Ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi sau 1975 của nguyễn khắc trường (Trang 96 - 105)

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG

3.2.1. Ngôn ngữ trần thuật

Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn ngữ văn học là hình thái hoạt động ngôn ngữ mang ý nghĩa thẩm mĩ giúp nhà văn xây dựng những hình tượng văn học, tái hiện lời nói và thế giới tinh thần của con người. Là công cụ của tư duy, là phương tiện truyền đạt tư tưởng, tình cảm, nên khi tư duy nghệ thuật của nhà văn thay đổi thì ngôn ngữ nghệ thuật cũng có những biến động, đổi thay. Văn xuôi sau 1975 nói chung và trong truyện ngắn, bút ký, tiểu

thuyết của Nguyễn Khắc Trường nói riêng có chiều hướng tạo ra nhiều vị thế mới cho nhân vật văn học; giữa tác giả và nhân vật văn học đã có sự đổi thay căn bản trong quan hệ. Nhân vật đồng đẳng với tác giả về mặt tư tưởng và chính hiện thực được phản ánh cũng phải được chủ thể trần thuật quan niệm như một đối tượng cần được khám phá nhiều phía, nhiều chiều.

Cùng với mạch nguồn đổi mới văn học sau 1975, Nguyễn Khắc Trường đã cố gắng tìm tòi để không ngừng tự đổi mới ngòi bút của mình. Từ quan điểm trần thuật theo hướng sử thi khi viết về chiến tranh, ông đã nhanh chóng chuyển sang xu hướng trần thuật xoáy vào đời tư - thế sự với khả năng thâm nhập sâu sắc vào các ngõ ngách của cuộc sống để phân tích và khám phá cái vẻ đẹp phong phú, phức tạp của nó với tất cả các cung bậc tình cảm, đạo đức của con người trong xã hội đương đại.

Ngôn ngữ trần thuật trong văn xuôi của Nguyễn Khắc Trường có sức gợi cảm sâu sắc từ việc miêu tả cảnh vật đến việc khắc họa tính cách nhân vật trong tác phẩm. Khi miêu tả mùa mưa ở Tây Nguyên, nhà văn sử dụng những từ ngữ hết sức gợi cảm, đi sâu vào lòng người : ‘‘Mùa mưa như một người yêu nồng nàn đầy sinh lực, vừa trở về đã đánh thức cả dòng sông đang khô gầy bừng trẻ lại như lột xác. Những con sóng mang sắc đất ba dan nâu sẫm màu bánh mật, nô giỡn xua đuổi nhau vồ vập,nhảy vờn lên những thân xà nu bên bờ, phù sa quét tươi óng như một lớp mỡ vàng. Nắng non màu hoa cải trải lai láng cả một vùng sông nước’’ [31, tr.3] . Hay hoàng hôn ở vùng đất này cũng hiện ra thật rõ ràng, cụ thể với những đặc trưng về khí hậu nơi đây vào thời điểm tháng 4:“Ráng chiều đỏ cháy trên dãy Chư – pi – ang. Gió nóng như một con ngựa chứng cau có chạy rông khắp cao nguyên, nó ào ào thốc qua khu rừng le thân táp vàng như ngướng, rồi bất thần hẫng chân đổ xoài xuống cánh đồng ‘’30 tháng 4’’, cuộn lên những lớp bụi nâu khô rang như bom đánh’’[31, tr. 36]. Hay khi miêu tả cơn giông ở mảnh đất Tây Nguyên này, tác giả cũng đã để lại những ấn tượng sâu sắc khó quên trong

lòng người đọc : "Hai người còn đang rủ rỉ thì ngoài trời bỗng ầm ù nổi gió.

