Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.2. Thực trạng về chất lượng hoạt động dịch vụ ngân hàng ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Hà Nội
2.2.1. Dịch vụ huy động vốn
Trong các hoạt động của một ngân hàng thì hoạt động huy động vốn vừa là hoạt động thường xuyên vừa có tính chiến lược lâu dài bởi nó quyết định quy mô tài sản có, tạo nguồn vốn để các ngân hàng thực hiện dịch vụ đầu tư tín dụng đồng thời cũng góp phần quan trọng tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Xuất phát từ tầm quan trọng trên, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Nội đã xác định công tác huy động vốn là công tác trọng tâm hàng đầu trong hoạt động của mình nhằm khai thác tối đa các nguồn vốn tiềm năng trong dân cư và các tổ chức kinh tế.
Trong những năm gần đây, nhất là từ khi triển khai trương trình hiện đại hoá ngân hàng, dịch vụ huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Nội đã được phát triển đa dạng hoá lên rất nhiều với nhiều loại sản phẩm dịch vụ mới phong phú và đa dạng. Nếu như những năm trước dịch vụ huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội chỉ gồm các loại tiết kiệm 3,6,9,12 tháng lãi sau thì đến nay Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hà Nội đã mở rộng ra nhiều hình thức huy động phù hợp với nhu cầu gửi tiền của người dân với các sản phẩm dịch vụ như:
- Tiết kiệm có kỳ hạn 1, 2, 3, 4, 5…..60 tháng trả lãi sau.
- Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi trước.
- Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi hàng tháng, hàng quý.
- Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi theo tuần.
- Tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm lũy tiến số dư theo lãi suất.
- Tiết kiệm trả lãi bậc thang.
- Các hình thức tiết kiệm dự thưởng với lãi suất hấp dẫn khách hàng - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các chứng chỉ có giá .v…v
Bên cạnh việc huy động tiền gửi của dân cư bằng nội tệ và ngoại tệ mạnh với nhiều kỳ hạn khác nhau thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Nội còn có chính sách lãi suất mềm dẻo, lãi suất theo thoả thuận để thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Đối với một số khách hàng lớn có nguồn tiền gửi lên đến nghìn tỷ đồng như Kho bạc Nhà nước Hai Bà Trưng, Ngân hàng phát triển Việt Nam, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Rượu Hà Nội… thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Nội đã triển khai được dịch vụ kết nối trực tiếp với khách hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi giao dịch với đơn vị cũng như khi giao dịch với ngân hàng.
Ngoài ra, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Nội còn thực hiện chính sách marketing nhằm phân tích, theo dõi dự báo thị trường từ đó cung ứng ra các sản phẩm của mình ra thị trường đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi của khách hàng.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Nội cũng chú trọng đến việc nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách hàng bằng hệ thống công nghệ, trang thiết bị hiện đại trang bị đến từng nhân viên, thực hiện chương trình hiện đại hoá Ngân hàng với mục đích tạo ra nhiều tiện ích cho khách hàng.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Nội có mạng lưới giao dịch rộng lớn, có các địa điểm giao dịch ở các phường, các khu đông dân cư, các trung tâm thương mại lớn như Tràng Tiền Plaza, Big C,Vincom …, các khu đô thị mới để tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch cho khách hàng và cũng để mở rộng thêm thị phần của mình trên địa bàn Hà Nội.
Thực hiện công tác đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có phong cách thái độ phục vụ khách hàng tốt. Hàng năm, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Nội tổ chức các cuộc thi chuyên môn nghiệp vụ với phương châm phân loại cán bộ để có kế hoạch bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ chủ chốt và đào tạo lại cán bộ phù hợp với điều kiện và tình hình kinh
doanh giai đoạn tiếp theo.
Nhờ những biện pháp đó mà nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Nội không ngừng tăng trưởng qua các năm.
Qua bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014 và hình 2.2. Nguồn vốn thời kỳ 2010 – 2014 và hình 2.3. Kết cấu nguồn vốn năm 2014 ta thấy rằng:
- Chỉ tiêu nguồn vốn huy động bình quân giai đoạn năm 2010-2014 là 13.840 tỷ đồng. Chỉ số bình quân liên hoàn năm 2011 tăng 16% tương ứng tăng 1.766 tỷ đồng so với năm 2010; chỉ số bình quân liên hoàn năm 2012 tăng 20% tương ứng tăng 2.623 tỷ đồng so với năm 2011; chỉ số bình quân liên hoàn năm 2013 giảm 1%
tương ứng giảm 146 tỷ đồng so với năm 2012; chỉ số bình quân liên hoàn năm 2014 giảm 5% tương ứng giảm 835 tỷ đồng so với năm 2013. Chỉ số bình quân cố định năm 2012 tăng 40% so với năm 2010 tương ứng 4.389 tỷ đồng; chỉ số bình quân cố định năm 2013 tăng 38% so với năm 2010 tương ứng 4.243 tỷ đồng; chỉ số bình quân cố định năm 2014 tăng 31% so với năm 2010 tương ứng 3.408 tỷ đồng.
