Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi sau 1975 của nguyễn khắc trường (Trang 82 - 91)

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG

3.1. KHÔNG GIAN – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

3.1.1. Không gian nghệ thuật

Theo thi pháp học, nếu hiện thực đời sống tồn tại trong không gian thực, không gian vật lý thì hình tượng văn học lại tồn tại không gian nghệ thuật. Đó chính là “hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó… Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học”[9, tr.160-161]. Là một hình tượng nghệ thuật, không gian trong tác phẩm văn học mang tính ước lệ, gắn với cảm thụ về không gian của nhà văn, nên mang tính chủ quan. Nó “có tác dụng mô hình hoá các mối liên hệ của bức tranh thế giới như xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự”[9, tr.161]. Trong tác phẩm văn học, không gian nghệ thuật thể hiện tập trung qua cách nhìn, điểm nhìn, điểm quan sát, điểm nhìn không gian (xa, gần, cao, thấp), điểm nhìn thời gian, điểm nhìn tâm lý, tư tưởng…

Những tác phẩm văn xuôi sau 1975 chủ yếu miêu tả con người và cuộc sống xã hội thời hậu chiến với những đề tài nổi cộm về gia đình, xã hội…

Ngoài việc phê phán các tàn dư của xã hội cũ, các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, những bệnh quan liêu bảo thủ…, văn xuôi giai đoạn này còn đặt ra những vấn đề đạo đức, thế sự, hướng vào những giá trị nhân bản, đề xuất chuẩn mực những giá trị đạo đức mới cho phù hợp với thời đại mới, đồng thời những vấn đề riêng tư trong cuộc sống hằng ngày cũng được nhiều văn nghệ sĩ quan tâm. Đặc biệt sau đổi mới, trong văn xuôi lại nổi bật lên khuynh hướng “nhận thức lại hiện thực”. Nhiều vấn đề xã hội đối với các nhà văn

không còn là sự ngợi ca, khẳng định một chiều mà đã được đem ra phân tích, phán xét dữ dội. Vì vậy, không gian nghệ thuật với nhiều mảng khác nhau cũng được các nhà văn chú trọng khai thác. Bên cạnh không gian thực còn có không gian ảo, không gian tâm tưởng gắn liền với quá khứ, tâm linh và những hoài niệm của con người.

Trong các tác phẩm văn xuôi sau 1975 của Nguyễn Khắc Trường, không gian quá khứ và hiện tại đan xen lẫn nhau. Trong truyện ngắn Thác rừng, tác giả miêu tả một tiểu đoàn pháo cao xạ chiến đấu ở chiến trường Bình – Trị - Thiên đang tiến vào giải phóng Thành phố Huế trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Mở đầu câu chuyện là không gian của một chiếc hầm được gọi là sở chỉ huy của tiểu đoàn, nơi đây sẽ diễn ra cuộc họp của tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó và chính trị viên của tiểu đoàn để nắm tình hình của đơn vị về các mặt như chất lượng bộ đội, tình hình của địch, trang bị, hậu cần… và bàn phương án tác chiến chiến đấu mới của tiểu đoàn do An đề xướng. Rồi từ việc bàn bạc, xem xét có nên thay đổi theo phương án đề xuất của An hay không thì đã xảy ra những nghi ngờ, những suy nghĩ không vừa ý về nhau của hai người vốn là bạn thân với nhau từ trước. Từ đó, không gian ký ức hiện về trong suy nghĩ và kỷ niệm của An. Đó là không gian của ban tham mưu – đơn vị cũ của An ở cạnh một làng chài của vùng đất Quảng Trị, nơi ghi dấu kỷ niệm về những rung cảm đầu đời của người chiến sĩ trong những năm chống Mỹ cứu nước. Kỷ niệm đó cũng khơi nguồn cho An nhớ về mối thân tình giữa An và Đàm – tiểu đoàn trưởng khi hai người còn ở trường Quân Chính, nhớ về việc làm của Đàm khiến An luôn khâm phục khi mà Đàm đã từ bỏ gia đình để xung phong đi lính chiến đấu ở chiến trường Việt Bắc, Điện Biên trong những năm chống Pháp. Khi mà cuộc họp chưa đưa ra quyết định cuối cùng về phương án tác chiến mới của An, thì đơn vị đã có lệnh mỗi cán bộ phải trực tiếp đi với một cánh quân của mình để triển khai công tác chiến đấu. Đại đội do An phụ trách lập được chiến công lớn. Khi các đại đội hành

