Không – thời gian trong cảm quan của con người vùng cao

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện đường rừng của lan khai (Trang 84 - 88)

Chương 3. THẾ GIỚI “ĐỒNG RỪNG” TRONG TRUYỆN LAN KHAI

3.1. ĐẶC ĐIỂM KHÔNG – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG “TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG” CỦA LAN KHAI

3.1.3. Không – thời gian trong cảm quan của con người vùng cao

“một động nhỏ gồm hai chục nóc nhà ở lọt thỏm vào trong một cái thung lũng rộng độ hai trăm mẫu vừa ruộng vừa nương. Cung quanh cái thung lũng ấy có một dãy núi đá cao vây kín bốn mặt, y như một bức thành vậy[23, tr.178].

Những người xóm Nặm tỉ (Dấu ngựa trên sương) “sinh sống trong những túp liều bám cheo leo vào vách đá như những tổ diều hâu, cuộc đời họ thật thực là buồn. Luôn luôn nó chìm trong sương mù và cứ trôi theo một dịp đều đều của tiếng suối mơ hồ đâu đó” [23, tr.526]. Sống trong không gian ấy những con người nơi đó có “khuôn mặt câm lì và long lanh những cặp mắt mơ màng xa vắng”.

Không gian khép kín trong từng mái nhà của những con người vùng cao được Lan Khai miêu tả gắn với cá tính, hoàn cảnh và số phận của người sống ở đó. Không khó để nhận ra một gian buồng rộng rãi và riêng rẽ dành

các thiếu nữ ở tuổi cập kê trong các truyện Rừng khuya, Suối đàn, Chiếc nỏ cánh dâu …“Nó là thế giới của các cô, nơi mà các cô hoàn toàn làm chúa tể.

Ở không gian rộng rãi, thoáng mát này con người được tự do, trò chuyện, ca hát, tỏ lòng yêu thương nhau “những áy dủng nhiều khi kéo dài đến sáng”.

Điều đó thể hiện lối sống phóng khoáng và cởi mở trong chuyện lứa đôi của con người vùng cao. Không gian ngôi nhà cũng được tái hiện trong Dấu ngựa trên sương, đó là một không gian tù túng, tối tăm, lạnh lẽo, nhơ bẩn, đó là nơi sống của lão Ghình Gúng, đứa con trai Tum Điàng, con gái Tsi Na: “Nhà lão ở ngay đầu xóm một nếp nhà năm gian, mái thấp hình mui luyện, nom xa như một con rùa đương ngủ. Bốn vách cùng lịa ván thông, trừ một cửa ra vào.

Chung quanh nhà, vườn tược không mà rào giậu cũng không. Một dãy tàu ngựa bừa những phân và những bãi đái thẫm như nước nâu đứng án ngữ trước cửa, làm cho bên trong đã tối càng thêm tối.

Bên trong hai gian áp hồi tay phải dùng làm bếp nấu và cầu rửa. Có lần tre dẫn nước tự nguồn xa về. Ở gian chính, gần ngưỡng cửa, một cái cối xay ngồi lù lù trên cái máng gỗ; một đống cỏ băm vụn trộn với thóc lép dùng cho ngựa ăn và, lui vào phía trong một tí, vài cỗ yên thồ nằm ngổn ngang cạnh một cái thang bắc lên tầng gác lửng chứa lúa cum (...) Gian nhà, ngăn cách gian giữa với buồng ngủ, chứa toàn một thứ rơm khô cho ngựa ăn những hôm trời mưa gió. Rơm ấy còn dùng để lót dưới chiếu nằm vì, ở đây quanh năm chỉ có một mùa đông. Ánh sáng chẳng bao giờ lọt thấu trong nhà, lại thêm đồ đạc thứ nào cũng bồ hóng bám đen kịt nên, thoạt bước chân vào, khách lạ có cảm tưởng rất khó chịu như vào một cái hang rỗng tuếch, mịt mù, hôi hám và đầy khói”[23, tr.527]. Trong không gian tối tăm, rời rạc, bẩn thỉu đó tình cảm của những con người sống trong nó cũng khô khan, lỏng lẻo, mỗi người ôm một suy nghĩ, ba cha con sống như ba lữ khách trong một nhà trọ, họ là những con người cô đơn bị vô tình bị tạo hóa bắt ở trong một chỗ, ít giao tiếp, ít sự

chỉ bảo, chăm sóc lẫn nhau. Và số phận của họ cũng đen tối, mù mịt và bi kịch như chính không gian đó, Ghình Gúng chết thảm, Tum Đìang loạn luân với em gái, cô em gái Tsi Na bị gả cho kẻ thù và chết dưới sự ngông cuồng, ghen tuông, ngu muội của anh trai, Tum Đìang sau khi giết em, kẻ thù và đốt nhà rồi bỏ trốn, cuộc đời của anh ta rồi sẽ rong ruổi, tự do trên những con đường ghồ ghề, hiểm nguy như mong ước của anh.

Không gian ngôi nhà của lão Chánh Tsinèng (Rừng khuya) là một không tối tăm và bưng bít: “vách bưng kín mít, hướng thẳng vào rừng, lúc ấy tối om và lặng lẽ, tuy trên bàn thờ, ánh ngọn sáp hồng vẫn cố chập chờn soi tỏ” [23, tr.501]. Không gian ngôi nhà ấy giống như cuộc đời của chủ nó sống lặng lẽ cô đơn, tâm địa xấu xa, bí hiểm.