- Về quy mô nguồn vốn: Năm 2014 tổng nguồn vốn huy động đạt 14.487 tỷ đồng đạt 110,2% kế hoạch, trong đó nguồn vốn nội tệ đạt 12.915 chiếm trên 89%
tổng nguồn, nguồn ngoại tệ đạt 1,572 tỷ đồng chiếm gần 11% tổng nguồn vốn.
Trong đó cụ thể là:
0 20 40 60 80 100 120 140 160
2010 2011 2012 2013 2014
Chỉ số bình quân liên hoàn Chỉ số bình quân cố định
Hình 2.2: Nguồn vốn thời kỳ 2010-2014
Năm
%
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 - 2014
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Bình quân
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nhóm nguồn vốn huy động 11,079 12,845 15,468 15,322 14,487 13,840 Số tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn 1,766 2,623 (146) (835) 852 Chỉ số bình quân liên hoàn (%) 100 116 120 99 95 107
Số tăng (giảm) tuyệt đối cố định 1,766 4,389 4,243 3,408
Chỉ số bình quân cố định (%) 100 116 140 138 131
I. Phân theo thành phần KT 11,079 100 12,845 100 15,468 100 15,322 100 14,487 100 13,840 1. Tiền gửi dân cư 2,095 19 2,684 21 3,558 23 4,060 26.5 4,317 29.8 3,343 2. Tiền gửi TCKT 4,415 40 5,004 39 5,878 38 5,240 34.2 4,128 28.5 4,933 3. Tiền gửi TC Khác 4,569 41 5,158 40 6,033 39 6,022 39.3 6,042 41.7 5,565 II. Phân theo kỳ hạn 11,079 100 12,845 100 15,468 100 15,322 100 14,487 100 13,840 1. Tiền gửi KKH 5,187 47 5,776 45 6,651 43 6,359 41.5 5,505 38 5,896 2. Tiền gửi < 12T 394 4 982 8 1,856 12 2,697 17.6 6,085 42 2,403 3. Tiền gửi > 12T 5,498 50 6,087 47 6,961 45 6,267 40.9 2,897 20 5,542 III. Phân theo đồng tiền 11,079 100 12,845 100 15,468 100 15,322 100 14,487 100 13,840
1. Nội tệ 10,636 96 11,520 88.5 14,292 92.4 13,729 89.6 12,915 89 12,618
2. Ngoại tệ ( quy VNĐ ) 443 4 1,325 11.5 1,176 7.6 1,593 10.4 1,572 11 1,222
(Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội)
+ Phân theo thành phần kinh tế
Tiền gửi dân cư: 4.317 tỷ (đã quy đổi ngoại tệ) chiếm 29,8% trong tổng nguồn vốn.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: 4.128 tỷ (đã quy đổi ngoại tệ) chiếm 28,5%
trong tổng nguồn vốn.
Tiền gửi của tổ chức khác: 6.042 tỷ chiếm 41,7% tổng nguồn vốn.
+ Phân theo kỳ hạn.
Tiền gửi không kỳ hạn: 5.505 tỷ (đã quy đổi ngoại tệ) chiếm tỷ trọng 38%
tổng nguồn vốn.
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: 6.085 tỷ (đã quy đổi ngoại tệ) chiếm 42%
tổng nguồn vốn.
Tiền gửi trên 12 tháng: 2.897 tỷ (đã quy đổi ngoại tệ) chiếm 20% tổng nguồn vốn.
Nội tệ, 12,915, 89%
Ngoại tệ, 1,572,
11%
TG KKH 5505 38%
TG>12T 2897 20%
TG<12T 6085 42%
TCKT 4,128 28,5%
TC khác, 6,042 41,7%
Dân cư 4,317 29,8%
Hình 2.3: Kết cấu nguồn vốn năm 2014
( Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Nội)
Qua phân tích số liệu cho thấy quy mô nguồn vốn chia thành 2 giai đoạn, từ 2010 - 2012 quy mô nguồn vốn có sự tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%, từ 2013 - 2014 quy mô nguồn vốn có xu hướng giảm do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế thế giới. Tuy nhiên, mức độ giảm không đáng kể.
