Hình tượng nhân vật lương thiện, tài trí nhưng bất hạnh

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện đường rừng của lan khai (Trang 50 - 58)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG “TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG” CỦA LAN KHAI

2.1. CÁC LOẠI HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG “TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG” CỦA LAN KHAI

2.1.2. Hình tượng nhân vật lương thiện, tài trí nhưng bất hạnh

Đó là Ghình Gúng trong Dấu ngựa trên sương. Cuộc đời của nhân vật là một chuỗi những ngày lê thê, ảm đạm và u tối. Góa vợ, lão ở vậy nuôi con trong một căn nhà bẩn thỉu, chật chội, nơi bồ hóng bám đen kịt, những vật dụng tồi tàn, cũ kĩ. Ba cha con ở với nhau như những con người vô tình gặp nhau trong một quán trọ bên đường. Lão có một thân hình khô héo đến nỗi người ta không thể tin là còn máu nóng đang chảy trong người và “vì ánh sáng hắt ngược từ dưới lên, hai mắt lão bị lưỡng quyền che khuất, thành hai cái vực sâu đầy bóng tối. Má lão hóp lại khiến miệng lão thêm dẩu ra như cái mõm lợn. Và, trước hàm răng khểnh, cặp môi mỏng và trắng bệch cong cớn hẳn lên một cách vừa thảm đạm vừa tức cười” [23, tr.528]. Với cái dáng hình được miêu tả ấy không khỏi khiến người ta cảm thấy đây là nơi tập trung những khổ cực, đắng cay của cuộc đời. Lão “vận hành” cái thân thể bé nhỏ ấy tham gia công việc nặng nhọc “mã phu” trên những đoạn đường nguy hiểm để

nuôi sống của gia đình. Khi con trai lão đã đủ lớn, những tưởng lão sẽ được nghỉ ngơi và con lão sẽ thay lão, thế nhưng trớ trêu lắm thay lần cuối cùng lão lên đường cũng là lần cuối cùng lão còn được sống. Lão chết một cách thê thảm, cái con người đó khi sống đã gần như một dúm giẻ tơi tả cực nhọc khi chết thân thể cũng tơi bời, rã nát. Lão chết vì dã tâm của kẻ ác, vì núi cao, vực thẳm hiểm trở, khó đi. Nhưng nếu như lão không thương đứa con khi nghe con chim Báng- con vật báo điềm xấu theo quan niệm của dân tộc lão mà can ráng giành đi thồ hàng lần đó thì có lẽ lão sẽ không chết. Như vậy, lão chết vì lão là một người cha, một người đàn ông trụ cột của gia đình và vì không thể đề phòng được cái ác đang xâm phạm mình. Cái chết của lão cũng khiến cho gia đình lão rơi vào những bi kịch xót xa, nhất là con gái lão: Tsi Na. Cô con gái lão là một bông hoa rừng xinh đẹp, khỏe khắn nhưng tâm hồn ngây thơ.

Khi cha mất cô chỉ còn trông cậy vào người anh trai là Tum Đìang và để mình rơi vào sự loạn luân với anh trai. Không có tình cảm với Tô Chố, người đàn ông có quyền, có tiền, có tâm địa độc ác nhưng cả hai anh em điều không đủ sức kháng cự lại. Vì vậy, cô trở thành món hàng để trao đổi, cô bị dùng để gán nợ cho gia đình. Cô đã đem đến cho người anh trai những phút giây cháy bỏng của xác thịt để đã một lần “nếm” nó rồi thì khó quên, cũng chính vì thế mà cô phải chết thảm dưới tay của người anh “mọi rợ” ấy. Cô là đóa hoa đẹp nhưng không mùi hương, cô ngây thơ, không chủ kiến, không biết bảo vệ mình, mặc nhiên loạn luân với anh trai. Cô vừa đáng trách vừa đáng thương, song xét kĩ mới thấy cô thực sự chỉ là một cô gái yếu ớt mà thế lực cường quyền và đồng tiền quá mạnh, cô là cô gái mất mẹ, sống trong sự lạnh lẽo của tình yêu thương và thiếu ánh sáng của tri thức. Và tất yếu cô là nạn nhân của xã hội và rơi vào bi kịch. Viết về Tsi Na Lan Khai muốn phản ánh một bộ phận các cô gái miền núi là nạn nhân của đồng tiền, tội ác, nghèo khổ và sự tối tăm, mông muội của người miền rừng những năm 1930.