Những ống tre ở hồi nhà kêu ù oà, rối rít lên vu vu như sáo diều. Huỳnh sập cửa, lách ra nhìn bầu trời đen vần vụ. Lạnh như vẩy nước. Phía núi Chư-pi- ang ai vẫn đang đốt hoang. Một dải lửa mềm uốn éo thắt ngang lưng chừng đồi, thắt ngang lưng chừng trời, chói lọi như chiếc vòng vàng. Gió mỗi lúc một đùng đùng, ném từng khối lạnh vun vút, trơn tuột qua mái tôn. Chớp lằng nhằng. Sấm khàn khàn, rè đặc bị nuốt chửng giữa cao nguyên mênh mông’’[31, tr. 54]. Cũng như khi miêu tả về cây hồ tiêu, tác giả cũng làm cho người đọc có thể hình dung ra được hình dáng, đặc điểm của loài cây này dù chưa lần nào nhìn thấy : "Khi Quỳnh đến thì những cành ươm đã bén rễ, đang trưởng thành làm một cây mới. Thân được chăm bẵm non trẻ lại, lớp da đang nâu mốc như da người già bỗng tươi thắm lên, ngả màu hồng tím. Từ những đốt dây, những mầm lá xanh hình quả tim đang trổ ra, đang mở những cặp mắt xanh ngơ ngác. Xung quanh lá có một màng tai bao lấy bảo vệ mầm non, trông mỏng manh đến ái ngại !’’[31, tr.92]. Hay khi miêu tả khí hậu của vùng đất Quảng Trị , tác giả viết : "Gió chiều đang dậy lên. Cây đáp lời rì rào trò truyện. Gió thổi dọc theo trục đường 9. Con đường chiến lược đỏ rực thương tích và chiến công này, chạy tới đây bị ép vào giữa hai sườn đồi.

Chiều chiều gió Lào ràn rạt thổi từ tây sang đông, chạy phong phóng theo trục đường nên dân bản gọi nôm na là Khe Gió với với những tên làng nghe nóng nực quá : Làng Trọc, Làng Sỏi, làng Suối Cạn. Còn những người ở xa tới thì gọi dải đất hừng hực này là miền đất mặt trời. Miền đất mà mùa nào mở mắt ra cũng gặp nắng. Nắmg nhuộm xanh da trời và nắng lặn trong da người. Nắng đốt rám vỏ cây và nắng lặn hồng trong đất’’. [31, tr.119]. Khi miêu tả cái đói vào những ngày giáp hạt của xóm Giếng Chùa, nhà văn rất tinh tế khi cảm thấy được : "Cái cười lúc đói không ra tiếng, lại bóp cho héo quắt cả mặt, trông mà nẫu cả ruột !...Nồi niêu lúc nào cũng há cái miệng rỗng nhẵn như đầu ông bụt’’[29, tr.7 – 8]. Nguyễn Khắc Trường còn có biệt

tài tạo ấn tượng trong việc miêu tả nhân vật. Miêu tả hình ảnh người lính trong chiến tranh, tác giả có khả năng tạo hình bằng cách sử dụng liên tiếp các từ láy: "An đỏ mặt, đưa tay cào cào mái tóc rối, nhìn xuống ống quần xắn

‘‘móng lợn’’ của mình, chợt thấy luộm thuộm, lùi sùi hẳn khi đứng bên Đàm bệ vệ, sạch sẽ từ đôi giày đến quần áo, phong thái làm việc thật ung rung’’

[30, tr.47] ; vẻ đẹp của một cô gái được tác giả cảm nhận :‘‘Lanh, kỹ thuật viên của đại đội là một cô gái đẹp. Từ dáng người thon lẳn, đến làn da, khoé miệng...’’ [31, tr.15] ;hay một giám đốc của nông trường sản xuất kinh tế sau chiến tranh :‘‘Còn trẻ và cao lớn, giám đốc Quỳnh với khuôn mặt vuông vức đen đỏ, ngồi bên vừa gấp ghé cặp mắt nghi ngại nhìn sang quyển sổ như thầy tướng ...’’[31, tr.77] ; đám trai làng ở tuổi mới lớn ở xóm Giếng Chùa được tác giả miêu tả : ‘‘chân tay khềnh khàng chưa định hình, da mặt trông óp quá, mặt mũi thô gầy góc cạnh, ...nước da mai mái, cặp môi khô, cả hàm răng cũng khô. Tiếng cười thiếu ăn khô tông tốc’’ [29, tr.18] hay là khuôn mặt của Thó trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma : ‘‘cái cằm vốn đã nhọn, giờ cái đói càng vót cho nhọn hoắt như bút chì’’[31, tr.72]. Thông qua những hình ảnh đặc sắc trên, tác giả đã giúp người đọc hình dung được khung cảnh và con người một cách cụ thể, sinh động và gợi cảm.

