Con người bản năng tính dục

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi sau 1975 của nguyễn khắc trường (Trang 75 - 82)

CHƯƠNG 2. CÁI NHÌN VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG

2.2. CON NGƯỜI TRONG CÁI NHÌN TRÂN TRỌNG, ĐỒNG CẢM

2.3.2. Con người bản năng tính dục

Nói đến con người bản năng là ta nghĩ đến nhu cầu cho sự tồn tại như việc ăn, ngủ, đi lại, công việc…, đến những nhu cầu tinh thần như ý chí, tình yêu, những khát khao mơ ước hướng tới những chuẩn mực đạo đức, cái đẹp, chân lý…Sự tồn tại của những nhu cầu, sự phát triển về tinh thần, về năng lực sáng tạo của cá nhân trong mọi biểu hiện của nó bao giờ cũng gắn với sự tồn tại của những cá tính, những tư chất riêng, năng lực phẩm chất riêng, tính cách riêng để khẳng định sự hiện hữu của chính cá nhân đó. Nói đến con người tự nhiên là nói đến những nhu cầu cho sự tồn tại một con người gắn với những vấn đề căn cốt của con người: tự do, hạnh phúc, nhân phẩm, lương tri…, nói đến những biểu hiện làm nên bộ mặt tinh thần riêng, tạo ra sự hài hoà trong mối quan hệ giữa cá nhân với tự nhiên, xã hội với bản thân nó.

Xây dựng con người tự nhiên, đó là một khía cạnh nhân bản của văn học. Nhưng đề cập con người tự nhiên không phải đánh đồng bản năng người và bản năng loài vật. Với quan niệm con người tự nhiên, các nhà văn đã góp phần đa dạng hoá cách nhìn con người đương đại.

Nhìn ở góc độ nhân tính, trong “cõi người” ấy, con người bản năng được Nguyễn Khắc Trường thể hiện khá thành công. Con người bản năng đã từng xuất hiện khá đậm nét trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, thấp thoáng trong một số truyện ngắn của Nam Cao để rồi gần như vắng bóng hoàn toàn trong văn học cách mạng. Sự xuất hiện của con người bản năng trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng gắn liền với quan niệm của tác giả về

“cái dâm của loài người” và ngày đó nó đã từng phải gánh chịu khá nhiều búa rìu của dư luận. Nhưng bước vào thời kỳ đổi mới, con người bản năng xuất hiện khá phổ biến trong văn học. Nhà văn không còn chỉ ngợi ca những vẻ đẹp thánh thiện của con người mà còn phải đi vào khám phá những vỉa tầng

sâu thẳm trong mỗi con người, khám phá những phần khuất tối, những ham muốn, những dục vọng, những khát khao bị kiềm chế bởi những chế ước của xã hội.

Con người bản năng tính dục trong văn xuôi sau 1975 của Nguyễn Khắc Trường được thể hiện khá rõ trong Mảnh đất lắm người nhiều ma. Ở đây, tác giả đã thể hiện vấn đề tính dục thông qua các mối quan hệ giữa ông Hàm với bà Son, giữa ông Hàm với người đàn bà làm thuê; và mối tình giữa trung tá Chỉnh với cô Lạc. Nhưng tiêu biểu và tập trung hơn cả là mối quan hệ xoay quanh nhân vật Trịnh Bá Hàm.

Với mối tình của ông Hàm và bà Son, người đọc nhận thấy đây là một cuộc tình đơn phương mà ông Hàm dành cho bà. Bởi vậy, ngay trong đêm tân hôn, khi mà các thủ túc cần thiết của một đám hỉ được hoàn tất, đã diễn ra cuộc tra hỏi mà ông Hàm giành cho bà Son. Bởi lúc này đây, cơn ghen tuông kia khiến cho ông Hàm không làm chủ được mình, nổi cơn thịnh nộ lôi đình vì ông ta biết rõ rằng mình chỉ là kẻ đến sau bởi “cái trái cấm kia đã có kẻ bóc trước rồi”. Hàm đã đánh bà Son và sỉ nhục bà. Chắc chắn nếu không có lời nói phản kháng lại của bà Son “Anh im lặng thì tôi nguyện làm con hầu con hạ cho anh suốt đời...Rồi tôi sẽ báo oán, sẽ vật anh chết theo” [29,tr 81]