quân chiến đấu, thì Đàm ở lại sở chỉ huy luôn sốt ruột vì không nhận được tin gì về đại đội của An. Gần sáng, An báo về với thắng lợi chưa từng có ở tiểu đoàn từ trước đến nay khiến cho Đàm quyết định rời sở chỉ huy, bám theo đại đội của An, nghĩa là lúc này Đàm đã đồng tình với phương án tác chiến mà An đã đề xuất. Thế rồi, khi Đàm lên được mỏm đồi cao nhất ở Khe Sanh để quan sát toàn bộ trận đánh của đại đội An ở Cồn Cỏ, với lời nhắc nhở kịp thời của Đàm đã giúp cho An và đại đội của mình nhận rõ hơn nhiệm vụ chính của đại đội và tiếp tục giành được thắng lợi lớn về cho tiểu đoàn của mình.Vậy là, với phương án tác chiến đúng đắn được kiểm nghiệm qua thực tế chiến đấu đã làm nên chiến thắng cho tiểu đoàn, tạo điều kiện cho chiến dịch giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước của quân và dân ta ngày càng tiến sâu hơn. Với thủ pháp hồi tưởng, đồng hiện, Thác rừng đã đan lồng hiện tại và quá khứ vào nhau, tạo nên những không gian không liền mạch, giúp ta thấy được khí thế sục sôi, hào hùng, khẩn trương của quân và dân ta trong những năm chống Mỹ, cứu nước. Bên cạnh đó, nó cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những suy tư, trăn trở của những người lính luôn lo lắng, suy nghĩ, lập kế hoạch tác chiến đúng đắn để đạt được kết quả cao nhất cho tiểu đoàn của mình.

Đến Miền đất mặt trời thì sự đan xen giữa không gian quá khứ và hiện tại tiếp tục được tác giả phát huy và thể hiện đậm nét hơn. Ở Chuyện chép bên bờ sông Cao Nguyên mở đầu câu chuyện là không gian của dòng sông Pô – Cô ở thời điểm hiện tại khi mà nhân vật Tôi đang dừng lại bên bờ sông, dừng lại bên kỷ niệm của chính mình cách đây 3 năm. Lúc này, Tôi đang cảm nhận về sự đổi khác của quang cảnh nơi đây, cùng với những kỷ niệm đang hiện về nguyên vẹn trong anh, khi mà trước đây chính dòng sông này đã cứu anh thoát khỏi sự truy đuổi của địch muốn bắt sống anh và một cô du kích.

Giờ đây, anh tìm về với mảnh đất này để thăm lại người con gái ấy. Tiếng mìn nổ đì đoành ở chân núi Cơ – păng đã đưa anh thoát ra những suy nghĩ

miên man về lại không gian hiện tại, không gian của đơn vị anh đang phá mìn, mở đất để trồng ngô, trồng lúa trên mảnh đất vốn đã hoang dại, lại thêm bom đạn trong những năm tháng chiến tranh tàn phá nên đã làm cho đất đai ở đây sức cùng lực kiệt. Giờ đây, mồ hôi của những người lính sẽ làm cho đất trẻ lại, làm cho đất được hồi sinh, bước sang tuổi mới. Khi anh đi qua sông trên một chiếc mảng to thì không gian kí ức lại hiện về với cánh đồng hôm anh băng qua dưới làn đạn của địch với những hố bom còn xếp ngổn ngang.

Anh dừng lại bên nền đất trước đây vốn là ấp chiến lược, giờ đây đã là những bụi chuối, những lô cà phê xanh mướt lúc nào cũng “rì rào, vồn vã, mời chào mọi người”[ 31, tr.4] đến để khai hoang, mở đất, đem lại cuộc sống ấm no cho những người dân nơi đây. Không còn dấu vết của những ụ súng, những rãnh đường hào lợp bằng tôn cuốn như trước đây nữa nhưng anh vẫn nhớ như in từng ổ đề kháng của địch đã bất ngờ tấn công đơn vị anh và chính trong lúc ấy đội du kích đã xuất hiện giải vây kịp thời và nó đã làm nảy sinh một tình cảm đặc biệt trong anh với cô đội trưởng đội du kích. Và giờ đây khi bước chân anh đã đi khắp các nẻo đường khói lửa, anh lại tìm về nơi lưu giữ những kỷ niệm ngọt ngào nhất của cuộc đời mình. Từ không gian của hiện tại, kí ức của anh lại tìm về những năm tháng anh đã sống và chiến đấu ở đây cùng với người con gái ấy đã giúp anh và đơn vị của mình vượt qua những khó khăn, gian khổ trong những ngày tháng chiến tranh ác liệt nhất . Từ đó, đã làm nảy sinh trong anh niềm khâm phục về tinh thần quả cảm, sự kiên cường, và cuộc đời gian khó của người con gái mà anh thầm thương, trộm nhớ. Chính tình yêu đối với con người nơi đây đã làm nảy sinh tình cảm mến yêu đặc biệt của anh với mảnh đất vốn không phải là quê hương của mình. Và chính lúc này đây khi anh đang bước qua những dải đất ba dan vừa mới vỡ, hồng đượm dưới ánh nắng trưa rực rỡ thì mỗi bước đi của anh lại gọi về một kỷ niệm của đời mình. Và với anh thì giờ đây: “những kỷ niệm đã gọi ta về với đất, và mảnh đất gọi ta về với nhau”[32, tr.14]. Như vậy, sự đan xen giữa không gian

