Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.3. Một số kiến nghị
3.3.3. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng No&PTNT Việt Nam
- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng, coi đây là chiến lược kinh doanh quan trọng đến năm 2020 nhằm thay đổi kết cấu sản phẩm và thu nhập ngân hàng để đến khi các ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh bình đẳng với các NHTM trong nước thì không bị mất thị trường.
- Đầu tư và nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo đủ sức cạnh tranh về nhân lực. Ngoài việc tự đào tạo các mặt nghiệp vụ tại Trung tâm đào tạo của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam thì Ngân hàng No&PTNT Việt Nam nên có chính sách để tăng số cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài nhất là nghiệp vụ như thanh toán quốc tế, marketing… có như vậy mới đủ năng lực hội nhập và cạnh tranh. Mặt khác để nâng cao khả năng cạnh tranh bằng nguồn nhân lực thì Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cần cho phép Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hà Nội phối hợp với các trường đại học như Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân để mở rộng được các đối tượng đào tạo về kỹ năng cho cán bộ các nghiệp vụ kế toán, tín dụng, thẩm định dự án, phân tích tài chính doanh nghiệp đặc biệt là trang bị kiến thức marketing cho toàn thể cán bộ nhân viên của toàn chi nhánh. Đặc biệt đào tạo được đội ngũ chuyên gia trong đó có các chuyên gia về nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Trước mắt cần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của ban sản phẩm mới của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
- Ngân hàng No&PTNT cần có chính sách thu hút và gữi chân các cán bộ có năng lực, có chính sách tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, những cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong nghề.
- Ngân hàng No&PTNT Việt Nam nên cho phép các chi nhánh cấp 1 như Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hà Nội được phép tự tuyển dụng nhân lực cho phù hợp với nhu cầu của chi nhánh.
- Nghiên cứu và sớm cho phép Ngân hàng No&PTNT Việt Nam thực hiện giao dịch qua mạng Internet khi có đủ điều kiện. Có thể thực hiện thí điểm ở một số tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Đưa vào nghiên cứu phát triển hình thức phân phối qua mạng Internet, tạo ta các kênh thanh toán trực tuyến đáp ứng được nhu cầu thanh toán mọi lúc mọi nơi của khách hàng.
- Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cần sớm hoàn thiện triển khai dự án hiện đại hoá cho các chinh nhánh còn lại trong hệ thống để kịp thời mang đến những tiện ích mới trong phương thức cung ứng dịch vụ cho khách hàng và cũng để nâng cao được tính cạnh tranh với các ngân hàng khác. Cần có cơ chế ưu tiên phát triển ứng dụng công nghệ để tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới tại tỉnh, thành phố có sự cạnh tranh cao. Các dịch vụ ngân hàng mới hiện đại bước đầu đã được làm quen với công chúng nhưng đối tượng sử dụng còn chưa rộng rãi, chưa khai thác hết tính năng của các tiện ích của các dịch vụ mới. Do vậy ngân hàng nông nghiệp với ưu thế là có mạng lưới hoạt động rộng nhất cả nước nên có các chính sách hỗ trợ khuyến khích các chi nhánh khai thác được các tiện ích của công nghệ hiện đại ngân hàng đến với công chúng.
- Tiếp tục đổi mới thủ tục cấp tín dụng theo hướng đơn giản, thuận tiện. Đa dạng hoá phát triển các hình thức tín dụng mới như cho vay bao thanh toán, cho thuê tài chính, đồng tài trợ dự án, cung cấp vốn phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội.
- Ngân hàng No&PTNT Việt Nam nên cho phép thực hiện quy trình giao dịch gửi một nơi rút nhiều nơi tại tất cả các chi nhánh của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
- Miễn phí nộp tiền vào tài khoản thẻ trên phạm vi toàn quốc để tăng tính
tiện ích khi sử dụng thẻ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Hợp tác với các Ngân hàng nước ngoài để nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Củng cố tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ để phát hiện kịp thời những sai sót .