thì hẳn ông Hàm đã không dừng lại. Sau lời nói của bà Son đã dẫn đến hành động điên cuồng của ông ta “nhảy tới nằm phủ lên người Son như phủ một con mồi. Tình yêu của kẻ ghen tột cùng đến thành rồ dại”[29, tr. 81] mà không cần để ý đến cảm xúc của người vợ. Tác giả đã khai thác chiều sâu trong tâm lí của bà Son, là người không hề yêu ông Hàm, do đó cuộc hành lạc kia chỉ như là sự cam chịu, chấp nhận hơn là sự đem lại khoái cảm trong hạnh phúc lứa đôi. Ở đây, trong cuộc hôn nhân này là kết quả một chiều do ông Hàm chủ động, chủ ý quyết tâm lấy bà Son cho bằng được. Lẽ ra đêm động phòng sẽ diễn ra xuôi chiều mát mái, diễn ra một cách thuận lợi nếu không có cơn ghen của ông Hàm, bởi lẽ về lúc này danh chính ngôn thuận giờ ông ta đã

là chồng của bà và việc bà phải thực hiện trách nhiệm của người làm vợ là điều đương nhiên. Vì vậy, không khó hiểu khi đêm tân hôn ấy đã in sâu trong kí ức của bà bởi vì nó mà bà đã phải chịu nhiều sự sỉ vả và đánh đập.

Trong quan hệ vợ chồng ông Hàm và bà Son, thấm thoát thời gian cũng trôi qua đi. Đi liền với đó là những đứa con được sinh ra như sự minh chứng của cuộc hôn nhân này. Đời sống tình dục của hai vợ chồng này được thể hiện qua cái nhìn của tác giả “Theo lệ ngầm giữa hai người từ rất lâu rồi, từ ngày con cái đã khôn lớn, vợ chồng bà không ngủ chung giường. Nhưng hễ đang ngủ, bà Son bỗng thấy có bàn tay rờ rờ lần tìm, rồi hai ngón tay thô ráp bấu vào cổ chân mình, lay lay, thế là bà biết bóng người lờ mờ đang lẹt xẹt đi ra giường ngoài kia là ai, và đang cần gì ở bà”[29,tr.220]. Với ông Hàm, với tất cả những lần gọi bà Son, ông “luôn hăm hở mà vẫn lặng lẽ không một lời mơn trớn, tấm thân to ngang rắn chắc của ông đã phủ lên người bà”[29, tr.221].

Và trong một lần, sau khi bà Son nghe lời Trịnh Bá Thủ, em trai ông Hàm đến gặp Vũ Đình Phúc, đã giúp ông Hàm được giải nguy, tránh cho họ nhà Trịnh Bá bị mất danh dự, đổi lại bà Son chỉ nhận được những lời tra hỏi, đi liền với đó là sự nhiếc móc thậm tệ đã khiến bà Son phải nước mắt tuôn rơi lã chã, cùng với đó là sự mệt mỏi, uất ức ở trong lòng nên bà đã đi về buồng để nghỉ.

Nhưng ngay trong đêm ấy lại là những ngón tay chuối mắn hình như ươn ướt mồ hôi, lại nắm vào cổ chân bà giật giật, biết chắc bà đã tỉnh, cái người lê chân kia mới lệt xệt lê dẹp ra ngoài. Lần này, hành động của ông Hàm không khác gì so với những lần trước bởi nó vẫn diễn ra với “những động tác rất ít, rất tiết kiệm, nhưng dứt khoát như cưa như đục từ những ngón tay hay đổ mồ hôi trộm...Ông Hàm chỉ chỉ ậm ẹ trong cổ rồi cả sức nặng đã trùm lên tấm thân nóng hôi hổi, phập phồng phía dưới. Hai bàn chân ông ngón cái và ngón trỏ quắp lấy hai ngón chân cái của bà, chắc như ông vẫn bắt vít ! Những đợt sóng từ trên co dội xuống, từng đợt”[29,tr.224], đã khiến cho bà Son chỉ còn biết nằm đơ ra chịu trận, lặng lẽ khóc. Chúng ta có thể chắc chắn một điều

rằng, trong cuộc hôn nhân này, bà Son không hề hạnh phúc, cho dù về mặt đời sống vật chất, bà có thể sung sướng hơn nhiều phụ nữ khác ở trong làng, nhưng về phương diện đời sống vợ chồng- tức về vấn đề tình dục thì chưa bao giờ bà được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn theo đúng nghĩa của nó.