hiện tại và quá khứ đã giúp cho nhân vật tôi thể hiện những suy nghĩ của mình ở thời điểm hiện tại, từ đó khơi nguồn cho những kỷ niệm chất chứa trong lòng được bộc lộ rõ ràng, cụ thể và ấn tượng hơn. Ngoài truyện ngắn này thì ở Câu chuyện ngày đầu, Mưa nguồn, Miền đất mặt trời, sự đồng hiện giữa không gian hiện tại và quá khứ tiếp tục giúp tác giả tái hiện lại được không khí ác liệt của chiến tranh trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.

Và giờ đây khi chiến tranh đã kết thúc, những người lính lại tìm về với những mảnh đất này để tiếp tục chiến đấu trên một mặt trận mới – mặt trận lao động sản xuất, làm giàu cho Tổ quốc và cũng là tìm về với không gian lưu giữ những kỷ niệm thiêng liêng nhất của cuộc đời mình.

Cũng với cách kết cấu đồng hiện về thời gian, trong Gặp lại anh hùng Núp, tác giả đã tạo ra được một không gian mênh mông, rộng lớn để ghi lại những việc làm, những cống hiến của người anh hùng, người con tiêu biểu của dân tộc Ba-na đã làm cho đồng bào, cho tổ quốc thân yêu. Mở đầu tác phẩm là không gian hiện tại của thị xã Plây-cu, nơi gặp gỡ của tác giả với người anh hùng mà người ta vốn biết nhiều về ông với chiến công diệt giặc pháp khi trong tay chỉ có vũ khí thô sơ là ná và chông. Từ không gian hiện tại này, tác giả tái hiện lại chiến công của người anh hùng trong những năm chống pháp khi anh hùng Núp thành lập được đội du kích của mình trên mảnh đất quê hương để chiến đấu với kẻ thù xâm lược. Tiếp đó là không gian của núi rừng Việt Bắc, Tây Bắc lại hiện ra với phẩm chất của một con người sống và làm việc bằng tình cảm và tấm lòng chân thật của mình để vận động đồng bào nơi đây sống và làm theo chính sách của nhà nước. Và rồi, không gian của đất nước Cu-Ba hiện lên với những tình cảm mến yêu của người dân nơi đây giành cho người anh hùng này và đất nước Việt Nam chúng ta, khi mà anh hùng Núp vinh dự được nhà nước cho đi thăm Cu- Ba – một đất nước ở cách chúng ta nửa vòng trái đất, nhưng lại có tình hữu nghị đặc biệt giữa nước ta và nước bạn. Trong khi anh hùng Núp đang ở nước bạn, thì ở Việt Nam,

