá nhưng đến thế mà họ vẫn sắt thép chưa chuyển thì thôi rồi!”[31, tr.39]. Trong công việc, họ luôn thẳng thắn, bộc lộ quan điểm của mình và luôn có tinh thần đấu tranh chống lại những tư tưởng, quan điểm còn lạc hậu trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong những năm đầu sau chiến tranh. Những việc làm đó của họ giúp cho đơn vị, nông trường của mình luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, giúp họ trở thành những

người anh hùng trong cuộc sống thời bình. Còn trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, chúng ta bắt gặp hai nhân vật: Tùng và Đào. Hai người đó có mối tình trong sáng, đẹp đẽ nhưng lại bị ràng buộc bởi mâu thuẫn của dòng họ.

Tuy vậy, đôi trai gái này vẫn tìm đến với nhau, vẫn khao khát, mong chờ hạnh phúc sẽ đến với mình. Tùng là một người đảng viên trẻ nhất xóm Giếng Chùa, tính tình bộc trực, thẳng thắn, sống hết lòng vì công việc, đã được mọi người tín nhiệm, dám phê bình cả người trong họ mình khi họ sai trái. Giữa muôn vàn vụ việc nhếch nhác của các phe phái đương chức, đương quyền khoác trên mình chức danh đảng viên, Tùng đã nghĩ mình phải làm một cái gì đó để phơi bày được sự thật ra ánh sáng. Trước hành động của những kẻ mưu mô, thủ đoạn làm náo động cả một xóm xưa nay vốn bình yên, khiến cho nhiều gia đình rơi vào cảnh bấn loạn, Tùng cảm thấy đau lòng, ấm ức, chỉ “muốn bóc tuốt hết những lớp ngụy trang của họ. Họ là những con nhím, bộ lông của họ là cả một tấm áo đầy những mũi tên nhọn. Bóc đi không dễ nhưng chả nhẽ chịu bó tay mãi sao?” [29, tr.266]. Anh nêu lên chính kiến của mình về sự thay đổi đội ngũ cán bộ để làm sao mọi việc làm được đúng đắn, công bằng hơn: “Hãy để cho những người không vướng bận gì trong quan hệ họ mạc.

Chắc chắn trong công việc họ sẽ vô tư, thẳng thắn và công khai hơn”

[29,tr.340]. Đào là một cô gái vốn xinh đẹp nhất nhì ở trong xóm Giếng Chùa, vừa mạnh mẽ, vừa ương bướng, thẳng thắn. Trước gia cảnh, bố bị bắt lên xã vì việc làm thiếu nhân đức, thì Đào vẫn giữ được thái độ bình tĩnh, cương quyết của một người con gái lớn, một người chị cả trong nhà đảm đang mọi việc. Trong tình yêu, Đào luôn khao khát, mãnh liệt và cũng dễ hờn ghen.

Sống trong bầu không khí luôn phải tranh giành, đấu đá để trả thù nhau của hai dòng họ, thế nhưng Tùng, Đào không bị lôi cuốn, không bị vẩn đục. Đứng trước những vụ việc nhức nhối, cái ác mà họ tộc gây ra, họ cảm thấy xót xa, đau lòng, muốn đứng lên phanh phui hết sự thật và cũng lo cho cuộc tình duyên của mình. Trong cuộc sống ở cái xóm Giếng Chùa, nơi mà thiện ác đan

xen, ai ai cũng gấp rút chuẩn bị, toan tính, âm thầm vun vén cho cá nhân mình thì những con người này lại mang trong mình cái nhìn đúng đắn của người ngoài cuộc với mong muốn đóng góp sức lực để làm một điều gì đó tốt đẹp hơn. Nguyễn Khắc Trường đã phát hiện ra thế hệ thanh niên mới ở nông thôn – những người đang tạo dựng cuộc sống mới với sự phóng khoáng và năng động một cách tinh tế trong xu thế phát triển của cuộc sống nông thôn hiện nay.

Viết tiếp cuộc đời của người anh hùng, từng là niềm tự hào, ngưỡng mộ của mỗi con người Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới thời chống Pháp. Anh hùng Núp – người anh hùng, người du kích Tây Nguyên đã từng in sâu trong tâm trí của tác giả từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường với hình ảnh của một người thanh niên dân tộc Ba-na đầu cuốn khăn, mặc áo cộc để dễ đi rừng nhưng ngực lại đeo đầy huy chương. Với bút ký Gặp lại anh hùng Núp, Nguyễn Khắc Trường đã làm chúng ta càng mến yêu, tự hào và khâm phục hơn về người anh hùng mà cả cuộc đời ông luôn là tấm gương sáng ngời của một con người sống hết mình cho Tổ quốc thân yêu. Vốn là người con của dân tộc Ba-na ở núi rừng Tây Nguyên. Ngày ấy, khi thực dân pháp xâm lược nước ta, khi thấy dân làng mình bị bắt đi phu, đi làm đường và phải ở luôn trên đồn Hà Tam, Núp lúc này đã được người của cách mạng từ đồng bằng tìm đến để giác ngộ tinh thần yêu nước. Núp đã thành lập được một đội du kích gồm 50 người với vũ khí trong tay chỉ có chông và ná nhưng Núp và đội du kích của mình đã diệt được 15 tên địch và giải thoát cho tám người làng mình một cách an toàn. Năm 1953, khi đi dự hội nghị chiến sĩ thi đua của liên khu 5, một mình Núp đã tiêu diệt được 25 tên giặc Pháp. Kết thúc cuộc chiến tranh chống Pháp, 46 tên giặc phải bỏ mạng dưới mũi ná của người anh hùng này. Sự dũng cảm của anh chủ yếu được mọi người biết đến ở tinh thần diệt giặc ngày ấy, nhưng qua ngòi bút của Nguyễn Khắc Trường thì chúng ta còn thấy rõ hơn sự nhiệt tình, hăng say và tinh thần làm việc không

biết mệt mỏi của người anh hùng này trong bất kỳ nhiệm vụ nào. Giữa lúc, cả dân tộc đang vui mừng với chiến thắng vĩ đại thì vợ Núp mất. Núp về lo đám tang cho vợ xong thì được lệnh tập kết ra Bắc. Lúc này, con trai của Núp mới được hơn hai tuổi, Núp địu con trên lưng xuống Quy Nhơn để theo đoàn ra Bắc. Riêng mẹ của Núp, Núp xin cho mẹ được ở lại sống với vợ chồng của người em gái vì mẹ Núp đã già rồi, không còn đủ sức để ra Bắc được nữa.