Trong tiểu thuyết này, con người bản năng tính dục không chỉ thể hiện trong mối qua hệ giữa hai vợ chồng ông Hàm mà nó còn được thể hiện giữa ông Hàm với người đàn bà làm thuê trong nhà. Đây là người đã xuất hiện trong đoạn đầu của truyện, với cái đói lan rộng khắp các làng xã, đã khiến cho đứa con duy nhất của chị ta bị chết. Và giữa lúc cái đói với lưỡi hái tử thần đang tìm đến chị, thì một sự tình cờ và may mắn chị đã được bà Son nhận về thuê làm người giúp việc trong nhà. Với tính cách thô mộc cùng những cử chỉ lấy lòng ông Hàm nên chị ta đã không mấy gây chút thiện ý gì với con gái cả của ông Hàm là Đào, vì lẽ đó nguy cơ bị Đào đuổi ra khỏi nhà luôn thường trực. Bởi vậy, ngay sau sự ra đi của bà Son ở bờ sông chỗ Vai Cày, người đàn bà này đã dùng mưu bị nhập đồng- nhập vào giả làm bà Son để căn dặn mọi người, hòng chiếm được một vị trí chắc chắn ở trong nhà- buộc Đào có muốn cũng không dám đuổi bà ta đi. Sự việc này đã không qua được sự soi xét của ông Hàm, bởi vậy ngay tối hôm ấy ông Hàm đã đi xuống buồng nơi người phụ nữ làm thuê đang ngủ và nói cho chị ta biết một sự thật rằng “Đồng nhập chỉ nhập vào những người cùng huyết thống” [29, tr.290]. Buộc chị ta phải thừa nhận hành động giả dối của mình. Đứng trước tình thế này, người phụ nữ kia đã nói rõ mục đích của việc đồng nhập là “muốn được ở lại hầu hạ ông, nên cháu mới dại dột nghĩ ra như thế...nên cháu phải đội lốt ma, đội lốt bà nhà để gia đình đừng đuổi cháu đi”[29, tr.290]. Không dừng lại ở lời nói, nhận thấy ông Hàm đã siêu lòng, cùng với ý thức phải tồn tại, bằng mọi giá phải ở lại đây nếu không sẽ đối mặt với cái đói đang treo lơ lửng trên đầu, chị ta đã chủ động “nhoai người lên ôm chặt lấy thắt lưng ông Hàm...Tức thì cả nửa người trên của người đàn bà ép chặt vào lòng ông, cọ sát vào những giác

quan nhạy bén đang nóng ran trên da thịt ông...Chị ta đang ép trên bụng ông.

Toàn thân chị ta đã trần trụi không còn một mảnh vải ! Hai bầu vú nở căng, ấm mềm trùm kín cả mặt ông Hàm. Bàn tay chị ta rối rít lần tìm trên bụng ông” [29,tr.290,291].

Tính dục mãnh mẽ của người đàn bà đã trở nên cuồng nhiệt và mạnh bạo. Ngay cả đến ông Hàm một người được coi là đấng mày râu cường dương tráng khí là thế, con người mà cái thần cái cốt đầy cường tráng của nòi nhà mã mà ông cầm tinh đã thấm vào từng mao mạch của ông thì trong cái đêm này ông đã bị người đàn bà kia hiếp.

Lúc này đây, có thể nói người phụ nữ này đã chắc chắn có được một vị trí ở trong nhà ông Hàm. Và từ cái đêm đó trở đi, giữa hai người đã có một ngầm định riêng, hễ nghe tiếng lạch cạch mở chốt cửa ngách nhà ngang là chị sẽ đứng sẵn để đón ông Hàm vào phòng của mình. Và cũng như thường lệ

với hai cánh tay săn chắc, quen làm những việc thổ mộc, chị bế sốc ông đặt vào long sàng của chị nồng ấm mùi chăn gối. Chị vừa cọ bộ ngực với hai quả dưa căng mọng vào tảng ngực săn chắc của ông, vừa vuốt ve ông, vừa rên se sẽ lẫn tiếng khóc rấm rứt vì sung sướng. Tay chị nhanh chóng chút bỏ xống áo trên người ông, nâng ông lên, “giúp ông” làm tròn phận sự”[29, tr.366].