Người đàn bà họ Ma (Con Thuồng Luồng nhà họ Ma) là một người đàn già nua, xấu xí lại đơn côi, bất hạnh lại nghèo khổ, rách rưới. Hằng ngày bà bắt cua, bắt cá để kiếm sống. Dịp may đến với bà khi bà gặp con Thuồng luồng và được nó giúp đỡ. Bà bắt được nhiều cá tôm, cuộc sống khấm khá hẳn làm bà vui vẻ và đỡ cực nhọc. Nhưng niềm vui đó không kéo dài bao lâu khi con Thuồng luồng bị uy hiếp bèn nhờ bà giúp đỡ song chẳng may bà lại nhỡ tay chém chết con Thuồng luồng – ân nhân của bà. Người đàn bà lại quay về cảnh sống khó khăn như cũ. Người đàn bà bị số phận trêu đùa, giá như bà chưa một lần được nếm vị ngọt của hạnh phúc đủ đầy thì bà sẽ an phận, đỡ chua xót cho thân phận của mình biết bao nhiêu là khi có rồi mất đi. Viết truyện ngắn này Lan Khai tỏ rõ sự thương cảm cho những thân phận cô đơn, nghèo khó ở miền rừng.

Là người đầy sức sống, khỏe mạnh, yêu lao động, hát hay có một tình yêu thơ mộng và đã đính ước với người con gái xinh đẹp nhất bản làng là Peng Lang, Cang Ngrào trong Tiếng gọi nơi rừng thẳm không thể ngờ được viễn cảnh tươi đẹp ấy tan như bong bóng xà phòng khi có sự xuất hiện của một chàng trai người Kinh Hoài Anh. Người thiếu nữ của núi rừng yêu chàng và chàng yêu đã có những phút giây chạnh lòng cho cảnh sống của mình trước những vật chất xa hoa từ nơi thị thành đem về, đã có những phút xao động trước sự sự ngọt ngào, tinh tế trong tình yêu của Hoài Anh. Khi yêu người ta thường nhạy cảm, nhận ra sự thay đổi của người yêu, Cang Ngrào đau khổ, u uất. Con người chân thật với tấm chân tình chân thật đó quằn qụai trong cơn ghen, và chính cơn ghen đã đó là nguyên nhân gián tiếp nhưng quan trọng dẫn đến cái chết đầy thương tiếc của Cang Ngrào. Cang Ngrào là hình ảnh của những thanh niên miền núi khỏe mạnh, hăng say lao động và chân thật, nhưng yếu đuối trong tình yêu, cả ghen trong tình yêu nên đã dẫn đến kết cục thật đau thương. Phù trong Suối Đàn cũng là một nhân vật có cuộc đời éo

le bất hạnh. Phù vốn là một chàng trai khỏe mạnh, săn bắn giỏi, thông minh lanh lợi, hay nghịch ngợm nhiều trò. Đó là ưu điểm và cũng là khuyết điểm của anh chàng, vì quá nghịch ngợm, trong một lần loạn rừng Phù bày trò thiến Beo và bị Beo trả đũa dẫn đến chột một mắt và què một chân. Từ đó Phù sống ẩn dật, khép mình, trong day dứt không xứng với Ẻn nhưng không thể từ bỏ Ẻn. Tình yêu không phải là chiếc công tắc điện, muốn bật là bật lên, muốn tắt thì tắt đi, bởi vậy mà Phù luôn luẩn quẩn, bế tắc trong tình yêu của mình. Bi kịch của Phù kéo theo bi kịch của Ẻn. Ẻn rốt cuộc không thể đi theo tiếng gọi con tim của mình vì Phù luôn theo sát cô, đe dọa, cảnh cáo tình nhân của cô.