Tác giả sử dụng cách viết giàu hình ảnh nhưng không lấy làm cầu kỳ mỗi khi ông muốn xoáy sâu vào một vấn đề gì đó. Để tái hiện hình ảnh của một người lính vô tư, lạc quan trong công việc, tác giả viết : ‘‘...mình đã làm những việc nghiêm chỉnh rồi ; chứ sao nữa, đánh giặc và lao động, đổ máu và mồ hôi mà không nghiêm chỉnh ? Vậy thì sống hàng ngày hãy vui vẻ, bơn bớt cái sự quan trọng trong công việc để nó ít gây cho ta sự khô khan, sự thách đố quá tầm’’ [31, tr.70]. Đôi khi một người lính vốn quen với sự bận rộn trong chiến tranh, nay trở về với cuộc sống thời bình, anh luôn thấy mình nhàn rỗi quá, tác giả viết : ‘‘Vốn quen với nền nếp sít sao chặt chẽ, nên những ngày đầu của cuộc sống ‘‘dân sự’’, người Quỳnh lúc nào cũng hâng hẫng

như ngồi trên đệm bông’’[31, tr.88]. Hoặc để nói lên âm mưu, thủ đoạn của Hàm trả thù Phúc bằng việc đào mộ bố Phúc lên trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, tác giả viết : ‘‘Thì phen này ông sẽ cho cả họ nhà mày ăn bùn ! Ăn bùn !’ [29, tr.64] . Để miêu tả bản chất ranh ma, gian xảo của Thủ, chỉ cần thông qua câu nói của ông ta khi nghe tin ông Hàm bị bắt: “- Sao? Hai ông già mà đánh nhau à!”[29, tr.105]. Câu nói tưởng chừng như ngớ ngẩn ấy đã che giấu được suy nghĩ lo lắng, bối rối, hoảng sợ trong con người của nhân vật này. Nói về vị thế cũng như cái khôn cái dại của con người, Nguyễn Khắc Trường viết: “Được đưa tay cuối xuống nâng một người khác bao giờ cũng dễ chịu hơn rất nhiều là phải kiễng chân để xin ân huệ”[29, tr.120] và “Tiền và gái xem ra ít ai chê, nhưng người khôn thì chỉ thích ngầm thôi, chứ anh nói toẹt ra là thích, thế là anh toi đời”[29, tr.124].

Miêu tả ông Phúc với “tư thế của người quyền biến với cặp mắt ba góc nhìn cứ ngằm ngằm” [29, tr. 14] đến Tám lé “anh chàng thợ húi đầu có cặp mắt hiếng như bánh xe sang vành” [29, tr.191] cũng tạo nên được tính cách độc đáo của nhân vật.

Những trang văn của Nguyễn Khắc Trường thể hiện vốn sống phong phú về từ ngữ của tác giả. Các thành ngữ, tục ngữ được nhà văn đưa vào tác phẩm một cách linh hoạt, khéo léo làm cho lời trần thuật thêm sức hấp dẫn, sinh động. Hàng loạt những thành ngữ được nhà văn sử dụng trong các tác phẩm của mình như: “Chân ướt, chân ráo”[30, tr.48]; “Dây cà ra dây muống”[30, tr.50]; “Vung tay quá trán”[30, tr.52]; “Sống vô gia cư, chết vô địa táng”[30, tr.55]; “Chín người mười tính”[31, tr.15]; “Mưa nguồn chớp bể”[31, tr.22]; “Không có lửa làm sao có khói”[31, tr.27]; “Đèn ai nhà nấy rạng” [31, tr.31]; “Miếng ăn, miếng trả”[31, tr.32]; “Tiền trao cháo múc”[31, tr.40]; “Một người lo bằng kho người làm”[31, tr.50]; “Đầu xuôi đuôi lọt”[31, tr.79]; “Trăm nghe không bằng một thấy”[31, tr.79]; “đứt đuôi con nòng nọc”[31, tr.83]; “dở mê dở tỉnh”[31, tr.85]; “Liệu cơm gắp mắm”[31, tr.111];

“Tán hươu tán vượn”[31,tr.112]; “Hởi lòng hởi dạ”[31, tr.113]; “Ở hiền gặp lành”[31, tr.121]; “Cưa sừng làm nghé”[31, tr.125]; “Nước lã mà vã nên hồ”

[29, tr.6]; “Ra rả như cuốc kêu”[29, tr.12]; “Cứ nhao nhao như chào mào ăn don”[29, tr.14]; “Bóc ngắn cắn dài”[29, tr.16]; “Sông có khúc người có lúc”[29, tr.20]; “Nhất thanh nhì sắc”[29, tr.20]; “Khô chân gân mặt, đắt tiền cũng mua”[29, tr.78]; “Sống để dạ, chết mang đi”[29, tr.81]; “Bán mặt cho đất, bán lưng cho giời”[29, tr.109]; “Giỏ nhà ai, quai nhà nấy” ;[29, tr.142];