- Mở rộng kinh doanh ra thị trường nước ngoài, mở các văn phòng đại diện ở nước ngoài để phục vụ xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường nước ngoài, dần dần tận dụng thị trường này làm nơi thu hút vốn dài hạn và ổn định.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hà Nội trong thời gian vừa qua, định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng trong những năm tới, chương 3 của luận văn đã đề xuất 5 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới như sau:
- Xây dựng tầm nhìn, chiến lược và kế hoạch phát triển các hoạt động dịch vụ theo định hướng thị trường hiện đại có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.
- Tăng cường mở rộng mạng lưới chi nhánh và đầu tư phát triển hệ thống phân phối hiện đại.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực ngân hàng chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tăng cường đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng.
- Xây dựng văn hoá kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng.
Các giải pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ cho nhau. Vì vậy trong quá trình tổ chức thực hiện phải tiến hành đồng bộ và có sự thống nhất từ hội sở đến các Phòng giao dịch và các cá nhân trong toàn Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hà Nội mới mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ ngân hàng ở Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN
Chất lượng là phạm trù tổng hợp phức tạp đặc biệt là chất lượng dịch vụ ngân hàng lại càng trừu tượng, phức tạp hơn. Bởi chất lượng dịch vụ ngân hàng được cấu thành bởi nhiều yếu tố và làm thế nào để nâng cao chất lượng dịch vụ đang là mối quan tâm của các nhà quản trị kinh doanh ngân hàng. Tất cả những vấn đề trên đều được thể hiện trong luận văn. Điều đó thể hiện luận văn đã hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra.
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống, phân tích luận giải và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về dịch vụ, chất lượng dịch vụ ngân hàng. Đặc biệt chỉ rõ cơ sở luận của nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng - yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của kinh doanh ngân hàng hiện đại.
Thứ hai, luận văn đã phân tích đánh giá xác thực về chất lượng hoạt động dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hà Nội trên hai góc độ những kết quả đạt được và những tồn tại cùng nguyên nhân. Đây chính là cơ sở thực tiễn để luận văn đề xuất các giải pháp kiến nghị.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận, thực tiễn và định hướng của Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hà Nội, luận văn đã đề xuất một hệ thống giải pháp kiến nghị toàn diện, đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong cạnh tranh và hội nhập.
Mặc dù bản thân em đã có những cố gắng nên đã hoàn thành được bản luận văn. Tuy nhiên nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ ngân hàng là vấn đề rộng lớn liên quan đến nhiều yếu tố cả về vi mô và vĩ mô. Do vậy luận văn không tránh khỏi khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các nhà khoa học để bản luận văn được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Lê Việt Trung đã trực tiếp hướng dẫn em và các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế - QTKD, các cán bộ Phòng sau đại học Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Em cũng xin tỏ lòng cảm ơn đến các bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên em trong suốt thời gian học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thị Thu Hà (2013), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009), Thông tư 15/2009/TT-NHNN.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư 13/2010/TT-NHNN.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư 19/2010/TT-NHNN.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư 22/2011/TT-NHNN.
6. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Hà Nội (2011), Báo cáo tài chính năm 2010.
7. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Hà Nội (2012), Báo cáo tài chính năm 2011.
8. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Hà Nội (2013), Báo cáo tài chính năm 2012.
9. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Hà Nội (2014), Báo cáo tài chính năm 2013.
10. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Hà Nội (2015), Báo cáo tài chính năm 2014.
11. Nguyễn Thị Nhung (2009), “Thị trường tài chính Việt Nam những tháng đầu năm 2009 và một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí ngân hàng, (15), trang 29-33.
12. Peter Rose (2002), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
13. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
14. Đặng Huy Thái (2001), Bài giảng Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, Trường Đại học Mỏ-Địa chất, Hà Nội.
15. Federic S.Miskin (1994), Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
16. Trang web http://baodautu.vn/tin-dung-nong-nghiep