Cuối cùng Ẻn chọn cái chết để giải thoát, tác giả không nhắc đến Phù nhưng có lẽ con người này sẽ sống với quãng đời còn lại trong nỗi đau đớn mất đi người yêu thương nhất, trong sự dày vò, xót xa và ân hận. Có thể thấy bi kịch của Phù có nguyên nhân sâu xa là sự trả giá cho sự xâm hại thiên nhiên.

Nhân vật “tôi” trong Suối Đàn cũng là một trong những nhân vật có cuộc đời bất hạnh. Éo le là chàng vừa được Ẻn mang lại niềm vui sống sau những cơn bão buồn đau cuốn “mất niềm tin vui” sống. Đây cũng có thể gọi là một dạng bi kịch thường thấy của những nhân vật trí thức những năm 1930 -1945. Anh chàng người Kinh này đến Suối Đàn thăm Sẩu – một người bạn học cùng trường xưa và gặp được Ẻn trong buổi xem múa Then. Sau hôm gặp, chàng trai đâm tương tư và yêu Ẻn lúc nào không hay. Những tưởng sẽ có một kết thúc có hậu cho chàng trai ngoài 30 đang mất đi lẽ sống này nhưng bi kịch vẫn chưa dừng lại. Ẻn cũng yêu chàng nhưng yêu bằng một tình yêu kì lạ như chính nội tâm, cá tính của cô. Ẻn khiến chàng sân si rồi bất ngờ kết liễu mạng mình, “chặt” ngang ngọn niềm hi vọng mới vừa vươn ra từ gốc cây

“chán chường” của chàng. Đây là một dạng bi kịch cá biệt trong những số phận éo le. Nhân vật tưởng chừng chạy trốn được những phiền não, tìm được

niềm vui sống, sự than thản nhẹ nhàng chốn non xanh nhưng rốt cuộc mọi thứ đổ nát hơn, tệ hại hơn.

Chứng kiến cái chết một cách thảm khốc của cha và sự điên dại của người mình yêu nhất là chàng trai Mai Khâm trong Chiếc nỏ cánh dâu. Mai Khâm là chàng trai có “gương mặt chữ điền, thân hình điều đặn, ngực nở, bụng đõn…”. Mai Khâm mưu trí nhanh nhẹn, hay leo trèo, săn bắn giỏi.

Chàng là niềm tự hào của người cha Mai Pha. Chàng được cô gái tài giỏi, xinh đẹp Pengai Lâng tộc Djarai đem lòng ngưỡng mộ và yêu thương, thế nhưng người cha của nàng là Mat Nar lại rất độc ác, tham lam, ông muốn thâu tóm bộ tộc Brahanar do cha Mai Khâm đứng đầu. Mai Khâm được Pengai Lâng vì tình yêu, sự hòa bình mà báo tin, phản bội cha. Chàng trai có khuôn mặt chữ điền cùng cha của mình đã ngăn chặn thành công cuộc cò măng của Mat Nar. Họ đã nhân từ tha bổng và có ý kết giao thông gia cùng Mat Nar, song có lẽ những con người đơn thuần, chất phác, hiền lành, tốt bụng như hai cha con Mai Khâm thì sẽ không ngờ đến sự tráo trở tàn nhẫn của người khác.

Chính điều này đã dấn đến cái chết thảm thương của Mai Pha. Mai Khâm nén đau để tỉnh táo trả được thù cho cha, khi thù vừa trả được thì cũng là lúc chàng đón nhận tin dữ, Pengai Lâng hóa điên vì bị cha đẻ giam giữ ở một nơi khủng khiếp. Nỗi đau lớn chưa lành sẹo chàng lại phải đón nhận sự bất hạnh tiếp theo. Con sóng thương đau phía sau dữ dội đổ chồng lên con sóng buồn phía trước, hai người Mai Khâm yêu thương nhất một mất, một không còn ý thức. Có lẽ người đã mất khiến ta đau một lần, rồi sẽ nhớ nhung, nuối tiếc, thương đau một thời gian dài nhưng sự “cách mặt” và vì phải sống tiếp mà người ta thanh thản sống hơn là hằng ngày chứng kiến người yêu thương ngập chìm trong điên dại, đớn đau mà không thể làm được gì. Đó là sự tra tấn, sự đau thương ấy dai dẳng. Nhưng may thay Mai Khâm là chàng trai dũng cảm, mạnh mẽ và có trái tim yêu nồng nàn, không đầu hàng hiện thực phủ phàng