Qua đây, chúng ta biết thêm sự bất hạnh của người anh hùng trong cuộc sống gia đình, cũng như sự quan tâm của anh giành cho những người thân của mình rất đáng trân trọng. Anh ra Bắc kiên trì học văn hoá, học chính trị rồi về làm việc ở Uỷ ban Dân tộc Trung ương, làm công việc vận động quần chúng học và làm theo chính sách mà Đảng và nhà nước đề ra. Rời núi rừng Tây Nguyên, anh đến với núi rừng Việt Bắc, Tây Bắc để vận động đồng bào các dân tộc vào hợp tác, sống định canh chứ không du canh, du cư như trước đây nữa. Ở đây, chúng ta biết thêm về sự tài tình của anh trong nhiệm vụ mới này.

Với anh, chỉ có tấm lòng và những lời nói thật như đếm để thuyết phục đồng bào nơi đây tin và làm theo chính sách của nhà nước. Ở nhiều nơi, khi mà cán bộ người Kinh thuyết phục không được thì anh lại có cách làm việc riêng của mình. Đó là anh đến với họ, cùng đi nương, làm rẫy, ngủ ở nhà sàn cũng không màn, không chiếu như họ mà không hề có khoảng cách gữa người cán bộ và nhân dân của mình. Thế là đồng bào Tây Bắc, Việt Bắc tin và làm theo chính sách mà anh đã giảng giải cho họ. Vì vậy mà đầu năm 1964, anh được mời về dự Hội nghị chính trị đặc biệt do Bác Hồ đích thân triệu tập, sau đó anh vinh dự được Nhà nước cho đi thăm Cu Ba theo lời mời đích danh của đồng chí Phi Đen Catxtơrô. Trong lúc anh đang ở Cu Ba thì ở nước nhà, Mỹ lộ rõ nguyên hình với mục đích xâm lược của mình. Chúng ngày đêm cho máy bay đem bom ném xuống Vĩnh Linh, Quảng Bình, thành phố Vinh. Khi nghe tin này, nhân dân Cu Ba vô cùng phẫn nộ, anh hùng Núp được mời lên phát biểu trên đài truyền hình của nước bạn về hành vi xâm lược của Mỹ để

nhân dân Cu Ba và thế giới thấy được âm mưu đen tối của Mỹ đối với Việt Nam chúng ta. Đó là một tình cảm đặc biệt, một mối thâm tình hiếm có giữa hai đất nước cách nhau nửa vòng trái đất đã giành cho nhau. Lúc này, anh vô cùng nóng ruột và về nước sớm hơn dự định. Anh về để xin được trở lại quê hương, nơi gắn bó máu thịt của cuộc đời mình. Cuối năm 1964, anh được trở lại miền Nam, về với núi rừng Tây Nguyên tiếp tục làm công tác dân vận để vận dụng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên theo Đảng, theo cách mạng để chống lại giặc Mỹ xâm lược. Từ đó cho đến khi đất nước hoàn toàn giải phóng và cho đến tận sau này, ông đã trải qua nhiều cương vị như bí thư huyện uỷ, làm phó chủ tịch, rồi chủ tịch tỉnh Gia Lai, rồi khi hai tỉnh Gia Lai – Kon Tum sát nhập, ông làm chủ tịch mặt trận của tỉnh. Dù ở cương vị nào, ông cũng đem hết lòng nhiệt tình, niềm yêu thương đối với đồng bào, dân tộc mình để khơi dậy lòng yêu nước, căm thù giặc của họ, giúp họ hiểu và làm theo lý tưởng của Đảng, để mỗi người trên mảnh đất quê hương ông không làm việc xấu, trở thành người công dân tốt của đất nước thân yêu. Ở đâu và lúc nào, ông cũng là người mở đường, khơi dậy phong trào và khi phong trào phát triển, ông lại tiếp tục hành trình đến nơi khác để tiếp tục làm công tác dân vận của mình. Nhờ có ông mà trong những năm tháng giặc Mỹ xâm lược, lợi dụng sự thật thà, tin người của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên – những người dân “chưa bao giờ đi sa hơn cái rẫy của mình”[32, tr.11], chúng sử dụng những trò mị dân để người dân khai ra những cán bộ nằm vùng đang hoạt động ở đây hay những chính sách làm cho nhân dân chống đối lại cách mạng, chính quyền đã được ngăn chặn kịp thời, góp phần làm nên thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của dân tộc ta. Ông cũng là người luôn gương mẫu trong mọi chính sách mà mình triển khai đối với nhân dân. Cụ thể, khi vận động người dân ra rẫy làm ăn chống lại cái đói, trong những lúc không họp hành, ông vác rựa đi phát rẫy trồng lúa, trồng ngô để dân làm theo.

Hay sau này, khi đã là chủ tịch mặt trận của tỉnh, ông vẫn mang thùng, mang

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi sau 1975 của nguyễn khắc trường (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)