Như vậy, có thể nhận thấy, tính dục, bản năng tự nhiên của con người được thể hiện trong mối quan hệ giữa ông Hàm với bà Son và giữa ông Hàm với người phụ nữ làm thuê là hoàn toàn trái ngược nhau. Nếu như trong quan hệ gia đình giữa ông Hàm và bà Son là mối quan hệ vợ chồng thì theo lẽ thường, tính giao giữa hai người phải thoả mãn, người này đem lại hạnh phúc sung sướng và niềm hoan lạc ái ân cho người kia và ngược lại. Nhưng ở đây, ông Hàm dường như chỉ chiếm được phần xác mà không chiếm được phần hồn, chỉ chiếm được phần con mà không chiếm được phần người vì những lần ái ân đều là do ông chủ động và bà Son dù không thích nhưng nhiều lần vẫn phải hoàn thành trách nhiệm của một người làm vợ. Đối lập với mối quan hệ

trên, là quan hệ của ông Hàm với người phụ nữ làm thuê. Trên phương diện xã hội, thì ông là chủ, có quyền, tiếng nói có trọng lượng với người làm thuê, nhưng trong mối quan hệ ái tình này, phần chủ động lại thiên về người đàn bà làm thuê. Cả phần chủ động lẫn tư thế đều do chị ta làm chủ, ở đấy ông Hàm

cứ nằm đườn người một cách cao giá và tỏ ra thích thú khi được chị nâng niu hướng dẫn kiểu của một gã trai tơ lọt vào tay một ả nạ dòng”[29, tr.336].

Trong mối quan hệ ái tình này, quả thực với sự chủ động của người phụ nữ làm thuê đã giúp cho ông Hàm có được những cảm xúc, những khoái lạc thăng hoa mà với bà Son ông chưa từng được biết đến hay nếu có được cũng chỉ là những ảo giác do chính ông tự mình đem lại.

Tóm lại, với việc thể hiện con người bản năng tính dục, Nguyễn Khắc Trường đã giúp người đọc nhìn thấy lộ diện hơn về con người nông dân trong đời sống đương đại. Trong bao nhiêu năm, con người ta lo đấu tranh giành độc lập, dân tộc, những vấn đề của làng xóm, tông tộc hầu như bị chìm khuất, bỏ quên. Giờ đây khi đất nước hoà bình, con người đang sống trong bầu không khí đổi mới thì cuộc sống đời thường, những vấn đề tạo nên mối quan hệ liên kết từ bao đời nay, từ nhiều thế hệ của người Việt bỗng cựa mình thức dậy. Với Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường đã không ngần ngại khi phơi bày một hiện trạng tiêu cực, xấu xa của con người đang lừa miếng, đấu đá, thù hằn bởi chính mối quan hệ gia tộc. Qua đây nhà văn đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự khánh kiệt nhân cách con người chỉ vì mối quan hệ họ tộc ở nông thôn nước ta thời hậu chiến.

Trong văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975, cùng thời với Nguyễn Khắc Trường còn có Đào Thắng, Tạ Duy Anh, Dương Hướng... đã mổ xẻ cái xấu, cái ác, sự xung đột ở nông thôn hiện nay. Thông qua các tác phẩm của mình, các nhà văn đã góp phần đưa đến cho người đọc một cái nhìn mới trong bi kịch gia tộc- dòng họ: nó có thể là những mâu thuẫn xung đột giữa các

dòng họ trong làng xã và ở mức cao hơn đó còn là bi kịch xảy ra chỉ trong một gia đình- một dòng họ.

Với bút pháp hiện thực, tỉnh táo, Nguyễn Khắc Trường đã thể hiện một cách chân thực đời sống của những người lính và đời sống nông thôn nước ta thời hậu chiến. Nhà văn đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của những người lính sau chiến tranh, đồng thời mạnh dạn phơi bày ra những mặt xấu, mặt ác, những tệ nạn hủ tục ở nông thôn nước ta ra trước luồng ánh sáng dư luận. Nó cho thấy cái ác, cái xấu... giờ đây được bao che, ngụy trang dưới nhiều vỏ bọc hình thức khác nhau. Nó len lỏi vào từng ngóc ngách của đời sống. Tái hiện lại cuộc sống đó, Nguyễn Khắc Trường đã thể hiện rõ hơn quan niệm nghệ thuật của ông về con người. Từ đó vừa cảnh báo, vừa hướng con người đến những giá trị Chân – Thiện – Mỹ đích thực của cuộc sống.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi sau 1975 của nguyễn khắc trường (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)