Mỹ liên tục ném bom xuống các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An để gây sự với chính quyền ta ở miền Bắc và tiêu diệt ý chí chiến đấu thống nhất nước nhà của quân và dân ta. Vì vậy, anh hùng Núp nóng lòng về nước sớm hơn dự định. Anh về để xin được trở lại Tây Nguyên để giúp đồng bào mình chiến đấu với giặc Mỹ dã man và thâm độc hơn giặc Pháp rất nhiều. Từ đây, không gian của nhà rông, của các buôn làng, các xã ở huyện An Khê, ở tỉnh Gia – Lai được tác giả thể hiện với những phong tục, tín ngưỡng, lòng yêu nước của dân tộc Ba – na dưới việc đưa đường, dẫn lối trong nhận thức của người anh hùng luôn hăng say, nhiệt tình trong công việc của mình. Đó là không gian của làng Sít –tơ, của chân núi Tơ –gu hiện lên với núi non hiểm trở đã giúp anh hùng Núp và dân làng mình đánh lại giặc Pháp, rồi sau khi tập kết trở về, bí thư huyện uỷ Núp đã cùng những đội du kích tìm cách vây hãm không cho quân Mỹ trở về, đến không gian của làng K, nơi có nhiều hộ dân theo giặc Mỹ trong chiến tranh và theo chế độ Phun-rô khi đất nước đã hoà bình, với sự thành công của anh hùng Núp trong cuộc vận động người dân quay về với đảng, với chính quyền, là không gian của nhà rông, nơi gắn với những sinh hoạt mang ý nghĩa thiêng liêng của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên… Bằng trái tim và tình yêu chân thật mà ông giành cho đồng bào, dân tộc, tổ quốc của mình mà ông đã gặt hái được nhiều thành công trong từng nhiệm vụ. Nhờ có những hy sinh, cống hiến thầm lặng của ông mà các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đến và được thực hiện một cách tốt đẹp ở khắp các buôn làng của dải đất miền Tây luôn nóng bỏng về tình hình chính trị cả trong thời chiến lẫn thời bình do sự hạn chế về trình độ hiẻu biết của người dân nơi đây dễ bị kẻ thù lợi dụng, lôi kéo để chống lại chế độ, nhà nước ta. Tái hiện lại không gian mênh mông của núi rừng Tây Nguyên – nơi in dấu những việc làm thầm lặng của người anh hùng dân tộc, Nguyễn Khắc Trường đã giúp chúng ta càng khâm phục, tự hào và hãnh diện hơn khi

đất nước ta có một con người vĩ đại trong cách sống và cách làm việc của người anh hùng này.

Bên cạnh sự đan xen giữa không gian quá khứ và hiện tại, thì trong sáng tác của Nguyễn Khắc Trường còn nổi bật lên hình tượng của không gian kỳ ảo. Tiêu biểu là trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, bởi ở đây, nhà văn đã đưa thế giới “ma” bện chặt vào đời sống người dân Giếng Chùa một cách khéo léo. Đó có thể là ma từ xa xưa, ma chết, ma trong ký ức của người già đầy bí hiểm và sợ hãi… tất cả hiện lên một không khí nặng nề:

“Nhìn chả thấy người đâu, toàn ma! Những người thân ngồi đấy mà cấm còn nhận ra ai nữa! Càng nhìn càng thấy đúng là những ụ mối, những bao bì dựng ngược, cái cao, cái thấp lố nhố đầy nhà! Những con ma tham, ma ác từ đấy chui ra. Con nào cũng lành chanh lành chói mồm năm, miệng mười, chẳng còn bùa đâu để yểm cho xuể”[29, tr.15]. Với bút pháp hư thực, Nguyễn Khắc Trường đã vận dụng lối kể chuyện hư ảo của dân gian để tạo nên một bức tranh đầy sắc khí huyền hoặc, ly kỳ. Ở mảnh đất Giếng Chùa, từ thời xa xưa người dân đã đồn đại, kể lể với nhau những câu chuyện về con ma ghê rợn và được gắn liền với câu ca: “Ai may được ngọc Giếng Chùa, rủi ai núi Bụt thả bùa ma trêu” [29, tr.9]. Ngay ở núi ông Bụt cũng trú những con người ma đang lởn vởn trong vùng cây cối rậm rạp, um tùm. Tại đó có “hổ, báo, bướm trắng, trăn gió, rắn đầu vuông có mào đỏ chon chót như mào gà và đặc biệt là nhiều ma”[29, tr.9]. Những người dân đi chợ từ rất sớm đã trông thấy núi ông Bụt và khiến cho họ từ con người đành hanh lại trở thành lú lẫn, đờ đẫn: “Có lần đến núi ông Bụt thấy một người đàn ông đi trước mình chỉ mươi bước chân, dáng đi ve vẩy như đàn bà, trông chậm mà không tài nào theo kịp. Gọi mãi người ấy mới quay lại thì thấy mặt như nặn bằng phấn, miệng bỗng nhe ra cười khanh khách, cười liền một hơi không dứt, hơi phả ra lạnh toát. Chớp mắt một cái, người đàn ộng lại biến mất” [29, tr.10].

Hay là câu chuyện về người đàn ông đi thả lươn bắt gặp được ma ru con trên

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi sau 1975 của nguyễn khắc trường (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)