chàng bỏ làng bản quyết tâm chữa hết bệnh cho Pengai Lâng. Tình yêu của Mai Khâm đến cuối cùng cũng chưa thể đơm hoa, kết trái ngọt ngào nhưng tràn đầy hi vọng, ước mong. Mai Khâm đại diện cho những con người tài ba nhưng bất hạnh song họ biết vượt lên số phận, cố gắng vượt qua chứ không chấp nhận buông xuôi. Mai Khâm là chàng trai có số phận bi hùng trong bức tranh các số phận bi đát, éo le diễn ra ở nơi rừng cao, núi thẳm.

Bên cạnh đó còn có cha mẹ của Mai Kham (Rừng khuya) phải chết trong thê thảm, cha bị thú rừng tấn công, mẹ sinh bệnh rồi điên loạn và treo cổ tự vẫn. Lô Hli và Tsi Tô Đay (Tiền mất lực) yêu nhau nhưng phải chọn cái chết, Nhìn trong Đôi vịt con vì cả lo mà vô tình gây ra cho cái chết của chồng, rồi cũng cùng con chết theo. Sẩu trong Suối Đàn cũng sớm mất đi người vợ đầu ấp tay gối…

Có thể thấy hầu hết các nhân vật hiền lành trong mỗi thiên truyện đường rừng của Lan Khai đều có số phận đắng cay, éo le, bất hạnh ở cả phương diện vật chất lẫn tâm hồn, tình cảm và thường phải chọn hoặc bị mất đi mạng sống. Miêu tả cuộc sống éo le, bất hạnh của họ ta thấy sự đồng cảm lớn lao của nhà văn đối với khát vọng yêu thương chân thành của những đôi trai gái vùng cao, sự xót thương của tác giả với những con người cô đơn, nghèo đói. Ta thấy rõ hơn hiện thực cuộc sống gian khó của những con người ở vùng đất còn hoang vu ấy, ở đó sự sống “chênh vênh, mỏng tang” dưới quá nhiều mối đe dọa, đó có thể là sự độc ác của cá nhân, của cường quyền, của đồng tiền và của cả thiên nhiên hoang sơ, hiểm trở.

2.1.3. Hình tượng nhân vật xấu xí, độc ác

Bên cạnh những đóa hoa tươi xinh của núi, những mảnh đời éo le còn có chân dung của những kẻ độc ác, tàn nhẫn.

Lão Chánh Tsinèng trong Rừng khuya giống như là một cái cây cổ thụ trong rừng, già nua, xù xì, trong mình chứa đầy độc dược. Biết Dua Phăn và

Mai Kham yêu nhau thắm thiết, hắn tìm mọi cách để phá hoại. Đầu tiên là bắn mũi tên dọa nạt, bỏ độc vào ly rượu để hại Mai Kham, hành động này cho thấy sự quỷ quyệt, gian manh của hắn. Tuy nhiên, càng cấm, càng dọa nạt đôi trẻ lại càng yêu nhau, hắn giở trò dùng tiền và quyền ép cha Dua Phăn phải gả con gái. Sự bức bách đó cuối cùng đã dẫn đến cái chết thảm của đôi bạn trẻ.

Tsinèng là một người đàn ông độc địa, xấu xa, là điển hình cho những kẻ có quyền, có tiền hà hiếp cuộc sống của những người dân hiền lành ở núi cao.

Tô Chố trong Dấu ngựa trên sương cũng là một trong những kẻ ác chốn rừng xanh. Vốn là một tên xảo trá và độc ác có tiếng trong vùng nên khi hắn có ý muốn cưới cô gái Tsi Na, con gái của lão Ghình Gúng, hắn đã vấp phải sự phản đối của ông lão. Bị chối từ thẳng thừng, trong con người đó hình thành “một lập tâm gì quái gở”, và chính cái “lập tâm quái gở đó” đã gián tiếp gây ra cái chết thảm khốc của ông lão Ghình Gúng tội nghiệp. Chưa dừng lại đó, hắn giả lương thiện, đóng vai một nghĩa hiệp cho Tum Đìang mượn tiền làm ma chay, cho người tìm giúp người mà chính hắn đã góp sức đẩy vào chỗ chết. Khi người ta có tiền, có quyền mà không có đức thì người ta dễ mưu hại người, mà việc mưu hại nào nào cũng dễ thành công. Chính vì vậy mà Tsi Na cuối cùng cũng vào tay hắn.