Trong đó nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao ở mức xấp xỉ 40%
tổng nguồn vốn. Đây có thể nói là thành công trong công tác huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Nội trong thời gian qua bởi nguồn vốn này góp phần đáng kể vào kết quả kinh doanh của Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Nội, nó góp phần làm cho lãi suất đầu vào thấp dẫn đến chi phí thấp. Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Nội đã có chính sách thu hút các doanh nghiệp có nguồn vốn lớn về mở tài khoản tiền gửi và quan hệ tại ngân hàng như: Kho bạc Nhà nước Hai Bà Trưng, Ngân hàng phát triển Việt Nam, Điện lực Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Rượu Hà Nội... Từ đó làm cho nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Nội ngày càng tăng trưởng, là một trong những đơn vị có nguồn vốn cao nhất trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Quy mô nguồn vốn của Ngân hàng tăng trưởng nhanh là do ngân hàng đã có những định hướng và chính sách phát triển dịch vụ huy động vốn đúng đắn và hiệu quả. Chất lượng dịch vụ ngân hàng ngày càng được nâng cao cụ thể, các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng phong phú và đa dạng thoả mãn cho sự lựa chọn của khách hàng với nhiều hình thức gửi, nhiều kỳ hạn gửi với lãi suất hấp dẫn, kèm theo đó là những chương trình tiết kiệm dự thưởng, tặng quà cho khách hàng của ngân hàng đã làm hài lòng khách hàng khi giao dịch với ngân hàng từ đó đã giữ được khách và thu hút ngày càng được nhiều khách hàng mới đến với ngân hàng.
Hoạt động dịch vụ huy động vốn của ngân hàng ngày càng hoàn hảo, từ khi triển khai chương trình hiện đại hoá thực hiện quy chế một cửa giao dịch thì ngân hàng đã giảm thiểu được các sai sót trong giao dịch cho khách hàng và cho ngân
hàng, quy trình giao dịch nhanh chóng thuận tiện, các sản phẩm có tính tiện ích cao, phát triển được nhiều sản phẩm mới nên đã thu hút được khách hàng.
Ngân hàng đã chú trọng đến việc phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm của mình để phục vụ khách hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Nội là một trong những ngân hàng có trang thiết bị hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp, các giao dịch viên đều được trang bị máy tính hiện đại, các cán bộ ngân hàng đều có trình độ tin học cơ bản và nâng cao. Hệ thống công nghệ còn được sử dụng và khai thác hiệu quả giúp cho công tác điều hành của Ban lãnh đạo được thuận tiện như: Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc điện tử được áp dụng giúp cho việc luân chuyển công văn giấy tờ được thuận tiện chỉ đạo chuyên môn được kịp thời, hệ thống Intranet cung cấp thông tin diễn biến thị trường về lãi suất, tỷ giá ngân hàng, hệ thống thư điện tử, trang thông tin thương mại cập nhật tin tức liên tục giúp cho cán bộ có được thông tin thị trường qua đó giúp cho công tác đầu tư tín dụng được hiệu quả.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Nội có mạng lưới hoạt động rộng và ngày càng được mở rộng và phát triển. Có các địa điểm giao dịch ở khắp các quận trên địa bàn Hà Nội, có các điểm giao dịch ở các địa bàn đông dân cư, các khu đô thị mới, các chợ lớn, các trung tâm thương mại lớn. Từ đó, ngân hàng đã có khả năng tốt hơn trong cả việc huy động vốn, sử dụng vốn và cả trong cung cấp dịch vụ.
Trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng ngày càng được nâng cao, tác phong giao dịch với khách hàng ngày càng được cải thiện.
- Về cơ cấu nguồn vốn: Qua bảng 2.1 có thể phân tích cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2010-2014 như sau:
+ Cơ cấu theo thành phần kinh tế:
Tiền gửi của dân cư có xu hướng tăng lên, năm 2010 chiếm tỷ trọng là 19%, đến năm 2014 là 29,8% trong khi đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế có xu hướng giảm.
+ Cơ cấu theo kỳ hạn:
Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn vẫn chiếm một tỷ lệ tương đối lớn, thường chiếm trên 40% tổng nguồn vốn. Việc duy trì tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn là cơ sở quan trọng để ngân hàng giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
Quan sát tỷ trọng tiền gửi dưới 12 tháng và trên 12 tháng từ 2012-2014 đặc biệt nếu so với giai đoạn 2010-2012, chúng ta thấy có sự vận động trái chiều giữa hai loại tiền gửi này. Nếu như các món tiền gửi dưới 12 tháng có xu hướng ngày càng tăng thì các món gửi trên 12 tháng ngày càng giảm. Tình trạng trên phản ánh hai vấn đề: một là việc định tỷ lệ lãi suất giữa gửi ngắn hạn và gửi dài hạn. Có thời điểm lãi suất của gửi ngắn hạn cao hơn dài hạn và tại thời điểm quý IV năm 2014, lãi suất tiền gửi dài hạn có cao hơn nhưng tỷ lệ cao hơn không đáng kể (lãi suất tiền gửi 1 tháng 7%/năm, Lãi suất tiền gửi 36 tháng 7% năm). Hai là, người gửi chưa thực sự yên tâm về sự ổn định của thị trường tiền tệ cũng như chính sách điều hành lãi suất của Chính phủ. Vậy giải pháp tốt nhất của họ là gửi ngắn hạn. Việc gia tăng tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn cũng gây ra không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc chủ động nguồn vốn để cho vay.
+ Cơ cấu theo đồng tiền.
Tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ có xu hướng tăng lên từ 4% năm 2010 lên 11% năm 2014.