“Một giọt máu đào hơn ao nước lã”[29, tr.191]; “Cá chuối đắm đuối vì con”[29, tr.197]. Bên cạnh đó, từ ngữ mang tính chất “lính” cũng được nhà văn vận dụng trong cách nói năng của nhân vật: “Ông này hẳn khá, nên “bố”

Đàm mới hậu hĩ như vậy!”[30, tr.52]; “Làm một hơi cho bổ phổi”[30, tr.54];

“Ngủ ngáy quên cả vợ”[30, tr.54]; “Hình như hai tay này có gì khúc mắc”[31, tr.15]; “Chiều chiều các tướng hắc lào vẫn ra ngâm người trị bệnh”[31, tr.24]; “Ý “các cụ” muốn “đổi” cho ta một kỹ thuật viên khác”[31, tr.32]; “Tay nghề “mùi” lắm!”[31, tr.41]; “Sao không cho anh em vài đường cơ bản?” [31, tr.50]; “Rồi ông xem, ta sẽ lại có những trận đánh thắng ngoài dự kiến”[31, tr.54]; “ba mươi sáu tuổi, vẫn trưởng ban phòng không, nhưng điệu bộ lại tỏ ra bất cần lắm”[31, tr.96]; ““Bắn” điếu thuốc lào giòn tanh tách”[31, tr.127]; “Một tấc không đi, một li không rời”; “Đánh đổ từng bước, đánh lui từng bộ phận, tiến tới làm chủ hoàn toàn tình thế”[29, tr.327]; “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”[29, tr.373]; “hai bên lui vào thế phòng ngự, chốc chốc lại câu pháo sang nhau”[29, tr.375].

Để tạo cho trang văn thêm sinh động, gần gũi, dễ đi vào lòng người, gây ấn tượng khó phai cho người đọc, Nguyễn Khắc Trường đã đưa những lời ăn tiếng nói hàng ngày, từ ngữ địa phương vào trong tác phẩm: “Tay này làm ăn được đây! Hiệp đồng với hắn chắc dạ đấy”[30, tr.47]; “Thấy việc là xắn tay xông vào”[30, tr.50]; “Chạy ríu cẳng đến bươm cả ống quần”[30, tr.50];

“Giọng mời khê nồng”[30, tr.54]; “Nghe nói cô có lá gan cóc tía chịu chơi

lắm hả? ngon rồi chèng đéc ơi!”[31, tr.8]; “Chân tay, mặt mũi cứ cứng ra như bó bột”[31, tr.15]; “Đầu óc mình thật toẻn hoẻn như cái đĩa đèn”[31, tr.32]; “Cười thả phanh”[31, tr.42]; “Nỗi đau đến với anh như một lưỡi dao sắc quá, bập đột ngột quá, máu không chảy ra mà cào xé gan ruột”[31, tr.46];

“Tay gậy, vai bị tìm đường mà tẩu”[31, tr.49]; Đến Thánh cũng chả hiểu tâm tính các bà như thế nào”; “Mèng đéc ơi!”[31, tr.78]; “Ánh mắt dao cau

“chém vè” sang đánh loáng”[31, tr.78]; “Trời đêm bị vằm ra từng mảng”[31, tr.84]; “Làn da sần sùi cam sành”; “Cái nguồn lợi kia lớn quá, bổ béo quá, mà lại không mất xu nào”[31, tr.121]; “Cứ tưởng tuềnh toàng, nhưng lại chu đáo ra phết”[31, tr.133]; “Loạn xà ngậu lên ”[29, tr.109]; “Để lâu cất trâu hoá bùn”[29, tr.110]; “Cái cười của mật ngọt chết ruồi”[29, tr.200]; “nói quanh co, tù mù thế!”[29, tr.211]; “Không bắt tận tay không day tận trán”[29, tr.383],…Bên cạnh đó, những câu văn mang đậm tính địa phương cũng được tác giả chú ý sử dụng: “-Người ta cứ bảo ai tóc dày thì sướng, nhưng mình thì rặt những khổ.- Nhưng O đã biết sử dụng cái khổ ấy đấy.- Thế chính trị viên muốn tôi khổ mãi răng?”[31, tr.15]; “Đến thế thì con người tưởng khù khờ này tinh bằng ma xó chứ chẳng bỡn! Mà sống với nhau mới được tháng chứ mấy nả!”[32, tr.16]; “Xay thóc thì thôi ẵm em chứ lo gì”[31, tr.54]; “Răng mà các vị ưng xoay chuyển cuộc đời người khác ngon quá vậy?