Sự chuyển đổi giữa không gian này đến một không gian khác tạo ra sự trải nghiệm, thay đổi của con người ở đó. Lan Khai đã đặt nhân vật của mình trong những không gian khác biệt để bộc lộ được cá tính, suy nghĩ và từ đó nhân vật có thể trải nghiệm được những chân lí của cuộc sống. Peng Lang (Tiếng gọi của rừng thẳm) khi ở ngôi nhà của mình nàng một mực bảo vệ tình yêu của mình trước sự phản đối của mẹ, nhưng khi bước vào không gian ngôi nhà của Hoài Anh nàng dường như bị thôi miên, bị cám dỗ và đánh mất sự tự chủ thường thấy của mình, trong ngôi nhà đó không ít lần Peng Lang phản bội lại tình yêu của mình trong tư tưởng, không ít lần bộc lộ khát vọng vượt lên hoàn cảnh sống hiện tại. Và khi đã thực sự được bước chân vào thế giới khác - không gian thị thành, giữa những ồn ào, chật chội, bức bối của cảnh và người nhân vật mới thực sự nhận ra nơi nàng thuộc về, nhận ra sự dây tình cảm gắn bó với núi rừng mãnh liệt đến nhường nào và cũng ở đây nhân vật

“tỉnh” ra trong cơn mộng của chính mình.

Không gian tâm trạng của nhân vật cũng được Lan Khai miêu tả rất tinh tế qua các truyện đường rừng. Đó là không gian hoài niệm của Mai

Kham (Rừng khuya) khi anh vừa trở về ngôi nhà của mình sau 10 năm xa cách. Mai Kham sự thay đổi của cảnh vật, con người, khiến lòng anh bỗng đa cảm một cách kì lạ. Anh nhớ lại qúa khứ, tiếc nuối quá khứ: “Ôi những ngày vui đẹp đã qua ! những ngày chàng sống vô tư lự giữa khoảng trời tự do bát ngát, những ngày chàng cùng cha, chú phóng ngựa trên đồi cao, nhịp theo tiếng lách cách của dao rừng trong những vỏ gỗ thừng mực trổ hoa…”[23, tr.486]. Qúa khứ đó có những niềm vui lẫn nỗi buồn, có sự mất mát lẫn yêu thương, đặc biệt nỗi đau khi anh vĩnh viễn mất đi cha và mẹ, cho nên trở về với không gian quen thuộc ngày nào nhưng chàng vẫn như lạc vào một không gian xa lạ, lạnh lẽo, hiu quạnh. Và sự tịnh liêu, im ắng của cảnh đêm cũng đã làm lòng người thêm quạnh quẽ, cô đơn, Mai Kham thấy mình trơ trọi và lạc loài giữa cuộc đời và thế giới loài người.

Không gian mơ ước của Tum Điàng (Dấu ngựa trên sương) được khắc họa qua hình tượng con đường đất đỏ ngoằn nghèo, ghồ ghề, với hình ảnh đoàn mã phu chìm khuất trong sương mù. Tum Điàng tự hỏi sao gia đình anh không di cư như những gia đình khác, anh khát khao được tự do, được đi đến những miền đất lạ, cái khao khát ấy vừa được nhen nhóm khi Ghình Gúng giao cho chàng công việc hộ tống một ông khách ra Bắc quang, nhưng ngay lập tức bị ngản trở khi người cha tội nghiệp ấy nghe tiếng chim báo điềm gở.

Tum Điàng chỉ có thể dấu khát vọng trong đôi mắt của mình khi một mình anh lặng lẽ trong đem khuya đến nơi anh từng nhìn thấy con đường và đoàn mã phu.

Không – thời gian hẹn ước, yêu thương của những đôi trai gái vùng cao được miêu tả trong những khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, tươi đẹp. Đó là buổi gặp gỡ, ngỏ lòng yêu thương của Lô Hli và Tsi Tô Đay (Tiền mất lực), cuộc gặp gỡ và hẹn hò của Peng Lang và Cang Ngrào (Tiếng gọi của rừng thẳm); Không gian buổi sáng lúc anh chàng người Kinh gặp Ẻn (Suối Đàn)

đẹp như tranh vẽ…Ở đây, không – thời gian đã góp phần tô điểm sự lãng mạn, nên thơ cho những cuộc tình của những đôi trai gái vùng cao.

Nếu không gian – thời gian trong các truyện đường rừng của Lan Khai được thể hiện là sự tồn tại như một phần tất yếu trong cuộc sống và có mối quan hệ chặt chẽ với con người. Trong mối quan hệ ấy không gian tác động đến cảm xúc, suy nghĩ, cá tính của con người và ngược lại vì cảm xúc, tình cảm của con người nên không gian lung linh, tươi đẹp và đáng sống hơn. Thì không – thời gian ở các truyện miền núi của các tác giả khác lại không có được “sợi dây liên kết” ấy. Không phải là không hề có không gian tâm trạng của con người mà phần nhiều các nhà văn miêu tả không – thời gian trong sự tác động một chiều đối với con người. Nghĩa là con người trong bức tranh thiên nhiên của rừng cảm thấy sợ hãi, lo lắng boăn khoăn. Nhiều khi bị đặt giữa thiên nhiên đất trời con người cảm thấy trống vắng, lo âu, lạc loài.

3.2. YẾU TỐ “XỨ LẠ”, “LY KÌ” TRONG “TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG”

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện đường rừng của lan khai (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)