Tô Chố ngấm ngầm đẩy gia cảnh nhà họ ra giữa dòng nước lũ rồi giả vờ kéo họ lên, chưa vào đến bờ thì đẩy họ ra xa hơn. Tum Đìang rút cuộc không còn gì trong tay, cha mất, còn em gái cũng là người yêu bị cướp mất.

Cô gái Tsi Na kết hôn với kẻ thù mà không hề hay biết. Giống Tsinèng trong Rừng khuya là điển hình cho thế lực cường quyền tác oai tác oái lên cuộc sống của người dân miền núi. Song ở nhân vật này cá tính tàn ác, quỷ quyệt bộc lộ mức độ hơn hẳn.

Nếu lão Chánh Tsinèng và Tô Chố độc ác một thì Mat Nar trong Chiếc nỏ cánh dâu độc ác mười. Mat Nar là chúa bộ lạc Djarai, cha của cô gái

Pengai Lâng vừa ngoan vừa xinh đẹp. Hắn từ lâu thèm thuồng sự giàu có của bộ lạc Brahanar và nuôi dã tâm chiếm, cướp vùng đất ấy. Kế hoạch cò măng của lão thất bại vì cô con gái đã lỡ yêu người con trai Mai Khâm của bộ lạc Brahanar, yêu hòa bình nên không đành lòng để cuộc tàn sát ấy diễn ra mà phản bội. Mat Nar hại người được người tha thứ và còn hết sức giảng hòa và ngỏ ý kết thông gia nhưng bản chất tàn bạo ấy như mặt hồ rộng lớn, một hòn đá nhân đạo ném ra chỉ đủ làm mặt hồ gợn sóng và rồi đâu lại vào đấy và còn gian ác gấp bội. Hắn tiếp tục vạch kế hoạch cò măng s’róc Bupràng một lần nữa. Hắn thừa lúc viên trưởng Mai Pha sơ ý mà chặt đầu ông_người đã tha chết cho hắn, đối xử với hắn tử tế. Tuy chặt được đầu Mai Pha nhưng kế hoạch lấn, chiếm bộ lạc Brahanar của hắn một lần nữa đổ bể tan tành vì sự mưu trí của Mai Khâm. Hắn bị Mai Khâm chặt đầu rửa hận, trừ họa nhưng tội lỗi, đau thương hắn gieo rắc thì mãi còn tồn tại. Hắn đã tước bỏ danh dự của con gái mình không thương tiếc, giam nàng vào hầm tối. Pengai Lâng tuyệt vọng trong căn hầm lạnh lẽo, tanh tưởi với đầy rẫy xương người, những đã từng chết khi bị giam ở đây. Mọi cố gắng của Pengai Lâng đều vô ích, tiếng kêu của nàng không thể lọt ra khỏi vì đó là “một cái hầm đào sâu xuống đất sỏi. Nước mạch bốn bề rỉ ra ướt lõng bang”[23, tr.766]. Và rồi thì chuột như một bầy yêu quái khổng lồ nhảy tót lên người, gặm gót chân nàng. Gía như Mat Nar để nàng chết một cách nhanh chóng, nhưng không, hắn để đứa con ruột của hắn phải nhận một cái chết từ từ, thê thảm. Nàng đã bị điên trước khi được cứu khỏi hầm. Trong trường hợp này, nếu không mất ý thức thì quãng đời còn lại của nàng có thể sẽ sống trong ám ảnh, đớn đau về kí ức, về người cha tàn nhẫn hơn loài cầm thú ấy, bởi hổ dữ không ăn thịt con.

Xây dựng hình tượng nhân vật này Lan Khai khiến người đọc hình dung ra hình ảnh của một tên bạo chúa đường rừng, vì tham vọng cá nhân mà

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện đường rừng của lan khai (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)