Tôi là quả bóng để các vị đá lung tung vậy à?”[31, tr.99]; “Trời đất! Sao lại ăn nói bặm trợn thế hả cháu? Đồng chí giám đốc đừng giận, em nó còn trẻ người non dạ, cái chi cũng hay cưa đứt đục suốt như tuồng thợ mộc!”[31, tr.107]; “Thiệt tội, rặt những người tốt cả sao cứ ưng làm khổ nhau vậy hè!”[32, tr.108]; “Tôi đâm chợn, lao bổ ra. Răng hè? Hay mấy mẹ ni hoá dại cả rồi!”[31, tr.1127] ; "Một cái bướu bỗng nổi lên ở cổ chỉ có bốn ngày mà bắt được Liêu chết"[32, tr.3] ; "Vậy mà quyển sách viết về Núp như một cánh chim khoẻ đã bay sang đấy từ trước rồi"[32, tr.4] ; "Mọi người đã lấy lại được cái gan suýt đánh rơi"[32, tr.9] ; "Mình đã để lúa làm giống cho mùa

sau rồi, cán bộ khỏi lo. Mùa sau mình lại có thóc ăn rồi mà"[32, tr.10].

Những lời chửi của bà Dần trong Mảnh đất lắm người nhiều ma đầy bài bản, văn vẻ, đậm chất dân gian: “Cha tiên nhân tam tứ đại đồng đường nhà nó!

Đồ qụa tha ma bắt, đồ ăn gian nói dối, dám đổi trắng thay đen, dám vu oan giá họa chồng bà! Bà truyền bảo ba hồn bảy vía cho nhà mày được biết.

Quân điêu toa đi ngang về tắt, quen thói giăng hoa chim chuột, chết đường chết sá, mưa sa gió dập đời mày! Ba vạn chín nghìn con âm binh quen mặt, đặt điều dựng chuyện cũng không cứu nổi cái tội mỏng môi hay hớt của mày”[29, tr.249] và “Cha đẻ mẹ thằng đàn ông, con đàn bà quen bán không mua chịu, quen vay đầy giả vơi đã đẻ ra đứa có mồm mà nói điêu, có mắt mà nói mò là mày!”[29, tr.253]. Kể cả những lời chửi tục, chửi thề, lối nói trần trụi, dân dã cũng được nhà văn mạnh dạn đưa vào trang viết: “Cái anh chàng ấy đã là bộ đội mà còn phong kiến, gia trưởng bỏ mẹ”[31, tr.31] ; “Thằng cha trật trưỡng này sắp đưa mình vào tròng đây”[31, tr.56] “Thằng cha không hiểu mượn ở đâu được bộ mặt từ bi, đĩnh đạc, nghiêm chỉnh, cứ như nhà tu hành giả cầy!”[31, tr.75]; “Bỏ mẹ!”[31, tr.121]; “Làm đ. Gì mà rống lên thế?, “Phải táng bỏ mẹ nó đi!”[29, tr.334] . Rõ ràng ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm dần dần bớt đi vẻ trang trọng, gọt dũa, bóng bẩy và tăng dần chất thô mộc, góc cạnh của đời thường, suồng sã trong giọng điệu – một biểu hiện thể hiện dấu ấn hậu hiện đại trong các tác phẩm của các nhà văn đương đại hôm nay.

Khảo sát và theo dõi các tác phẩm văn xuôi của ông, chúng ta thấy được nhà văn có tài sáng tạo và sử dụng những từ láy âm rất riêng và độc đáo. Đây cũng phần nào thể hiện được biệt tài của tác giả trong cách dùng từ: “rộn rạo”; mưa “sùi sùi, nhớp nháp”; “lồng lộn” [30, tr.49]; “nhấp nháy, lung liêng”[30, tr.50]] ; “sũng sĩnh” ; “loạt soạt, rùng rùng”[30, tr.52]; cười “Tuế tóa”[31, tr.40]; trong “văn vắt”[31, tr.63; mưa “lót đót”; nổi “lềnh phềnh”;

lạnh “ngăn ngắt”[ 31, tr.65]; miêu tả cảnh con người chạy tiêu khi trời mưa:

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi sau 1975 của nguyễn khắc trường (Trang 96 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)